Chạy xe máy chở con 20 ngày tuổi về tránh dịch: “Chồng gọi điện nhờ mẹ hướng dẫn rồi đỡ đẻ cho tôi”
Không có tiền đưa vợ vào bệnh viện sinh con, anh Bách đành gọi điện nhờ mẹ hướng dẫn rồi tự tay đỡ đẻ cho vợ ngay tại phòng trọ.
Tự tay đỡ đẻ cho vợ vì không có tiền đi viện
Chiều tối 9/10, vợ chồng chị Kha Thị Ngọc Ánh (27 tuổi, trú xã Tam Hợp, Tương Dương, Nghệ An) cùng con trai mới sinh được 20 ngày đã về đến khu cách ly tập trung phòng dịch Covid-19 sau nhiều ngày chạy xe máy vượt 1500km từ TP. HCM về quê nhà tránh dịch Covid-19.
” Nghĩ lại chặng đường 1,5 nghìn km về quê mà em vẫn còn sợ hãi. Cảm giác đi vừa mệt, vừa lo, không biết khi nào mới về đến nhà. Lo nhất vì con mới sinh, đi dọc đường nắng mưa, nếu con có đau ốm dọc đường gì thì thương con lắm “, chị Ánh chia sẻ.
Đứa trẻ chưa tròn tháng suốt ngày nằm trên tay mẹ nên khóc ngặt nghẹo vì khó chịu.
Chị Ánh cho biết, 2 năm trước chị cùng chồng là Lương Văn Bách (28 tuổi) gửi con trai đầu 6 tuổi cho ông bà chăm sóc rồi vào TPHCM làm công nhân kiếm sống qua ngày.
Thời gian đầu công việc ổn định nên thu nhập tốt. Tuy nhiên, từ năm ngoái đến nay, dịch liên tiếp khiến vợ chồng chị không có việc làm. 6 tháng nay, vợ chồng chị mất hẳn việc và “sống mòn” trong căn phòng trọ. Không có việc, tiền tích góp được dần cạn kiệt.
Nhiều lần anh Bách tính đưa vợ về quê nhà sinh sống và làm ăn nhưng không thể về. Vì không có việc, tiền hết nên có lúc anh Bách phải gọi điện về “cầu cứu” bố mẹ gửi tiền vào để cầm cự. Tuy nhiên, ở nhà khó khăn nên tiền gửi vào chẳng được bao lâu lại dần cạn.
Hơn 1 tháng trước, khi chị Ánh gần đến ngày sinh nhưng trong người 2 vợ chồng chỉ còn hơn 100 nghìn đồng. Anh Bách đánh liều, nhắm mắt đăng lên mạng xã hội để xin sự trợ giúp từ mọi người và được một số nhà hảo tâm mua tặng bỉm, quần áo để chuẩn bị sinh con.
Anh Bách đã tự tay đỡ đẻ cho vợ mình dưới sự hướng dẫn của mẹ và người thân ở quê nhà qua điện thoại.
” Càng đến gần ngày sinh con càng lo, tôi gọi khắp nơi vay tiền để đưa vợ đi sinh nhưng dịch ai cũng khó khăn không có tiền để tôi vay nên đành chịu “, anh Bách cho biết, 2 vợ chồng không còn cách nào khác nên bàn bạc học cách đỡ đẻ để sẵn sàng cho việc tự sinh con ngay tại phòng trọ mình.
Những ngày tiếp theo, anh Bách lên mạng tìm hiểu rất nhiều và gọi điện về cho mẹ, cho người thân để nhờ hỏi cần chuẩn bị những gì cho việc đỡ đẻ cũng như kinh nghiệm đỡ đẻ, sinh con.
3 giờ sáng ngày 13/9, đang ngủ thì chị Ánh đau bụng chuyển dạ nên cả 2 vợ chồng giật mình tỉnh dậy. Tâm lý đã chuẩn bị sẵn từ trước, anh Bách lập tức gọi điện về cho mẹ để nhờ hướng dẫn.
