‘Chê’ bác sĩ chẩn đoán sai bệnh, một phụ nữ bị nguy kịch
Khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh gút, một phụ nữ tỏ ra không tin tưởng, nghĩ bác sĩ chẩn đoán sai, vì bản thân không ăn nhậu hay sử dụng những thực phẩm nhiều đạm làm sao mắc căn bệnh trên.
Ảnh minh họa
Ngày 20/8, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) cho hay, bệnh viện này vừa tiếp nhận một bệnh nhân nguy kịch trong tình trạng ói ra máu, không đi đứng được do không tin bác sĩ chẩn đoán mình mắc bệnh gút nên đã tự mua thuốc đau khớp uống mỗi khi thấy đau nhức.
Bệnh nhân là bà T.N.C.(57 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng đi tiêu phân đen, ói ra máu và không thể đi dứng được do đau nhức dữ dội các khớp gối.
Bác sĩ Cao Thanh Ngọc – Trưởng Đơn vị Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y dược cho biết, qua điều tra bệnh sử cách đây 1 năm, bệnh nhân C. có những cơn đau ở khớp chân, cứ 2 đến 3 tháng thì có một cơn đau kéo dài 2 đến 3 ngày. Thấy vậy bà C. đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh để khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bà C. bị gút.
Thế nhưng bà C. không tin mình bị gút vì nghĩ chỉ có đàn ông “ăn nhậu” nhiều mới bị bệnh, còn mình chẳng bao giờ nhậu nhẹt thì không thể mắc gút. Bà C. cho rằng bác sĩ đã chẩn đoán sai bệnh và tự ý mua thuốc đau khớp bên ngoài uống.
Sau 2 ngày dùng thuốc, tình trạng đau không còn. Do đó, cứ mỗi lần cơn đau tái phát, bà C.lại mua loại thuốc đó về uống.
Video đang HOT
Mới đây, bà C.bất ngờ bị đau nóng dữ dội, kéo dài ở các khớp gối, cổ chân và các khớp ngón bàn chân. Sau đó, bệnh nhân đi tiêu phân đen, ói ra máu và không thể đi đứng được nên chuyển đến Bệnh viện Đại học y dược.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị gút và bị xuất huyết tiêu hóa do tác dụng phụ của thuốc mà bệnh nhân tự điều trị.
“Lúc này, bệnh nhân mới tin rằng mình bị gút. Sau khi điều trị bằng thuốc đặc trị gút và tái khám theo chỉ định, tình trạng người bệnh đã ổn định, các cơn đau đã không còn. Hiện bệnh nhân đã có thể đi lại được bình thường”, bác sĩ Ngọc cho biết
Bác sĩ Ngọc cho rằng hiện nay có rất nhiều người, nhất là phụ nữ quan niệm sai lầm về căn bệnh gút. Nhiều người nghĩ, chỉ nam giới bước vào tuổi trung niên có thói quen uống bia rượu hoặc ăn uống dư thừa chất đạm mới bị gút.
Tuy nhiên ít người biết rằng gút còn gặp ở nữ giới ở độ tuổi tiền mãn kinh vì những rối loạn hormone trong giai đoạn này. Vì vậy, nhiều phụ nữ khi có các biểu hiện của bệnh gút nhưng vẫn nghĩ mình bị đau khớp thông thường, họ tự ý điều trị sai phương pháp và đến bệnh viện trong tình trạng đã có biến chứng nặng.
Theo bác sĩ Ngọc, hiện tỷ lệ mắc bệnh gút trong cộng đồng là 0,14% dân số và chiếm 8% số lượng người bệnh điều trị nội trú tại khoa cơ xương khớp của các bệnh viện.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh gút thường là những đợt viêm khớp cấp tính và sau đó tiến triển thành mạn tính. Triệu chứng đặc trưng của cơn gút cấp là khởi đầu đột ngột với tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội thường ở một khớp, đặc biệt là khớp bàn ngón chân cái, làm hạn chế vận động.
Bệnh gút thường ảnh hưởng đến các khớp ở chi dưới. Khi bệnh gút nặng hơn hoặc tiến triển mạn tính, nhiều khớp có thể bị ảnh hưởng cùng một lúc, dẫn đến đau và cứng khớp, hình thành hạt tophi ở khớp, bệnh thận do gút.
Tuy nhiên, đa số người mắc gút thường xem nhẹ tình trạng bệnh, cho rằng bệnh gút không nguy hiểm bằng các bệnh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp… nên không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Nhiều người bệnh chỉ dùng thuốc khi có các triệu chứng sưng đau khớp. Sau đó khi thấy các triệu chứng cải thiện thì tự ý bỏ thuốc.
Hồ Quang
Theo Dân trí
Điều trị hormone tăng trưởng cho trẻ chậm phát triển chiều cao
Bé gái ở TP HCM 11 tuổi chỉ nặng 23 kg cao 115 cm, thấp hơn cô em họ cùng tuổi gần 10 cm.
Bé bị bạn bè trêu chọc nên tự ti, mặc cảm về chiều cao của mình. Bố mẹ cho bé uống nhiều loại sữa bổ sung canxi nhưng cải thiện chiều cao không khả quan, đến khi được bác sĩ chẩn đoán bé lùn do suy tuyến yên và được điều trị bằng hormone tăng trưởng. Sau một thời gian điều trị, kết quả là năm đầu tiên bé tăng 10 cm, năm kế tiếp bé tăng thêm 7 cm.
Theo bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, phòng khám Nhi Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, khi trẻ bị lùn, chậm tăng trưởng chiều cao, vẻ mặt "non" so với tuổi, có thể kèm sứt môi, chẻ vòm... nguy cơ cao đang thiếu hormone tăng trưởng.
Bác sĩ Quỳnh khuyến cáo, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt, giúp bé tăng trưởng chiều cao bình thường ở độ tuổi trưởng thành.
Bác sĩ đang thăm khám cho bé tại Bệnh viên Đại học Y Dược TPHCM. Ảnh: N.P
Thông thường, trẻ sơ sinh có chiều cao trung bình khoảng 50 cm. Trong năm đầu tiên, trẻ tăng 25 cm và hai năm kế tiếp mỗi năm tăng thêm 10 cm. Từ 3 tuổi trở lên cho đến lúc dậy thì, mỗi năm trẻ tăng thêm 5 cm. Nếu bé không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi thì được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao.
Bà Quỳnh cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao như suy dinh dưỡng, các bệnh lý dị tật bẩm sinh, loạn sản sụn, còi xương, thiếu máu, suy thận mạn hoặc các bệnh lý nội tiết như suy giáp, thiếu hormone tăng trưởng...
Trên thế giới, tỷ lệ trẻ con thiếu hormone tăng trưởng là một trong 4.000 trường hợp. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc chấn thương đầu, u não, nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não...
Từ tháng 6 đến tháng 8, mỗi sáng thứ bảy Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM khám và tư vấn miễn phí cho 300 trẻ em trước độ tuổi dậy thì bị chậm tăng trưởng chiều cao. Đăng ký khám qua số điện thoại 02866 406 690.
Cẩm Anh
Theo vnexpress.net
Sẽ thành lập 30 đơn vị quản lý hen và COPD trên cả nước Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tổ chức lễ ra mắt Trang thông tin điện tử "Vì Lá Phổi Khỏe" tại địa chỉ: vilaphoikhoe.kcb.vn Trang thông tin cung cấp thông tin sức khỏe về bệnh hô hấp, đặc biệt là hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đến người dân và cán bộ y tế nhằm mục...