[Chế biến] – Cà chua ngâm muối
Cà chua ngâm dùng để làm salad vừa ngon lại đem đến hương vị mới lạ, bạn hãy thử nhé!
Nguyên liệu:
1,2kg cà chua
1 chén rau thì là thái nhỏ
4 tép tỏi thái hạt lựu
2 chén nước đun sôi để nguội
1 muỗng canh đường
muống canh muối
350g sốt cà chua
Cách làm:
Khía quả cà chua thành 2 đường vuông góc.
Sau đó cho cà chua vào một bát lớn, đổ nước nóng đun sôi lên cà chua, để ngâm cà chua như vậy trong 3 phút rồi vớt cà chua ra.
Nhẹ nhàng lột vỏ cà chua rồi bổ cà làm 4 phần đều nhau.
Cho cà chua vào trong một bát, sau đó rắc thì là, và tỏi vào cà chua.
Video đang HOT
Sau đó, đổ nước, sốt cà chua, muối và đường vào.
Cho cà chua vào lọ thủy tinh, đổ cả nước sốt vào, để như vậy ít nhất 24 giờ.
Món cà chua này làm salad sẽ rất ngon. Chúc các bạn thành công!
Theo MNMN
[Chế biến] - Bánh tét lá cẩm
Món bánh tét có màu tím tuyệt đẹp, dẻo thơm với nhân đỗ xanh, thịt lợn và trứng muối chắc chắn ai cũng sẽ thích.
Nguyên liệu: (cho 6 đòn bánh tét nhỏ cỡ 400-500g)
- 1 kg nếp
- 300g dừa nạo
- 300g đậu xanh
- 300g thịt ba rọi
- 4 trứng muối (không bắt buộc)
- Lá cẩm (không bắt buộc)
- Lá chuối, dây chuối
Cách làm:
- Nếp, đậu xanh vo sạch.
Bước 1. Chuẩn bị nếp
- Dừa nạo vắt lấy nước cốt để riêng. Sau đó cứa thêm nước vắt lấy nước dão đủ để ngâm ngập nếp. Ngâm nếp ít nhất 3 giờ. Vớt ráo, cho 1,5 muỗng café muối vào nếp, trộn đều.
- Lá cẩm cho vào nồi, thêm ít nước, nấu lấy màu. Tùy thích màu đậm hay nhạt mà nấu nhiều hay ít lá.
- Cho nếp vào chảo, thêm nước lá cẩm, nước cốt dừa cho xâm xấp nếp. Cũng tùy thích màu đậm hay nhạt mà cho nước lá cẩm nhiều hay ít, tùy thích béo nhiều hay ít mà cho nước côt dừa, miễn sao nước dừa và nước lá cẩm xâm xấp nếp. Xào nếp trên lửa vừa, nước sẽ rút vào nếp, nếp nở và dẻo.
Chia nếp làm 6 phần.
Bước 2. Chuẩn bị đậu xanh
- Đậu xanh để ráo. Cho đậu vào nồi cơm điện, cho nước xâm xấp đậu (hoặc tỷ lệ 1 đậu : 1 nước), thêm 1 muỗng café muối. Nấu chín đậu. Khi đậu vừa chín, giã nát đậu hoặc cho vào cối xay nhuyễn.
- Cho 3 muỗng canh dầu vào chảo, cho đậu vào xào đến khi không dính tay và vo đậu dính được với nhau là vừa.
Chia đậu làm 6 phần
Bước 3. Chuẩn bị thịt
- Thịt cắt sợi dài, dày khoảng 1cm. Ướp thịt với muỗng café muối, muỗng café bột ngọt, 1 muỗng café đường, muỗng café tiêu. Để ít nhất nữa giờ cho thấm.
Bước 4. Chuẩn bị nhân
- Nếu dùng trứng muối thì lấy lòng đỏ rửa với ít rượu trắng cho bớt mùi tanh. Trải miếng nilon, cho lòng đỏ trứng muối vào, se thành thanh dài, nhỏ.
- Trải miếng màng bọc thực phẩm, lấy một phần đậu trải mỏng, cho thịt và trứng muối vào, cuộn đậu quanh thịt và trứng muối, vặn 2 đầu màng bọc thực phẩm cho nhân được chắc. Làm lần lượt cho hết 6 phần nhân.
Bước 5. Chuẩn bị lá
- Lá chuối rửa sạch, phơi nắng cho héo hoặc trụng nước sôi cho hơi mềm, lau sạch. Cắt lá chuối thành miếng to khoảng 30x40 cm. Mỗi bánh cần 3 lá như thế. Chuẩn bị thêm các miếng lá chuối nhỏ 6x20cm. Mỗi bánh cần 6 miếng như thế.
