Chạy xe máy từ TP.HCM ra Hà Nội chưa đến 20 giờ: “Phượt thủ” vi phạm nghiêm trọng luật giao thông
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đánh giá hành vi của người điều khiển xe máy này đã vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Nam thanh niên đăng thông tin về hành trình đi xe máy từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội rồi quay về đến TP.HCM chỉ trong vòng 54 giờ gây xôn xao mạng xã hội. Ảnh Lam Anh.
Chiều 20/12, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia cho hay, đơn vị vừa có công văn gửi Cục Cảnh sát giao thông ( Bộ Công an) đề nghị chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh trường hợp một “phượt thủ” chạy xe máy từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội chưa đến 20 giờ.
“Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đánh giá hành vi của lái xe máy đã vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, đe dọa tính mạng và tài sản của người tham gia giao thông, và bản thân tài xế cần xử lý nghiêm minh theo quy định,” ông Thái nói.
Theo ông Thái, trong văn bản, đơn vị đã đề nghị Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với lái xe vi phạm.
Video đang HOT
Trước đó, một nam thanh niên 25 tuổi tên là Tô Hà Đông Nghi gây xôn xao khi cho biết đã thực hiện chuyến đi từ TP.HCM ra Hà Nội bằng chiếc xe máy Yamaha Exciter 150 rồi quay về đến TP.HCM chỉ trong vòng 54 giờ. Hành trình được nam thanh niên này tự thực hiện mà không có bất cứ ai đồng hành.
Điều đáng chú ý là thời gian hoàn tất quãng đường từ TP. HCM tới Hà Nội là chỉ 19 giờ 45 phút. Anh này cho biết, cùng chiếc Yamaha Exciter xuất phát vào 11:00 sáng ngày 17/12 tại TP. HCM. Lúc đến địa phận Hà Nội là 6:45 sáng hôm sau. Tổng thời gian cho cả chuyến đi – về có chiều dài hơn 3.600 km chỉ có 54 giờ, bao gồm cả thời gian nghỉ ngắn, đổ xăng và vệ sinh cá nhân.
Trong suốt hành trình, nam thanh niên thường xuyên đăng status thông báo, phát trực tiếp hình ảnh của mình tại các điểm dừng nghỉ ở quán nước, trạm xăng dọc đường. Chỉ trong thời gian ngắn, trang cá nhân này có đến cả trăm nghìn người theo dõi, tương tác.
Theo danviet.vn
Đề xuất tăng mức xử phạt đối với lái xe có nồng độ cồn
Nhiều đại biểu đề nghị, áp dụng mức 0 nồng độ cồn trong máu đối với người điều khiển xe máy; tăng mức phạt tiền và bổ sung các hình phạt mới đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn.
Sáng 6/12, tại thành phố Vinh, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Hội An toàn giao thông Việt Nam, Hiệp hội Các doanh nghiệp rượu Châu Á - Thái Bình Dương (APIWSA) và Diễn đàn Uống có trách nhiệm Việt Nam (VARD) tổ chức Hội thảo "Công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam".
Tham dự hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Thái - Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; Nguyễn Hồng Trường - Chủ tịch Hội An toàn giao thông Việt Nam. Ảnh: Phương Thúy
Theo tổ chức Y tế thế giới, năm 2012 ở Việt Nam có khoảng 36% người điều khiển xe máy bị phát hiện có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép. Còn theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia trong năm 2016, gần 40% các vụ tai nạn giao thông xảy ra do người điều khiển phương tiện giao thông có uống rượu, bia.
Tại Nghệ An, năm 2019 (từ 16/12/2018 đến 15/11/2019) toàn tỉnh xảy ra 272 vụ tai nạn giao thông, làm chết 161 người, bị thương 188 người. Trong đó, có 2 vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện trong hơi thở có nồng độ cồn.
Các lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản 9.761 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, chuyển Kho bạc Nhà nước thu phạt trên 20 tỷ đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 9.762 trường hợp.
Tình hình tai nạn giao thông có nguyên nhân do lái xe uống rượu, bia vẫn diễn biến phức tạp. Ảnh tư liệu
Mặc dù công tác tuần tra xử phạt, tuyên truyền, khuyến khích các dịch vụ lái xe đưa người uống bia, rượu về nhà đã và đang được thực hiện nhưng tình hình uống rượu, bia lái xe vẫn phổ biến, khiến tình hình tai nạn giao thông do hành vi này gây ra vẫn còn diễn biến phức tạp. Thực tiễn này đòi hỏi phải thực hiện một nghiên cứu toàn diện về hành vi này để làm cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp và chính sách có hiệu quả.
Từ tháng 5/2018 đến tháng 12/2018, một đề tài nghiên cứu đã thực hiện đối với người điều khiển phương tiện mô tô, xe máy tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Hà Nội. Nhóm nghiên cứu xác định mối tương quan giữa thói quen uống rượu, bia và tai nạn giao thông; xác định mối quan hệ nồng độ cồn trong máu và xác suất xảy ra tai nạn giao thông đối với người điều khiển mô tô, xe máy.
Qua nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp: Áp dụng mức 0 nồng độ cồn trong máu đối với người điều khiển xe máy; tăng cường công tác kiểm tra nồng độ cồn ngẫu nhiên; tăng mức phạt tiền và bổ sung các hình phạt mới. Tuyên truyền qua các nạn nhân từng bị tai nạn giao thông do uống rượu, bia; dán poster cảnh báo tại các sơ sở phục vụ rượu, bia; tăng cường cảnh báo tới người thân và gia đình...
Đề xuất tăng mức xử phạt đối với lái xe có nồng độ cồn được nhiều đại biểu đặt ra. Ảnh tư liệu
Cùng đó, tăng cường dịch vụ taxi đưa người uống rượu, bia về nhà an toàn; khuyến khích sản xuất và tiêu thụ đồ uống có nồng độ cồn thấp hoặc không cồn; ứng dụng các phần mềm cảnh báo nồng độ cồn trên điện thoại thông minh...
Hội thảo "Công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam" nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của nồng độ cồn tới mức độ an toàn của người điều khiển trong điều kiện Việt Nam, góp phần hỗ trợ cho quá trình xây dựng các chính sách nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam.
Phương Thúy
Theo Baonghean
"Mỗi ngày, hơn 20 người ra đường vĩnh viễn không trở về nhà" Trong buổi thăm hỏi, động viên các gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông (TNGT) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Hà Nội, vào chiều tối 13-11, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia nêu con số thương đau: "Tại Việt Nam, mỗi ngày vẫn có hơn 20 người...