[Chế biến] – Bông thiên lý xào tôm
Ngày mùa nóng mà được ăn một dĩa Bông thiên lý xào tôm thì còn gì tuyệt vời bằng. Không những ngon, ngọt, bông thiên lý còn có tác dụng giảm cân nữa đó các bạn gái ơi.
Nguyên liệu:
150g tôm tươi 150g bông thiên lý50g giá 2M hành tím băm1M hành tím phi Ơt cắt látTiêu, tương ớt, dầu ăn, hạt nêm, nước tương
Cách làm:
- Tôm làm sạch, ướp 1/2m hạt nêm, 1 ít tiêu, 1m hành tím, để thấm.
- Bông thiên lý và giá lặt rửa sạch.
-Phi thơm hành tím, cho tôm vào xào, trút ra dĩa. Thêm dầu ăn vào chảo, cho thiên lý vào xào, thêm 2M nước, nêm 1m hạt nêm, cho giá và tôm vào đảo đều. Tắt lửa.
Video đang HOT
- Cho bông thiên lý xào tôm ra dĩa, rắc thêm tiêu, hành phi, chấm kèm nước tương và ớt cắt lát hoặc tương ớt.
Mách nhỏ
- Chọn bông thiên lý tươi non, còn nhiều búp.
- Xào bông thiên lý nhanh tay để giữ được độ giòn.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo MNMN
[Chế biến] - Gỏi nghêu bông thiên lý
"Thương chồng nấu cháo le le, nấu bông thiên lý nấu chè hạt sen" - bông thiên lý là một loại bông ăn rất ngon mà lại mát nữa. Lần này, với nguyên liệu bông thiên lý, các chị em hãy chế biên một món ăn rất ngon này nhé: Gỏi nghêu bông thiên lý.
Nguyên liệu:
Cách làm
- Nghêu ngâm rửa thật sạch. Phi thơm 3 cây sả với ít dầu ăn, cho nghêu vào xóc đều, thêm ½ chén nước, đậy nắp, nấu lửa to đến khi nghêu há miệng, vớt ra cho vào tủ lạnh làm nguội, sau đó tách lấy thịt.
- Bông thiên lý rửa sạch, chần qua nước sôi, ngâm qua nước đá, vớt ra để ráo.- Hành tím ngâm giấm đường. Chiên sả bào với nhiều dầu, sả vàng với ra để ráo.
- Pha nước trộn gỏi: trộn đều 3M giấm gạo lên men, 2M đường, 1/2m bột ngọt, 2M nước mắm và 1M dầu phi sả, thêm tỏi ớt băm.
- Trộn bông thiên lý, nghêu, ớt sợi, hành tím với nước trộn gỏi, cuối cùng thêm sả phi, húng lủi và mè rang.
- Cho gỏi ra dĩa, dùng kèm bánh phồng tôm.
Mách nhỏ
- Chọn bông thiên lý màu xanh tươi, nhiều búp, các chùm không có nhiều bông bị rụng là bông tươi mới.
- Xào sả đập dập với nghêu giúp khử tanh và tăng mùi thơm.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo MNMN
Hưởng trọn "đời"... bông! Nhà văn Phan Trung Nghĩa (Bạc Liêu) đã đúc kết rằng, từ mùa gió chướng (khoảng cuối tháng 10 âm lịch) đến ra giêng là "mùa no ấm" của dân tây Nam bộ. Khi đó con cá, con tôm qua tuổi "vị thành niên" và rau cỏ thì "ê hề". Nhất là có nhiều loại bông dân dã khoe sắc, ăn hoài không...