Bước 6. Gói bánh
- Xếp 2 lá dọc chồng lên nhau, cho phần xanh của lá xuống dưới. Đặt một lá theo chiều ngang, quay phần xanh lên trên. Cho một phần nếp lên lá, trải mỏng, cho một phần nhân vào giữa, cuộn lại.
- Gấp mép lá, cột ngang ở giữa. Gập một đầu bánh lại, dựng bánh đứng lên, dùng muỗng chỉnh cho nếp phủ kín nhân ở phần đầu.
- Cắt bớt lá thừa, gập đầu bánh lại (theo kiểu gói quà). Lấy một miếng lá nhỏ gấp hình vuông (hoặc chữ nhật) sao cho vừa phần đầu bánh, đặt lên. Đặt thêm 2 miếng lá nhỏ hình chữ thập che kín đầu bánh. (Việc này hạn chế bớt nước ngấm vào bên trong bánh). Cột cố định đầu bánh.
- Quay ngược đầu bánh lại, làm tương tự cho đầu bánh còn lại. Chú ý sao cho các cạnh bánh thẳng với nhau. Dùng một sợi dây cột chặt chữ thập dọc đòn bánh. Lúc này lá tương đối đã được cố định, tháo bỏ 3 sợi dây ngang (1 sợi ở giữa bánh và 2 sợi cố định lá 2 đầu bánh).
- Ước chừng cột khoảng 6 vòng dây ngang. Bắt đầu ở 1 đầu bánh, mỗi đường ngang quấn 2 vòng và xoắn dây thật chặt, sao đó cập dây dọc đòn bánh. Dùng ngón cái một tay giữ lại. Lấy một sợi dây khác quấn tiếp đường ngang thứ 2, cũng xoắn chặt và cập dọc theo đòn bánh. Lần lượt làm hết khoảng 6 vòng. Đến sợi cuối cùng nhập các phần dây dư lại, thắt bím cho các dây dư cho gọn hoặc lấy một dây dư quấn gọn các dây còn lại.
Bước 7. Nấu bánh
Đun sôi ấm nước. Lót lá chuối vào nồi, xếp bánh vào. Châm nước sôi ngập bánh. Đậy nắp nấu chín. Nếu nấu bằng nồi thường thì nồi bánh phải luôn giữ sôi trong 4-5 giờ thì bánh mới chín. Nếu nước cạn bớt phải châm tiếp nước nóng vào.
Nếu nấu bằng nồi áp suất thì khi nước sôi (nghe tiếng reo), hạ lửa nấu thêm 45 phút, tắt bếp, đợi nước trong nồi hết reo thì mở nắp, vớt bánh ra. Bánh vớt ra rửa qua nước lạnh, treo lên cho ráo.
Bánh Tét gói kiểu miền Nam có nước cốt dừa xào với nếp. Cách này khi gói rất dễ vì nếp dính vào nhau, không bời rời nên không quá khó với chị em mới học gói bánh. Mặt khác bánh có nước cốt dừa rất béo thơm.
Màu sắc của nếp tùy thích có thể cho nước bồ ngót (hoặc lá dứa) hoặc gấc (trộn với ít rượu) để có màu xanh hoặc cam. Đơn giản nhất thì cứ xào nếp trắng với nước cốt dừa theo cách truyền thống. Ai thích béo bùi có thể cho ít hạt điều sống vào nhé.Bây giờ chỉ việc ra chợ, vô siêu thị, gọi điện thoại là có sẵn bánh, những bài học quanh nồi bánh thâu đêm cũng vơi dần. Cái thú vị của việc gói bánh ngày Tết theo mình là cả nhà quây quần cùng chuẩn bị, cùng trò chuyện, cùng canh lửa, châm nước... Người lớn dạy trẻ nhỏ, người nhỏ học người lớn không chỉ sự khéo léo, kiên nhẫn của việc gói bánh mà còn những bài học về chuyện đời, chuyện người, những câu chuyện hoài niệm...
Theo Eva
[Chế biến] - Thịt bắp bò ngâm giấm Thịt bắp bò ngâm giấm sẽ là món nhậu tuyệt vời cho ông xã đãi khách ngày Tết. Cách làm bắp bò ngâm giấm không hề khó nhé chị em! Nguyên liệu: - Thịt bắp bò: 1 cái (khoảng 600 gr) - Gừng, tỏi, sả, tiêu hạt, quế, hồi, giấm, đường, ớt. Thực hiện: Bước 1: Bắp bò chọn mua loại bắp hoa...