[Chế biến]- Bún tôm thịt nướng
Nguyên liệu:
300g bún
500g tôm tươi
300g thịt nạc vai
1 muỗng canh mật ong
3 muỗng canh đậu phộng rang giã dập
Gia vị: Muối, tiêu, đường, bột nêm, nước mắm, chanh, tỏi, ớt
Video đang HOT
Thực hiện:
Tôm rửa sạch, bóc vỏ ướp chút muối, tiêu. Nướng tôm trên than hồng, khi nướng chú ý lật trở để tôm không bị cháy.
Cà rốt cắt sợi, trộn với muối, đường, giấm, muối chua.
Chanh vắt lấy nước cốt, tỏi giã nhuyễn. Pha nước cốt chanh, tỏi, nước mắm, đường vừa đủ, làm nước chấm ăn kèm.
Hướng dẫn: Bếp trưởng Phạm Thanh Phương
Nhà hàng khách sạn Viễn Đông
Theo PNO
Lẩu ngoại ở Sài Gòn
Đi ăn ở nhà hàng, quán xá, thực khách thường chọn món lẩu; ngay cả tiệc tùng nhờ nó có thịt thà, nước dùng, mì bún và rau quả chỉ trong một cái lẩu. Bạn thử trải nghiệm hương vị lạ của các món lẩu xứ Thái, Nhật, Hàn.
Vị lạ từ nước dùng đến nước chấm
Tất cả những nguyên liệu phụ để nấu lẩu Thái như lá chanh, bột nêm, gia vị... phải nhập từ chính quốc mới đúng hương vị.
Cũng là lẩu Nhật, có chung nguyên liệu ăn kèm như thịt bò, gà, heo, hải sản... nhưng hai loại lẩu Shabu Shabu và Sukiyaki lại có nước dùng và nước chấm hoàn toàn khác nhau. Lẩu Shabu Shabu nước dùng trong được nấu từ rong biển và bột cá. Món lẩu này sử dụng hai loại nước chấm, loại có vị chua ngọt pha chế từ nước tương và giấm; loại thứ hai là xốt ponzu làm từ mè có vị thơm và béo. Trong khi đó, lẩu Sukiyaki nước dùng màu đậm gần giống như nước tương, có vị ngọt khá nặng, khẩu vị đặc trưng của người Nhật. Vì nước lẩu Sukiyaki đậm đà nên các thức ăn sau khi nhúng qua lẩu sẽ được chấm với trứng gà đánh đều. Thịt bò thái mỏng nhúng nước lẩu Sukiyaki sẽ thấm vị ngọt mặn, chấm qua trứng gà lúc thịt đang nóng, hoà nên hương thơm và ngọt lạ. Với nồi lẩu hai ngăn, thực khách có thể thưởng thức cùng lúc hai loại lẩu Shabu Shabu và Sukiyaki để cảm nhận được hai sắc thái khác nhau. Lẩu Nhật ăn kèm với mì Udon hoặc mì Ramen.
Đối với những nhà hàng Thái theo gu truyền thống thì lẩu phải được nấu theo nguyên bản từ chính quốc. Tất cả những nguyên liệu như lá chanh, bột nêm, gia vị... dứt khoát phải là đồ nhập từ Thái Lan thì mới bảo đảm được hương vị. Vì vậy, giá một nồi lẩu Thái trong nhà hàng truyền thống bao giờ cũng cao hơn lẩu cùng loại nhưng được bán ở nhà hàng dành cho... đại trà. Tuy nhiên, những món lẩu theo đúng gu đôi khi cũng hơi kén khách vì nó có hương vị đặc trưng. Chẳng hạn, lẩu Tom Yam lúc nào cũng phải có vị riêng, chua và cay nồng. Chỉ có thể giảm độ cay ở một mức độ vừa phải, nếu giảm nhiều sẽ không còn ra mùi vị của Tom Yam nữa.
Xứ kim chi Hàn Quốc có đến sáu loại lẩu đang có mặt ở Sài Gòn như lẩu súp nấm, lẩu hải sản, lẩu gà sâm, lẩu Bulgogi, lẩu Well - being và dĩ nhiên không thiếu: lẩu kim chi. Lẩu Hàn
chấm với nước tương ngọt và mù tạt. Khi có mặt ở Sài Gòn, các loại lẩu này vẫn giữ được bản sắc của nồi nước dùng bằng các gia vị đặc trưng Hàn Quốc nhưng đồng thời cũng được biến tấu chút ít để gần gũi với khẩu vị người Việt hơn. Lẩu Hàn tạo hấp dẫn riêng bằng loại mì ngũ sắc với cọng mì to, dai, bóng mượt và hương thơm thật riêng. Điểm khiến thực khách thích thú hơn khi ăn lẩu Hàn là lấy chính nồi lẩu cạn nước để "tận dụng" dư vị đậm đà của nước dùng làm món cơm chiên trứng thật thơm, ngọt.
Hải sản, nấm và rau làm chủ đạo
Có thể dễ dàng nhận thấy, các món lẩu Nhật, Thái hay Hàn đều sử dụng nguyên liệu ăn kèm là hải sản và nấm. Ngoài các hải sản tươi như mực, tôm, cá, nghêu còn có các hải sản chế biến như thanh cua, cá xoắn, cá viên và hơn chục loại rau nấm như nấm rơm, kim châm, bào ngư, rau mầm, cải thảo, tần ô... Các nguyên liệu này không chỉ ít dầu mỡ mà còn tạo vị ngọt ngào tự nhiên cho nước dùng. Chị Xuân Anh, phụ trách kinh doanh nhà hàng Coca Suki cho biết, đa số thực khách thường chọn món cuối là lẩu vì vừa có rau, có nước để giải chất dầu mỡ gây ngán ngậy của các món chiên, nướng trước đó. Đồng thời, các thực phẩm ăn kèm có tinh bột như bún, mì sẽ bảo đảm no.
Với lẩu Hàn Quốc, họ cho biết chỉ sử dụng màu thực vật tự nhiên, không bột ngọt và không mỡ động vật. Các màu sắc bắt mắt của sợi mì được chiết xuất từ các loại rau củ như càrốt, bồ ngót, bắp cải tím...
Bên cạnh hàng loạt các loại lẩu tồn tại đã khá lâu dài ở Sài Gòn như lẩu đuôi bò, lẩu cá, lẩu dê, lẩu mắm... có đến vài chục món lẩu; nay thêm lẩu xứ người càng làm phong phú thêm vốn ẩm thực quê nhà.
Địa chỉ tham khảo:
Nhà hàng Gyu - Jin, 102 Cống Quỳnh, Q.1, ĐT: 62959043.
Nhà hàng Coca Suki, 18 Mac Thi Bươi, Q.1, ĐT: 38246688.
Mì Hàn Quốc, 143 Ba Tháng Hai, P.11, Q.10, ĐT: 38354393.
Theo BĐVN
King BBQ: Vua nướng Hàn Quốc. Trong nghệ thuật ẩm thực, hương vị lạ luôn là một trong những điểm hấp dẫn người sành ăn. Tại Việt Nam, khoảng 10 năm trở lại đây, món nướng kiểu Hàn Quốc đã hiện diện nhưng vẫn còn mới mẻ với đa số thực khách. Bên cạnh đó, thịt bò Mỹ, mà đặc biệt là sườn bò, càng xa lạ hơn trong...