[Chế biến] – Bầu chần chấm với tôm kho
Là một món ăn quen thuộc của người miền Trung, bầu chần sơ chấm với tôm kho cùng với mắm ruốc và gia vị, đơn giản thế thôi nhưng rất ngon miệng.
Nguyên liệu:
- 1 quả bầu vừa ăn
- 1 thìa nhỏ mắm ruốc, nếu thích dùng nhiều ruốc bạn tăng lượng mắm ruốc lên
- 100g tôm, gia giảm theo sở thích
- Nước mắm, muối, ớt bột, đường hoặc bột ngọt
- Hành khô và hành lá.
Cách làm:
Bước 1:
- Quả bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái lát vừa ăn.
Bước 2:
- Đun một nồi nước sôi, chần sơ bầu qua nước sôi, vớt bầu ra ngay, không nên đun lâu bầu sẽ không giòn.
Video đang HOT
Bước 3:
- Mắm ruốc đổ ra bát, hòa tan một ít nước lọc vào bát, dùng thìa khuấy để mắm ruốc tan, để khoảng 15 phút cho mắm ruốc lắng bớt cát.
Bước 4:
- Tôm bóc nõn, rút chỉ đen, rửa sạch giã thô tôm, giữ lại gạch tôm (nếu có).
Bước 5:
- Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành khô thơm, đổ tôm vào xào chín.
Bước 6:
- Đổ từ từ nước mắm ruốc đã hòa tan với nước lạnh vào nồi, đổ bỏ hết cát ở mắm ruốc (nếu có), đun sôi, nêm vào hai thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường hoặc nửa thìa nhỏ bột ngọt, ớt bột, nêm phần gia vị tôm kho hơi mặn mặn để chấm kèm với bầu.
Bước 7:
- Đun sôi một lần nữa, nêm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Tắt bếp, rắc hành lá thái nhỏ vào nồi, múc ra bát, chấm kèm với bầu.
Cún Khang
Theo ngôi sao
Những điểm khác biệt thú vị giữa bún ở ba miền
Sự pha trộn khéo léo cùng với việc phong phú về nguyên liệu đã tạo nên các món bún nổi tiếng ở ba miền như bún bò, bún cá, bún chả...
Ngoài món cơm truyền thống thì có thể nói bún là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Đi từ Bắc vào Nam, bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều loại bún với cách chế biến cũng như hương vị khác nhau, thể hiện tính cách khác nhau giữa các vùng miền.
Sự tinh tế trong món bún của người Bắc
Những món bún xứ Bắc được chế biến rất cầu kỳ, tinh tế, pha trộn nhiều các nguyên liệu với nhau để món ăn đẹp mắt, hấp dẫn và luôn ngon miệng.
Bún thang thể hiện rõ nét nhất sự tinh tế của người miền Bắc. Từ chuẩn bị cho đến nấu thành phẩm, người ta tính được có khoảng 20 nguyên liệu trong bát bún thang. Nào là rau răm, mùi tàu, trứng gà tráng mỏng, lườn gà, giò lụa... được thái mỏng hoặc xé sợi, rắc đều lên trên bát bún trắng, thêm một ít tôm khô. Gia vị ăn kèm phong phú như giấm, ớt, tỏi, hạt tiêu, chanh, một tí xíu mắm tôm.
Các loại bún khác như bún chả, bún mọc, bún đậu mắm tôm.... tuy không nhiều nguyên liệu như bún thang, nhưng sự cầu kì không hề thua kém. Mỗi món ăn đều đòi hỏi người đầu bếp phải chuẩn bị một cách tỉ mỉ, từ lựa chọn nguyên liệu, nấu nước dùng cho đến các loại rau ăn kèm, tất cả phải hòa hợp với nhau để tạo nên một món ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.
Không thể thiếu vị cay trong món bún của người Trung
Món bún của người miền Trung đơn giản hơn nhưng cũng được nhiều người ưa thích. Người miền Trung vốn dĩ thích ăn cay, nên các loại bún ở đây không thể thiếu đi cái vị cay đó được.
Đại diện tiêu biểu nhất chính là bún bò Huế, ai từng ăn bát bún bò đúng chất Huế sẽ không quên được cái vị cay của nó. Cái vị cay đem đến cho người ăn chính là ớt, ớt được người bán cho vào một ít trong nước dùng, ngoài ra trên bàn ăn luôn có nhiều loại ớt cho bạn lựa chọn như: ớt băm, ớt sa tế, ớt trái thái lát... Bát bún bò Huế nóng hổi, vừa ăn vừa hít hà, ăn xong thì người đã toát mồ hôi hột.
Ngoài bún bò Huế, các tỉnh ven biển dọc miền Trung còn nổi tiếng với món bún chả cá... nước dùng trong, không cay như bún bò Huế nhưng vị cay lại đến từ chén nước chấm ăn kèm với chả cá. Nước chấm hơi sệt, được pha chế từ đường, nước mắt, tỏi và ớt, cùng với đó là một chén ớt xiêm xanh như thách thức người ăn thử mức độ ăn cay của mình.
Đậm đà vị mắm trong món bún của người Nam
Ngược vào miền Nam, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món bún ngon như: bún mắm, bún cá, bún nước lèo... Món bún ở đây không cầu kỳ, được tạo nên từ những nguyên liệu gần gũi trong đời sống của người dân.
Mắm là nguyên liệu chính trong món bún của người miền Nam. Nổi tiếng nhất là món bún mắm, nước dùng được nấu bằng mắm các loại cá trèn, cá sặc, cá lóc, cá linh... có nhiều trên các sông rạch miền Tây. Bún mắm được chế biến với tôm, thịt ba chỉ, mực. Sóc Trăng có món bún nước lèo, hương vị cũng thoang thoảng như bún mắm bởi nước dùng nấu bằng mắm bò hóc - một loại mắm đặc sản của người Khmer sinh sống ở Sóc Trăng, Trà Vinh.
Món bún của người miền Nam thường được ăn kèm với rất nhiều loại rau có quen thuộc trong đời sống của người dân. Chỉ cần đi lang thang một vòng trong vườn nhà là bạn đã có nhiều loại rau tươi ngon đủ cho một bữa ăn, nào là rau đắng, điên điển, bông súng, kèo nèo, húng lủi... Hương vị đậm đà của món bún được kết hợp với nhiều loại rau mang đến cho người ăn một trải nghiệm vô cùng thú vị.
Huấn Phan
Theo ngôi sao
[Chế biến]-Lòng non luộc chấm với mắm ruốc Đối với người miền Bắc, mắm tôm là món ăn đặc trưng chấm kèm thì người miền Trung lại có mắm ruốc. Mắm ruốc có thể làm gia vị khi nấu canh, hoặc ăn kèm với lòng non làm món nhắm rất ngon. Nguyên liệu: - 1 bộ lòng non (300g) - 2 thìa canh mắm ruốc - 1 nhánh gừng - Giấm,...