Chạy xe vượt mũi tàu hỏa, tài xế ôtô tử nạn
Đã có đèn cảnh báo, người dân ra hiệu dừng lại, nhưng tài xế ôtô vẫn vượt qua đường ngang dân sinh và bị tàu SE6 đâm tử nạn.
19h ngày 30/11, tàu SE6 trên hành trình từ TP HCM ra Hà Nội, khi đến đường ngang dân sinh ở xã Hoàng Động (Duy Tiên, Hà Nam) thì đâm trúng ôtô 4 chỗ hiệu Hyundai, mang biển Hà Nội từ Quốc lộ 1A băng qua. Cú đâm khiến ôtô bị kéo lê phía trước vài chục mét, nằm kẹt giữa taluy đường. Trong xe chỉ có mình tài xế và đã tử vong tại chỗ.
Theo nhân chứng, đường ngang dân sinh này không có gác chắn, song có đèn cảnh báo. “Tài xế ôtô dường như không thấy đèn tín hiệu báo có tàu. Một số người phát hiện tàu tới đã cố ra hiệu và hét gọi tài xế, nhưng anh ấy vẫn vượt qua”, một nhân chứng nói.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Minh Trang.
Video đang HOT
Khám nghiệm hiện trường, nhà chức trách xác định hệ thống đèn báo của ngành đường sắt tại địa điểm xảy ra tai nạn vẫn làm việc bình thường. Nguyên nhân ban đầu trùng với quan sát của nhân chứng là có thể lái xe đã không quan sát kỹ đèn báo hiệu nên mới cho xe vượt qua mũi tàu hỏa.
Tai nạn đã khiến tàu SE6 phải dừng bánh khẩn cấp để phối hợp cơ quan chức năng xử lý. Do nhiều người tham gia gia thông đứng xem nên quốc lộ 1A qua khu vực này bị ách tắc cục bộ. Lực lượng CSGT đã tới để điều tiết giao thông.
Minh Trang
Theo VNE
Hai ngư dân trẻ tử nạn ở vùng biển Trường Sa
Trong lúc hành nghề ở vùng biển Trường Sa, do lặn biển quá sâu hai ngư dân trẻ Lan và Danh bị sức ép áp suất nước tử vong.
Ngư dân Quảng Ngãi liên tục gặp nạn trong lúc hành nghề đánh bắt thủy sản trên biển. Ảnh: Trí Tín.
Khuya 21/11, hàng trăm người dân tập trung ở bến cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đón thi thể hai ngư dân trẻ tử nạn từ vùng biển Trường Sa trở về. Nạn nhân là anh Nguyễn Thành Lan (29 tuổi, ngụ xã Bình Châu) và Đặng Công Danh (26 tuổi, ngụ thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa).
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu cho biết, hai ngư dântử nạn trong lúc lặn bắt Hải Sâm ở vùng biển sâu hơn 30 m ở Trường Sa. "Tai nạn xảy ra hơn hai tuần trước, nhưng do phải sửa máy tàu bị hỏng và tránh núp gió mùa đông bắc nên mãi đến nay các ngư dân mới có thể đưa thi thể nạn nhân về đến cảng Sa Kỳ", ông Hùng cho hay.
Theo các ngư dân trở về từ Trường Sa, do thiếu trang thiết bị lặn, hai ngư dân trẻ mải mê bắt Hải Sâm dưới vùng rạn sâu quá lâu nên sức ép áp suất nước gây tử vong.
Thống kê của huyện Bình Sơn và huyện đảo Lý Sơn, trung bình mỗi năm có hơn 15 vụ ngư dân gặp nạn khi lặn bắt thủy sản, trong đó không ít người phải bỏ mạng. Thơ lăn băt Hai Sâm dươi đay biên thương phai đối diện với "hà bá" nhưng không nghề nào lam giàu nhanh như vây. Sản phẩm Hai Sâm vưa đưa lên bơ đươc thương lai đên mua ngay, co thơi điêm mỗi kg lên đến 1,5 triệu đồng.
Hải sâm còn được người dân địa phương gọi là vú nàng bao gồm Hải Sâm Đỏ (Vú Lửa), Hải Sâm Trắng (Vú Trắng), Đồn Đột và Áo Tơi. Trong đó Hải Sâm trắng có giá trị kinh tế cao nhất. Hải Sâm có thể dùng ngâm rượu thuốc uống hoặc chế biến làm món ăn bổ dưỡng.
Trí Tín
Theo VNE
An táng 3 mẹ con người Việt tử nạn trong vụ MH17 tại Hòa Bình Sáng nay (17/11), sau lễ viếng 3 mẹ con người Việt tử nạn trong vụ rơi máy bay MH17 tại nhà tang lễ Phùng Hưng (Hà Nội), di hài các nạn nhân đã được chuyển lên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) để an táng. Khoảng 10h30 sáng nay (17/11), sau khi gia đình nạn nhân tổ chức lễ viếng cho 3...