[Chế biến] – Bánh tét
Bánh tét là món rất quen thuộc với người miền Trung và miền Nam. Thành phần tương tự như bánh chưng, nhưng bánh tét có điểm khác là được gói dài trông như cây giò. Ngày nay, bánh tét được biến tấu với các màu sắc rất đẹp mắt.
Nguyên liệu:
500g nếp ngon (cho màu lá cẩm) 800g nếp ngon (cho màu lá dứa)
300g đậu xanh cà vỏ
300g thit ba rọi
600ml nước cốt dừa
Nước mắm, bột nêm, tiêu, đường, hành tím
Lá chuối: rửa thật sạch và lau khô để lá chuối ra ngoài cho mềm dễ gói; mỗi bánh cần 4 lá chuối để gói (chiều dài lá gấp 2 chiều dài bánh, chiều ngang lá gấp 3 chiều ngang bánh); 4 lá chuối nhỏ để bịt đầu bánh
Dây buộc: sử dụng lạt hoặc dây nylon
Cách làm:
Chuẩn bị nhân và vỏ
- Đậu xanh vo cho sạch, ngâm với chút muối vài giờ cho nở, đem hấp hoặc nấu với nước xâm xấp mặt cho mềm.
- Đâu xanh chín tán sơ lúc còn nóng. Bắc chảo lên bếp xào với chút dầu ăn và hành lá đã cắt nhỏ, nêm nếm muối, đường cho vừa ăn. Sau đó tắt lửa để qua bên cho đậu xanh nguội rồi chia làm 5 phần.
Video đang HOT
- Thịt ba rọi cắt từng miếng dài, ướp với 1/2 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng canh hành tím bằm nhuyễn, 1/2 muỗng cà phê tiêu, chút xíu đường để khoảng 4-5 tiếng hoặc qua đêm cho thấm, chia làm 5 phần.
- Cắt 1 miếng nylon bọc thực phẩm trải 1 phần đậu xanh ra dài khoảng 20cm, xếp 1 phần thịt ba rọi đã ướp lên trên đậu xanh và cuốn lại theo chiều dài của miếng nylon để đậu xanh bọc đều thịt ba chỉ. Làm hết năm phần nhân và cất vào tủ lạnh cho cứng, phần này nên làm trước một ngày.
- Phần nếp 500g vo sạch ngâm với nước lá cẩm khoảng 4 tiếng sau đó đổ ra rổ cho ráo.
- Bắc chảo lên bếp cho nếp vào với 200ml nước cốt dừa và 1/2 muỗng cà phê muối xào đều cho nước dừa vừa rút hết vào nếp, tắt bếp. Chia làm 5 phần đều nhau.
- Phần nếp 800g vo sạch ngâm với nước có pha vài giọt màu lá dứa khoảng 4 tiếng sau đó đổ ra rổ cho ráo.
- Bắc chảo lên bếp cho nếp vào xào với 400ml nước cốt dừa và 1,5 muỗng cà phê muối xào đều cho nước dừa vừa rút hết vào nếp tắt bếp. Chia làm 5 phần đều nhau.
Gói bánh:
- Trải miếng nylon ra bàn đổ chén nếp màu lá cẩm vào ép dẹp xuống thành hình chữ nhật dài bằng cỡ viên nhân.
- Lấy viên nhân trong tủ lạnh ra gỡ bỏ miếng nylon và đặt lên lớp nếp cuốn tròn lại cho chặt cất vào tủ lạnh. Tiếp tục làm hết năm chén nếp màu lá cẩm.
- Trải miếng nylon khác ra bàn đổ chén nếp màu xanh lá dứa ra ép dẹp thành hình chữ nhật dài hơn phần nếp màu lá cẩm.
- Lấy phần nếp lá cẩm có nhân gỡ miếng nylon ra đặt lên phần nếp lá dứa cuốn tròn lại cho chặt cất vào tủ lạnh.Tiếp tục làm hết năm chén nếp màu lá dứa.
- Sau đó xếp lá chuối, gỡ miếng nylon ra và gói thành đòn bánh tét.
- Cho ít lá chuối dưới đáy nồi xếp bánh dựng đứng lên đổ nước sôi vào nấu. Nước phải ngập bánh nếu cạn nước nhớ châm thêm nước sôi nấu khoảng 5 tiếng là bánh chín.
- Vớt ra xả qua nước lạnh, dựng đứng bánh.
