[Chế biến] – Canh đậu phụ lá hẹ
Mình chia sẻ món canh đậu phụ nấu với thịt nạc xay và lá hẹ. Cây lá hẹ rất tốt, dùng để chữa ho, nếu em bé nhà bạn bị ho, khó uống thuốc, bạn có thể nấu canh này.
Món canh đậu phụ lá hẹ phù hợp với mùa hè.
Nguyên liệu
- 200g thịt nạc xay
- Lá hẹ
- Hành hương, hành lá
- Muối, hạt tiêu
Video đang HOT
Cách làm
- Thịt nạc xay ướp với muối, tiêu.
- Hẹ rửa sạch, cắt khúc.
- Đậu phụ cắt thành từng miếng nhỏ.
- Bắc nồi lên bếp, phi hành cho thơm, đổ bát thịt vào đảo đều tay. Thịt chín và thấm, đổ nước lạnh vào, nấu sôi.
- Thịt mềm, nêm nếm gia vị, nhanh tay đổ đậu phụ vào, đợi sôi thêm lần nữa. Đổ lá hẹ và hành lá cắt nhỏ vào. Tắt bếp.
Như Yến
Theo ngôi sao
Nhớ ếch đồng mùa mưa
Chưa hết mùa mưa nhưng những trận mưa ngày càng thưa thớt. Từ đầu tháng năm âm lịch đến giờ, quê tôi hầu như không có nổi một lứa chợ cá đồng đầy đủ như mấy năm về trước. Đủ biết thời tiết khắc nghiệt dường nào.
Mọi năm vào mùa mưa, cứ hễ đêm về nghe ông trời rào rào trút nước, thế nào hôm sau chợ quê cũng lủ khủ cá đồng. Người ta cũng đang đêm gõ cửa những cửa hàng bán đồ điện, mua dự trữ thêm bóng đèn, cứ thế lặn lội trong mưa dầm soi ếch.
Buổi chợ sớm mai, các bà nội trợ quấn kỹ hơn trong khăn áo, kiên nhẫn chờ đợi và rôm rả trả giá bên những thau cá đồng, thau ếch ộp oạp nhảy loi choi. Chỉ một lát sau, con lớn con nhỏ đều sạch nhẵn. Cá rô, cá trê, cá tràu, cá chạch... đối với trẻ nít chúng tôi đều là những thức ăn khoái khẩu, nhưng mẹ về chợ thì thế nào trong giỏ cũng có thêm xâu ếch đồng.
Ảnh: Tiểu Kiên
Ếch gắn liền với một tuổi thơ tinh nghịch nhiều kỷ niệm. Anh trai tôi năm đó độ chừng học lớp sáu, lớp bảy, ngày đi học một buổi, thả bò một buổi. Mùa mưa cỏ tốt, không phải lặn lội nhiều, anh cột bò vào một chỗ nào đó cho bò ăn cỏ, rồi xách cần câu đi dọc theo những con suối nhỏ sau mưa. Anh câu rất hay, bữa nào thả bò về cũng xách theo chùm ếch lủng lẳng cả chục con.
Khi chúng tôi còn nhỏ, ít nghe nói có ai đi soi ếch trong đêm và coi đây là một nghề thời vụ. Chỉ thấy bọn trẻ con đồng lứa anh em tôi, nhờ gốc chân quê nên tay câu giỏi, coi việc câu ếch như một trò giải trí trong lúc chờ trâu bò no cỏ. Ba mẹ đi làm đồng vắng, anh tôi ngày nào đi câu về cũng thảy xâu ếch ra đó, tôi muốn làm gì thì làm. Bây giờ nghĩ lại còn... ghê, tôi là đứa bé như thế đã dám cắt đầu, lột da, xát muối ớt và nướng ếch!
Cũng không còn nhớ rõ hồi đó chúng tôi ăn ếch đồng có ngon không, chỉ biết sau này lớn lên, nghe người ta nói mới biết mình đã từng nhiều lần được... ăn đặc sản. Những năm tháng xa nhà, hễ đến mùa mưa là trong lòng hết sức nôn nao, mong có được vài ngày rảnh rỗi về quê, để mỗi sớm mai ngóng mẹ đi chợ về có xâu ếch đồng được cột lưng dính vào nhau nhưng vẫn còn ráng nhảy loi choi trong giỏ. Ở thành phố không thiếu ếch nuôi, nhưng chúng tôi không ăn cũng không thấy thèm bao giờ, chỉ hy vọng mỗi mùa mưa được ăn ếch đồng.
Khác với hồi nhỏ chẳng biết làm món gì, ếch cả xâu cứ lột da xát muối, hết nướng tới chiên. Sau này tôi được mẹ chỉ dẫn làm nhiều món ngon từ ếch. Nấu canh chua, làm gỏi, kho cà ri và ớt, hay nấu canh với mướp và rau mồng tơi. Món nào cũng giản dị, thanh đạm nhưng không kém phần ngon ngọt, ăn chơi thì hết miếng này tới miếng khác còn ăn với cơm thì phải cạn nồi.
"Mùa mưa tới rồi", tiếng reo vui của chúng tôi những ngày thơ ấu, bây giờ hiếm hoi được nghe tới nữa. Trẻ con thành thị không chờ mưa để làm gì, còn trẻ con nông thôn cũng ít biết câu, khi mà đã sẵn nhiều người soi ếch trong đêm mưa rả rích. Thức ăn công nghiệp nhiều món độc hại, những người có tiền luôn chờ sẵn mua hết những món đồng quê thiên nhiên, cá và ếch ngày càng đắt đỏ. Mà lượng nước mưa theo thời gian hình như càng ít, chỉ sợ có ngày đến con ếch đồng cũng chỉ có trong mơ...
Theo PNO
Cá hồng nấu canh thật thơm ngon Ảnh: Nguyễn Hữu Ở miền Trung, cá hồng sống tập trung vùng cửa sông nơi những dòng nước ngọt trong lành từ dãy Trường Sơn đổ về trước khi hòa mình vào biển Đông mênh mông sóng vỗ. Toàn thân cá có vảy ánh hồng, người dân dựa vào màu sắc mà đặt "chết" tên cá hồng. Vào khoảng tháng 3 hằng năm...