” Mọi người ở nhà ai cũng lo nhưng ai cũng động viên nói cố lên, cố lên con. Tôi đau lắm nhưng không dám kêu, chỉ nghiên răng chịu cho nước mắt rơi thôi vì sợ kêu, la hét thì chồng sợ lại thêm lo mà không làm được “, chị Ánh nhớ lại.
Qua điện thoại được mẹ hướng dẫn từng công đoạn một, anh Bách tuần tự làm theo từ việc đỡ đẻ, cắt dây rốn, tắm rửa cho 2 mẹ con. Đến 6h30 phút cùng ngày, việc đỡ đẻ hoàn tất, “mẹ tròn con vuông” khi đó tất cả mới thở phào nhẹ nhõm.
Vì sữa mẹ không đủ, dọc đường đi về chị Ánh phải cho con uống sữa tươi từ các nhà hảo tâm dọc đường phát.
” Lúc con vừa sinh ra thì con òa khóc. Tôi hoảng quá bật dậy vì sợ chồng không biết lau mặt cho con sợ để con ngạt thở. May mà chồng cũng biết nên mọi việc xong xuôi cả “, chị Ánh kể thêm.
Khi vợ chồng chị Ánh sinh xong con thì khu trọ mới biết. Nhiều người quyên góp ít tiền lại gửi vợ chồng chị Ánh để mua sữa, mua cháo cho vợ con.
Hành trình gian nan về quê tránh dịch
Dù mới sinh con được 20 ngày nhưng thấy cả khu trọ ai cũng tính toán chuyện về quê, anh Bách liên bàn với vợ, với gia đình để theo cùng về. Bởi ở lại cũng không còn ai nương tựa, trong khi đó tiền qua ngày đã không còn.
Ngày 4/10, anh Bách mượn được 2 triệu đồng của người thân rồi tức tốc đưa cả nhà đi xét nghiệm Covid-19, sửa sang lại chiếc xe, mua thêm ít đồ dọc đường rồi kéo vợ con lên xe để chạy về quê tránh dịch.
” Không biết đường đi nên tôi phải đi theo mọi người. Cứ thấy xe mang biển 37 là đi theo thôi. Dọc đường có nhiều trạm, nhiều người giúp đỡ xăng xe, thực phẩm nên cũng đỡ khổ “, anh Bách kể.
Chị Ánh vẫn còn run sợ khi nhớ lại hành trình hơn 1.500km đi về quê tránh dịch.
Dọc đường đi, những lúc con đói khóc anh phải dừng xe lại bên lề đường để vợ cho con bú. Vì sữa mẹ không đủ, vợ chồng anh đành phải lấy sữa tươi cho con bú. Đêm đến, khi nào anh mệt thì tấp xe vào chỗ có mái che rồi trải nilong để ngủ. Mỗi đêm anh Bách chỉ ngủ được vài tiếng đồng hồ rồi lại tiếp tục theo đoàn chạy xe cho kịp về nếu không sẽ lạc đường.
Trên đường đi về đến tỉnh Kon Tum, anh Bách bị ngã xe. May mắn, anh đi chậm và kịp đưa tay đỡ 2 vợ con nên cháu bé chỉ xây xước một ít.
Những ngày qua có rất nhiều người dân từ các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch.
” Giờ về đến quê nhà rồi đỡ lo hơn, được mọi người giúp đỡ nên đỡ khổ hơn. Chỉ mong sao mạnh khỏe, hết thời gian cách ly để về nhà “, chị Ánh tâm sự.
Những ngày qua, rất nhiều lao động từ các tỉnh phía Nam chạy xe máy về quê tránh dịch. Các cơ quan chức năng, các nhà hảo tâm tại các tỉnh đều có sự hỗ trợ, lập nhiều điểm phát thực phẩm, xăng xe để phát cho người dân dọc đường.
