[Chế biến] – Cá bọc nếp hấp tiêu
Từng hạt nếp dẻo bọc ngoài lớp nhân thịt ngọt mềm, thơm thơm hương tiêu nhè nhẹ và vị gừng cay ấm.
Chuẩn bị:
200g thịt lợn; 1 miếng phi lê cá1 bát con gạo nếp; 1 quả trứng2 muỗng canh bột ngôGia vị: hạt tiêu, muối, 1 muỗng cà phê bột gia vị rau (tùy ý)
Chế biến:
Gạo nếp ngâm trong nước ấm có pha chút muối khoảng 2-3 giờ. Muối sẽ giúp cho hạt nếp khi hấp chín có vị đậm đà hơn.
Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ.
Cá lóc bỏ da và lớp màng đen bên trong, băm nhỏ.
Ướp thịt cá với chút tiêu, gừng băm nhỏ, 1 muỗng cà phê muối và ít tiêu xay.
Video đang HOT
Trộn đều cá với tất cả các gia vị. Mách nhỏ là đừng bỏ qua gừng trong phần gia vị tẩm ướp này. Vì gừng vừa làm bớt mùi tanh của cá, vừa làm cho thịt cá sau khi hấp thêm ngon, lại ấm bụng.
Cho thịt lợn vào chung với bát cá vừa ướp gia vị.
Đập trứng, thêm bột bắp và 1 muỗng cà phê gia vị rau rồi trộn đều.
Viên hỗn hợp thịt, cá thành những viên tròn vừa ăn.
Lăn viên thịt qua gạo nếp sao cho gạo nếp bao thành một lớp áo mỏng bên ngoài.
Làm ướt tấm khăn xô hoặc khăn mỏng, phủ lên vỉ hấp rồi xếp những viên thịt bọc nếp vào. Đặt vỉ vào nồi hấp. Đun sôi nước rồi hạ lửa nhỏ, đun trong khoảng 15 phút hoặc lâu hơn vì tùy thuộc vào loại nếp.
Hoàn thành:
Một món ăn có vẻ ngoài vô cùng thanh lịch mà hương vị thì không kém phần tinh tế. Cách hấp giúp đem lại cho bạn cảm giác thanh đạm cho món ăn nhiều dinh dưỡng này. Từng hạt nếp deo dẻo bọc ngoài lớp nhân thịt ngọt mềm.
Với mỗi miếng lại thấy thơm thơm hương tiêu nhè nhẹ và vị gừng cay ấm. Bạn có thể chấm kèm thịt bọc nếp hấp tiêu với xì dầu hoặc nước mắm chua ngọt cho đậm đà và thêm phần ngon miệng.
Chút bột bắp giúp cho phần nhân có độ kết dính vừa vặn mà không làm ảnh hưởng đến hương vị. Nếu bạn sợ món ăn này tanh tanh thì đừng ngại nhé! Chút gừng băm nhỏ trong phần gia vị trộn với nguyên liệu đã đánh bay vị tanh của cá rồi.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Tapchiamthuc
Thịt lợn kỵ nấu với gì?
Ít ai biết thịt lợn rất kỵ với một số thực phẩm như gan, đậu tương... bởi nếu nấu cùng bạn sẽ có khả năng gặp các vấn đề về đường ruột, dinh dưỡng...
1. Thịt lợn và thịt bò
Theo cuốn Ẩm thực đời nhà Thanh truyền lại thì thịt lợn và thịt bò không nên chế biến trong cùng một món ăn. Thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
2. Thịt lợn và gan
Người xưa có câu: "Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó lòng hấp thu". Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn.
3. Thịt lợn và đậu tương
Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 - 80% là phốt pho. Nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì chúng lại có ảnh hưởng không có lợi tới những loại thực phẩm đó.
Cụ thể khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
4. Thịt lợn và rau thơm
Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến.
Theo Tapchimonngon
Mẹo luộc thịt không hôi Làm sao để các món thịt luộc không bị hôi chị em đã biết cách chưa? Với sức nóng của mùa hè, các món thịt thường ngày được chế biến thành nhiều món cầu kỳ như nướng, xào, quay... thì nay chị em lại lựa chọn giải pháp biến các loại thịt thành những món luộc. Thịt lợn Thịt lợn là thực phẩm...