[Chế biến] – Canh mướp nấu tôm khô
Những quả mướp đầu mùa có hương thơm riêng không chỉ hợp với canh cua mà khi nấu cùng tôm khô cũng rất ngọt, mát lành, vừa giúp da trắng sáng, ngăn lão hóa.
Nguyên liệu:
- 2-3 quả mướp hương.
- 100g tôm khô, 10-20 hạt kỳ tử, gia vị…
Cách làm:
- Mướp gọt vỏ, bổ đôi rồi thái vát miếng vừa ăn.
- Tôm khô để vào bát, đổ nước ấm cho ngập. Ngâm khoảng 20 phút.
Video đang HOT
- Dùng tay bóp nhẹ tôm, để ra hết cát, cặn bẩn, vắt khô. Sau đó, cho tôm vào cối giã nhẹ.
- Phi thơm ít hành củ khô, nhớ cho thật ít dầu. Tiếp đến cho nước vừa đủ dùng (nếu có nước xương càng ngon), thêm tôm khô, đun sôi.
- Nồi canh sôi thì hạ bớt lửa, để liu riu để tôm ra chất ngọt. Sau đó thả mướp, nêm gia vị.
- Khi ăn rắc ít hạt tiêu, hành lá cắt nhỏ.
Mách nhỏ:
- Mướp là loại rau giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng làm trắng, vì vậy mùa hè để chống lại tia nắng mặt trời nên ăn nhiều quả này.
- Mướp còn ngăn ngừa lão hóa da vì có chứa vitamin B1, vitamin C và các thành phần làm trắng da khác.
- Ngoài canh mướp nấu tôm, canh mướp cua đồng, mướp xào, bạn có thể ép mướp cùng các loại quả như táo, lê, nho… để uống để cải thiện tính đàn hồi cho da và ngăn ngừa nếp nhăn.
Theo Hàn Giang (Dân Việt)
Khô nhưng không... khổ
Tôm khô, cá khô... thường bị cho là món nóng vì vừa mặn vừa khô, nhưng nếu biết kết hợp những món này hài hòa với rau, củ và gia vị, chúng sẽ trở thành món ngon đủ dinh dưỡng và tiện lợi.
Cá khô với cách ăn thông thường nhất là chiên rồi ăn với dưa leo, cơm. Ăn kiểu này vừa đơn điệu, vừa thừa muối, thiếu chất. Để phong phú các món khô chỉ cần tăng cường rau xanh, trái cây, ví dụ như cá cơm xào khoai tây (chiên vàng khoai tây, vớt ra để ráo dầu, phi tỏi xào sa tế, nước cốt chanh, nêm nếm sao cho các vị chua cay mặn ngọt hòa quyện vào nhau. Sau đó cho khoai tây, hành tây và cá cơm khô vào xào lửa nhỏ). Khô cá ba sa thường được tẩm gia vị nên chỉ cần nướng hoặc chiên chín, đi kèm là một đĩa các loại dưa cải, dưa rau muống hoặc trộn rau muống chẻ, rau thơm, giá với tương ớt, chanh và chút nước mắm là có ngay món phụ rất giàu sinh tố C, A... và khoáng chất.
Món cơm chiên cá mặn (cá mặn hay còn gọi là cá muối sư hoặc cá sủ có mùi như mắm, đem hấp gỡ lấy thịt, bỏ xương, trộn cơm) là món ngon ở nhà hàng. Rau ăn kèm là các loại cọng cải ngọt xắt hạt lựu, bắp cải xắt sợi. Cơm chiên cá mặn này nên trộn thêm thịt gà cắt hạt lựu để tăng thêm dinh dưỡng còn nếu hấp thịt bằm hoặc thịt ba rọi cho thêm chút gừng, không những ngon mà còn lấy bớt muối trong cá.
Khô cá đuối là món ăn hơi lạ, vì có mùi ngai ngái rất đặc trưng. Cá đuối ngâm mềm, cắt nhỏ, rim tiêu đường, nước mắm, ăn chung với canh rau tập tàng.
Trong những ngày bận rộn, có thể làm sẵn khô cá lóc chua ngọt (khô chiên vàng, để lửa riu riu xào với tỏi, ớt, giấm, đường, nước mắm). Khô cá lóc ăn vừa ngon, vừa lạ miệng.
Trong họ hàng nhà khô, được yêu thích nhất là khô mực với món nướng thơm nức mũi cán mỏng ăn với tương ớt. Bên cạnh đó, khô mực được dùng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món như: gỏi mực khô trộn với bưởi, rau tiến vua, rau muống, đu đủ xanh bào nhuyễn (thay vì dùng khô bò thì dùng khô mực để trộn...). Mực khô xào củ đậu, cà rốt, đậu que là món có nhiều màu sắc và dinh dưỡng. Người dân Sài Gòn còn có món cháo mực, các quán thường nấu cháo với mực khô, da heo, huyết heo, giá, gừng, hành lá, tiêu, ớt ăn với giò cháo quảy chiên giòn.
Trong họ nhà khô, tôm khô được các bà nội trợ ưu ái dùng làm nguyên liệu để nấu canh bầu, bí, rau mồng tơi, tạo ra vị ngọt đặc biệt thanh mát. Tôm khô còn được dùng làm các món như: gỏi khổ qua tôm khô, bí đỏ xào tôm khô (bí đỏ chọn loại già, khi xào chín sẽ dẻo và thơm, tôm khô chọn con vừa ăn), đậu bắp xào tôm khô (món này xào khô, không nên thêm nước vì sẽ tanh). Để làm món mặn, người ta còn rim tôm, làm món trứng chiên tôm (lấy tôm khô giã nhuyễn làm nhân thay thịt). Tôm khô còn "góp mặt" trong bò bía, là món phong phú thành phần rau củ (củ đậu, cà rốt, rau xà lách, rau thơm, đậu phộng...). Đây là món giàu sinh tố, khoáng chất và ít năng lượng nên rất lý tưởng cho người muốn giảm cân.
Cuối cùng là khô ruốc. Con ruốc nhỏ giá rất "mềm" nhưng lại chứa cả một "kho" canxi nếu xào sả (lượng sả và ruốc tương đương nhau) hoặc rim nhỏ lửa với đường và chút nước mắm là món ăn kèm với các loại rau củ sống như: dưa leo, cà chua, thơm, củ đậu, đậu rồng.
Theo BS Đào Thị Yến Thủy - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, khi làm các món khô, cần ngâm nước để khô ra bớt muối, trong chế biến, cần chú ý bớt gia vị khi nêm vì khô đã mặn sẵn. Nếu là người cao huyết áp hoặc có bệnh về tim mạch, cần hạn chế ăn các loại khô.
Theo PNO
[Chế biến]-Canh mướp nấu thịt Mướp có vị thơm mát, chứa nhiều protein (đạm), đường, vitamin, chất khoáng, canxi, photpho, kali, sắt và các chất khác, ngoài ra mướp còn chứa vitamin B giúp ngăn ngừa lão hóa, vitamin C làm trắng da, vừa có tác dụng giá trị dinh dưỡng vừa có giá trị chữa bệnh. Mướp có vị can tính hàn, có thể giải nhiệt lợi...