Bánh để qua ngày hôm sau ăn mới ngon. Ngày tết bánh tét thường ăn kèm với dưa món.
Chúc các bạn thành công!
Theo Tapchiamthuc
Bánh thuẫn trong ngày Tết ở miền Trung
Màu vàng ươm, nở bung ra như những cánh hoa mai là loại bánh đặc trưng của người miền Trung không thể thiếu trong năm mới.
Cùng với bánh tét, dưa món, chân giò hầm măng... bánh thuẫn là món bánh để đãi khách trong những ngày Tết của người miền Trung. Trước Tết khoảng 5 - 6 ngày, người dân ở đây bắt đầu rộn ràng với việc đổ bánh thuẫn. Nguyên liệu chính của món bánh này rất đơn giản với bột, trứng và một chiếc khuôn bánh làm bằng gang hoặc đồng. Một khuôn bánh thường có 6 đến 8 chiếc bánh nhỏ bên trong.
Bánh thuẫn là món bánh quen thuộc trong ngày Tết của người miền Trung.
Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có được những mẻ bánh vàng ươm, nở bung ra như cánh hoa mai thì không phải dễ. Công đoạn khó nhất là việc pha và đánh bột. Bột dùng để làm bánh là bột năng, bột huỳnh tinh (bình tinh) được pha với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Trứng để làm bánh là trứng gà, trứng vịt hoặc sử dụng cả hai loại tùy theo sở thích của từng gia đình. Trứng cho vào với đường và đánh tan. Cho tiếp bột đã rây mịn vào và đánh cho đến khi hỗn hợp đó quyện lại và dậy lên là được. Sau khi đánh xong, cho vào một ít vani để có hương thơm.
Khuôn bánh được làm nóng hai mặt.
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu thì bắt đầu đổ bánh. Khuôn bánh rửa sạch, đặt lên lò than và làm nóng hai mặt bằng cách gắp vài cục than đang cháy đỏ để lên nắp khuôn. Một chén dầu được đặt bên cạnh, dùng cây cọ hoặc dùng cọng xanh của lá chuối đập dập một đầu, nhúng vào chén dầu và trét vào các khuôn bánh. Khi khuôn bánh đã đủ nóng, múc bột đổ vào từng khuôn nhỏ. Khi đổ phải nhớ canh lượng bột, không được đổ nhiều quá vì bánh lâu chín, lại bị dính ra xung quanh không đẹp. Nếu đổ ít quá bánh lại không đủ bột để nở bung và dễ cháy, chỉ nên đổ bột vừa ngang mép khuôn là được.
Bột được đổ đầy trong các khuôn bánh nhỏ.
Sau đó đậy nắp bánh lại, nhớ canh than cháy đều cả bên dưới và bên trên nắp khuôn. Khi bánh bắt đầu tỏa mùi thơm phức, dùng những cây tre được vót nhọn, xiên bánh ra. Bánh thuẫn đạt tiêu chuẩn phải nở bung như cánh hoa mai và có màu vàng ươm trên bề mặt, phần dưới bánh có màu vàng đậm. Sau khi đổ xong hết các mẻ bánh, bánh thuẫn được xếp lên nong và đem hong khô trên bếp nhỏ lửa để bánh săn lại, ngon và để được lâu hơn, không bị mốc.
Bánh chín nở bung ra như những cánh hoa, có màu vàng ươm rất đẹp mắt.
Trong những ngày giáp Tết, đi bất cứ con đường làng quê nào ở miền Trung, bạn đều sẽ được ngửi thấy hương thơm phức của bánh thuẫn. Ngoài món bánh để cúng ông bà trong ngày Tết, bánh thuẫn được ưa thích vì có mùi thơm dịu, lại không quá ngọt như các loại bánh mứt khác.
Trong cái khí trời se lạnh ngày đầu năm, ngồi thưởng thức bánh thuẫn bên những ấm trà nóng thì không còn gì hạnh phúc bằng.
Huấn Phan
Theo ngôi sao
Dưa món trong ngày Tết ở miền Trung Dưa món được làm từ củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu... có vị chua mằn mặn lại giòn. Trong ngày Tết, người miền Bắc ăn bánh chưng với dưa hành, người miền Nam có món bánh tét với tôm khô củ kiệu, thì với người miền Trung dưa món không thể thiếu khi ăn kèm cùng bánh tét. Dưa...