[Chế biến]- Canh chua cá lóc
Mùa hè nóng bức, món canh chua cá thanh mát sẽ là món ăn giản dị mà rất hấp dẫn.
Nguyên liệu – cho 4 người:
- 1 con cá lóc (cá quả) khoảng 800g
- quả dứa
- 1 quả cà chua
- 2 thìa canh me chín đã lột vỏ
- 1 thìa canh đường
- 50g đậu bắp
- 50g giá đỗ
- 50g dọc mùng (bạc hà) – nếu thích
- 50g bông so đũa
- 1 quả ớt
- Rau ngổ
- 1 thìa canh nước mắm; gia vị, hạt tiêu nêm vừa miệng
Cách làm:
Cá làm sạch, cắt khúc khoảng 2-3cm.
Ướp cá với gia vị, hạt tiêu trong khoảng 10 phút.
Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, thái vát.
Video đang HOT
Cà chua rửa sạch, bổ miếng cau.
Đậu bắp rửa sạch, thái vát.
Nếu dùng dọc mùng (bạc hà) bạn tước bỏ vỏ, thái vát rồi bóp với chút muối sau đó vắt sạch nước và chần dọc mùng qua nước sôi.
Giá đỗ, bông so đũa và rau ngổ rửa sạch, để ráo.
Me chín hòa chút nước cho rã phần thịt me.
Đun sôi nồi nước, nêm mắm, đường, gia vị vừa miệng (nếu có nước xương bạn dùng nước xương, nếu không có cũng không sao vì bản thân cá lóc cũng rất ngọt nước). Lọc phần nước cốt me vào nồi nước dùng.
Cho dứa vào…
… khi nước sôi lại, bạn thả cá.
Tới khi nồi cá sôi lại, bạn vớt bỏ bọt.
Đun khoảng 7-10 phút là cá chín, bạn vớt cá để riêng. Phần nước dùng trong nồi bạn tiếp tục đun sôi rồi thả cà chua, đậu bắp vào (nếu dùng dọc mùng bạn cho dọc mùng vào bước này nhé!)
Cuối cùng, bạn thêm giá đỗ, bông so đũa và rau ngổ vào. Múc canh ra bát dùng nóng.
Canh chua cá là món ăn phổ biến ở nhiều vùng miền. Ở mỗi vùng lại có cách chế biến khác nhau. Canh cá miền Bắc thường được nấu với cà chua, thì là và vị chua được tạo từ mẻ hoặc quả dọc. Canh cá miền Tây thường được nấu cùng ngổ và nhiều loại rau tự nhiên, vị chua thường được tạo từ me hoặc mẻ.
Canh chua cá lóc có thể dùng với cơm hoặc với bún. Nếu có nhiều loại rau tự nhiên như bông so đũa, bông điên điển bạn có thể để bếp lẩu ngay tại bàn, vừa ăn vừa nhúng sẽ rất ngon. Mùa hè nóng bức, món canh chua cá thanh mát sẽ là món ăn giản dị mà rất hấp dẫn.
Theo PNO
Bún nước lèo cá lóc đâm Sóc Trăng
Tô bún nước lèo ở Cầu Kè nấu rất ngon lại "thủy chung" với lối nấu "cá lóc đâm" truyền thống của mình, không như ở Sóc Trăng và các nơi khác ở ĐBSCL.
Cá lóc là món chủ lực trong nồi nước lèo. Sau khi luộc, gỡ bỏ xương, thịt cá cho vào cối cùng với sả băm, củ riềng đâm thật nhuyễn trước khi cho vô nồi nước lèo. Ngày trước, nấu bằng cái nồi đất được gọi là cái trã. Trã càng cũ chứa đựng nước càng đậm đà vì đã nấu không biết bao nhiêu lần nước lèo.
Khi khách ngồi yên vị, món bún nước lèo được bày biện khá công phu. Rau ghém gồm bắp chuối xắt nhuyễn, hẹ xắt khúc ngắn chừng một lóng tay và giá sống, trải lớp bún xé lên trước khi chan nước lèo, miếng chanh đặt một bên tô, dọn ra bàn cùng chén muối hột đâm ớt hiểm xanh. Nếu bạn không thích muối ớt và chanh thì chan giấm ớt bằm vào tô trước khi trộn đều để ăn.
Bắp chuối hột và hẹ được trồng trên đất giồng có độ giòn, vị thơm. Giá sống "gầy còm" nhưng đủ chất bổ. Mắm "prồ-hóc" kho nguyên con, vớt bọt, mắm được làm bằng cá biển. Cái tinh túy nhất trong nước lèo là thịt cá lóc đâm cho hương vị độc đáo khác hẳn mùi vị cá lóc rỉa thịt bình thường. Bún được trải trên tấm lá chuối, sợi bún nhỏ, khô ráo được làm từ gạo lúa mùa thơm, ngon.
Tô "bún cá lóc đâm" dọn ra bàn. Tô nhỏ, không thấy miếng thịt cá thực khách không mấy hài lòng. Nhưng sau khi thưởng thức, khách mới giật mình vì nó vừa ngon vừa ngọt.
Bún nước lèo Cầu Kè còn "phụ gia" khác là bánh cống và thịt heo quay để ăn kèm. Nhưng thực khách muốn thưởng thức được cái "mùi" bún nước lèo thuần túy của tô bún cá lóc đâm.
Theo LĐO
Hương vị thơm ngon trong bát cháo cá nấm ở Sài Gòn Bát cháo cá nấm tràm thơm ngon, nóng hổi, có tác dụng bổ huyết, chống cảm cúm, giúp bạn xua tan bao mệt mỏi sau một ngày làm việc. Bát cháo cá nấm tràm thơm ngon và bổ dưỡng. Ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ có nhiều loại nấm ngon và bổ dưỡng, trong đó nấm tràm là loại nấm có...