[Chế biến] – Cánh gà chiên giòn vị trà xanh
Nguyên liệu:
Bột chiên giòn vị trà xanh: 120g
Cánh gà: 500g
200ml dầu ăn, 125ml nước lọc, 2 củ hành khô, thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê tiêu, 1 thài cà phê hạt nêm; Xà lách, húng lũi ăn kèm.
Xốt chua ngọt: 1 thìa súp tương ớt, 1 thìa súp tương cà, 1 thìa cà phê mật ong, thìa súp đường, thìa cà phê muối, thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê nước cốt chanh.
Cách làm:
Cánh gà rửa sạch, để ráo nước. Hành khô bóc vỏ, đập giập, băm nhỏ. Ướp gà với hành khô, muối, tiêu, hạt nêm, 1 thìa súp dầu ăn, để thấm 20 phút.
Pha gói bột chiên giòn vị trà xanh 120g với 125ml nước lọc (khoảng 8 thìa súp). Quậy bột với nước thật đều và mịn. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đợi nóng. Nhúng cánh gà vào bột chiên giòn vị trà xanh, cho vào chảo dầu chiên, để lửa vừa, chiên cho đến khi cánh gà vàng thơm là được, vớt ra để ráo dầu.
Video đang HOT
Xốt chua ngọt: Trộn đều các nguyên liệu làm xốt. Đặt chảo lên bếp, cho hỗn hợp xốt vào khuấy đều, để lửa nhỏ, khi xốt sôi lên, hơi sánh lại là được.
Xà lách, húng lũi nhặt rửa sạch, bày ra đĩa, cho cánh gà chiên lên trên, dùng nóng, chấm xốt chua ngọt.
Mách nhỏ: Sau khi rửa sạch cánh gà, nên dùng dao khía trên từng miếng cánh gà để khi ướp gia vị ngấm đều vào trong miếng thịt. Với món chiên giòn, phải chiên ngập dầu, sau đó vớt ra để ráo dầu.
Theo 24h
Về Đà Lạt ăn bánh tráng cuốn thịt heo
Món ăn đơn giản với chiếc bánh tráng mỏng, dăm loại rau, lát thịt luộc, chén nước chấm... nhưng đã níu chân biết bao du khách khi đến với xứ sở nghìn hoa này.
Bánh tráng cuốn thịt heo không phải là một đặc sản của riêng Đà Lạt, đây là món ăn phổ biến trên khắp dải đất hình chữ S. Tuy nhiên, được thưởng thức món ăn này trong cái lạnh của mùa đông Đà Lạt sẽ mang đến cho bạn một cảm giác ngon miệng hoàn toàn khác.
Chỉ với vài xấp bánh tráng mỏng, một đĩa thịt luộc thái lát và chén nước chấm đậm đà là bạn đã có một bữa ăn ngon miệng.
Thịt heo được luộc chín và thái thành từng miếng vừa ăn. Ảnh: N.S.
Món ăn không đòi hỏi sự cầu kỳ, nhưng khi dọn lên bàn, nó lại như một bức tranh nhiều màu sắc rất đẹp mắt với xanh của rau là chủ đạo, điểm xuyết lên đó là màu vàng của dứa, màu trắng của bánh tráng, của bún, màu nâu nhạt của thịt luộc... Chế biến món này rất đơn giản, điều quan trong nhất là khi luộc thịt phải biết cách giữ lửa sao cho thịt không chín nhanh quá hay chậm quá. Như vậy, phần mỡ mới có độ trong, miếng thịt mềm và thơm.
Thịt luộc chín được thái thành từng lát mỏng vừa ăn, xếp ra đĩa, ăn kèm là đĩa rau xanh mướt. Vì là thủ phủ của các loại rau nên đĩa xanh ở đây rất phong phú và đa dạng. Có thể kể ra hơn 10 loại rau khi ăn món này như xà lách, diếp cá, húng thơm, húng quế, húng lủi, ngò tàu, tía tô, hành, đinh lăng, dưa chuột...
Món ăn đơn giản nhưng hấp dẫn với nhiều màu sắc đẹp mắt. Ảnh: N.S.
Một thành phần quan trọng làm nên gia vị cho món ăn là nước chấm. Nước chấm chính là chất keo tạo nên độ kết dính giữa vị ngon, giòn tươi mát của rau, quả cùng với vị ngọt, thơm, bùi, beo béo từ thịt mang lại. Pha nước chấm đòi hỏi phải khéo khi kết hợp lượng đường, tỏi, chanh, ớt, mắm và nước lọc theo tỷ lệ nhất định để nước chấm vừa ăn, đậm đà nhưng không quá gắt lại có mùi thơm hấp dẫn.
Sau khi chuẩn bị xong, các thành phần được dọn lên bàn và bắt đầu thưởng thức. Lấy một miếng bánh tráng mỏng, bên trên là các loại rau, một lát thịt luộc, cuốn tròn lại chấm vào chén nước chấm và thưởng thức. Vị thơm của các loại rau hòa lẫn vào vị ngọt thơm của thịt luộc cùng cái đậm đà của nước chấm làm bạn không muốn dừng tay thưởng thức.
Tiểu Nga
Theo VNE
[Chế biến] - Cá nục nướng lá chuối Cá nục thịt mềm, ngọt có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như kho, hấp, nấu canh, chiên và nướng. Nguyên liệu: - Cá nục to bằng cườm tay, 2 con nặng khoảng 1 kg cho 4 người ăn. - Hành khô, muối, hạt nêm, hạt tiêu, dầu mè, dầu ăn, bột nghệ và hành lá. 2 lát dứa, 1...