Các cơ quan chức năng, nhà dân hỗ trợ tặng xăng xe cho người dân trên đường về quê tránh dịch.
Tại tỉnh Nghệ An, để đảm bảo an toàn phòng dịch, cơ quan chức năng đã mở lại tất cả các khu cách ly tập trung để tiếp đón công dân từ các tỉnh phía Nam trở về.
Cà Mau yêu cầu báo cáo vụ tiêu hủy 15 chú chó của cặp vợ chồng đi xe máy về quê tránh dịch
UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp làm rõ, báo cáo vụ tiêu hủy 15 chú chó của cặp vợ chồng đi xe máy về quê tránh dịch, trước 10h ngày 11/10.
Sáng 10/10, văn phòng UBND tỉnh Cà Mau có văn bản yêu cầu Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Trần Văn Thời rà soát thông tin liên quan đến vụ tiêu huỷ 15 con chó của một gia đình đang cách ly tại Trạm Y tế xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời.
Các đơn vị báo cáo vụ việc về UBND tỉnh Cà Mau trước 10h ngày 11/10 .
Trước đó, tối 9/10, mạng xã hội lan truyền thông tin 15 chú chó của vợ chồng ông Phạm Minh Hùng (49 tuổi) từ Long An về Cà Mau bị tiêu hủy để phòng chống dịch, khiến nhiều người bàng hoàng.
Trao đổi với chúng tôi sáng 10/10, một lãnh đạo phòng Y tế huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau xác nhận chính quyền địa phương đã tiêu hủy 15 con chó của vợ chồng ông Hùng. Huyện đã yêu cầu xã Khánh Hưng gửi báo cáo vụ việc.
Được biết, vợ chồng ông Hùng đều dương tính với SARS-CoV-2, đã được chuyển cách ly và điều trị. Trưởng trạm y tế xã Khánh Hưng (bà K.C) cũng gặp phải nhiều sự phản ứng của cộng đồng mạng, nằm một chỗ và tăng huyết áp sau tất cả sự việc.
Bộ Y tế cảnh báo người mắc Covid-19 và người nhà đều không nên tiếp xúc với vật nuôi vì "đã có bằng chứng cho thấy virus lây lan sang động vật". Ngoài ra, không để vật nuôi tiếp xúc với người và các động vật khác ngoài gia đình.
Các chuyên gia y tế cho biết chưa có bằng chứng đầy đủ để khẳng định Covid-19 lây qua vật nuôi và nếu có nguy cơ cũng là rất thấp. Tuy nhiên, chó mèo có thể được xem là "vật dụng" trung gian truyền nhiễm nếu như người nhiễm bệnh ôm ấp, vuốt ve, chăm sóc chúng. Khi đó, người nhiễm có thể ho, hắt hơi, lây dính nước bọt mang virus SARS-CoV-2 lên lông, da của vật nuôi.
Từ đó, người không mắc bệnh ôm ấp chó, mèo thì có thể lây dính virus lên tay, đưa lên mũi, miệng và lây nhiễm Covid-19; hoặc lông chó, mèo mang virus có thể lây dính lên các đồ vật khác và có nguy cơ lây sang người khác.
00:00:59
Về quê tránh dịch, cặp vợ chồng bất chấp nguy hiểm chở đồ đạc kín xe và bất ngờ nhất là không quên 15 "người bạn trung thành" (Nguồn: Facebook)
Cảnh báo đi xe máy về quê lúc mưa bão Bất chấp trời mưa lớn, những ngày qua, lượng người đi xe máy về quê lưu thông qua các tỉnh miền Trung vẫn rất đông. Đáng lo nhất khi người dân lưu thông qua những đoạn đường thường xuyên xảy ra sạt lở, ngập lụt... Đoàn người mắc kẹt trong dòng lũ Lúc 0 giờ 30 ngày 8.10, một đoàn khoảng 200 xe...