Chạy vạy mãi mới đủ tiền cứu vợ, vào viện tôi sụp đổ khi nghe mẹ vợ cất tiếng
Tôi gặp mẹ vợ ở hành lang nhưng bà không chỉ có một mình, bên cạnh còn có một người đàn ông khác.
Buổi tối hôm ấy, tôi đang đi ship hàng để kiếm thêm thu nhập ngoài công việc chính thì bỗng nhận được điện thoại của mẹ vợ. Bà hốt hoảng sợ hãi báo rằng vợ tôi bị tai nạn nặng lắm, hôn mê không còn biết gì nữa rồi.
Tôi vội vã bỏ hết tất cả vào viện với vợ. Cô ấy đã được các bác sĩ đưa nhanh vào phòng cấp cứu nhưng một vấn đề đặt ra là gia đình phải chuẩn bị số tiền phẫu thuật rất lớn.
Trong tài khoản của tôi có đúng 2 triệu đồng để chi tiêu ăn uống cho đến cuối tháng chờ ngày lĩnh lương. Vợ bị mất việc mấy tháng nay, chỉ mình tôi đi làm, công việc cũng giảm lương khiến tôi phải đi làm thêm vào buổi tối để đủ tiền trang trải chi phí. Mỗi tháng may lắm thì để ra được 1, 2 triệu tiết kiệm lo cho tương lai. Tôi chẳng dám trách ai, chỉ trách mình bất tài vô dụng, không cho vợ được một cuộc sống dư dả nhàn nhã.
Vợ bị mất việc mấy tháng nay, chỉ mình tôi đi làm. (Ảnh minh họa)
Buổi tối, vợ tôi đi mua đồ ở siêu thị về thì chẳng may gặp tai nạn. Gã đi xe máy đâm vào cô ấy, nhân lúc trời tối đã chạy mất hút. Người tốt bụng nhìn thấy vợ tôi ngất xỉu bên đường, tìm được số điện thoại đầu tiên trong nhật ký cuộc gọi chính là mẹ vợ nên báo cho bà biết.
Tự nhiên phải lo số tiền đến cả 50 triệu, đó mới cũng chỉ là chi phí ứng trước, tôi chẳng còn cách nào khác là chạy vạy khắp nơi vay mượn. Người cho vay được 5 triệu, 10 triệu, mãi mới gom đủ 50 triệu. Cũng may là còn có người cho vay, bởi vì bạn bè người quen của tôi cũng không mấy ai giàu có.
Khi tôi cầm được tiền đến viện, trong lòng nóng như lửa đốt lo cho sức khỏe của vợ, chỉ hi vọng ca phẫu thuật sẽ thành công. Tôi gặp mẹ vợ ở hành lang nhưng bà không chỉ có một mình, bên cạnh còn có một người đàn ông khác.
Video đang HOT
Bà nhìn thấy tôi hớt hải chạy đến thì cười chua chát:
- Bây giờ anh mới lo được 50 triệu mang đến à? Đợi được tiền của anh thì chắc con gái tôi cũng chẳng sống nổi rồi. Cũng may là còn có thằng Thắng, tôi gọi điện một cái là nó lao đến ngay, đóng luôn viện phí mua các loại thuốc men và dịch vụ tốt nhất cho con tôi.
Thôi anh cầm tiền về đi, mang trả cho người ta. Tôi biết thừa anh vừa đi vay nợ. Đồng thời cũng viết đơn ly hôn nhanh đi là vừa. Tôi không chấp nhận cho con gái tôi sống chung với anh thêm một ngày nào nữa. Lấy anh nó chưa được sung sướng một phút giây nào. Nếu anh không bỏ nó ở nhà một mình thì đâu đến nông nỗi này!
May mắn ca phẫu thuật của vợ thành công và cô ấy tỉnh lại khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)
Nghe được những lời mẹ vợ thốt ra đầy chua xót và cay đắng mà cõi lòng tôi cũng tan nát theo. Tôi biết người đàn ông kia chính là người yêu cũ của vợ. Họ từng yêu nhau sâu đậm 6 năm trời nhưng người rời bỏ cô ấy trước lại là anh ta. Anh ta phản bội qua lại với 1 cô nàng trẻ trung hơn, vợ tôi biết được liền chia tay. Nghe nói anh ta vẫn chưa kết hôn, chắc hẳn vẫn còn tình cảm với vợ tôi nên mới xuất hiện ở đây giờ này.
Hôm ấy tất nhiên tôi vẫn ở lại viện chứ không nghe lời mẹ vợ đi về. May mắn ca phẫu thuật của vợ thành công và cô ấy tỉnh lại khỏe mạnh. Tôi vẫn vào thăm vợ mỗi ngày. Tất nhiên là tôi yêu cô ấy lắm nhưng trong lòng cũng không khỏi đấu tranh dằn vặt. Phải chăng mẹ vợ tôi nói đúng? Ở bên tôi, cô ấy toàn phải chịu khổ sở? Tôi có nên giải thoát cho vợ? Nhưng nếu trả vợ lại cho gã đàn ông kia thì tôi lại không yên tâm chút nào, gã ta đã từng lừa dối cô ấy. Tôi phải làm sao đây?
Vợ bị tai nạn, chồng lập tức đưa về quê "nhờ" ông bà ngoại chăm hộ, 4 tháng sau đến đón vợ nhưng cô lại cho anh 1 bất ngờ đầy cay đắng
Kết thúc cuộc trò chuyện ấy, Cúc chấp nhận đưa con về quê. Đăng như trút được gánh nặng, phó mặc vợ con cho bố mẹ vợ, đến tiền chi tiêu cũng không gửi thêm cho ông bà.
Vợ chồng bên nhau là để cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và sát cánh vượt qua chông gai, sóng gió của cuộc đời. Nếu chỉ có thể nắm tay nhau lúc thuận lợi, vui vẻ, khi khó khăn, chật vật lại đùn đẩy và trốn tránh thì thiết nghĩ hôn nhân ấy cũng chỉ là tạm bợ mà thôi.
Cúc (30 tuổi) chia sẻ cô nghỉ việc ngay sau đám cưới vì khi đó cô đã mang thai. Đăng - chồng cô, cũng muốn vợ nghỉ làm chăm sóc nhà cửa, một mình anh có thể lo được cho cả nhà. "Mang thai mệt mỏi, chỗ làm lại xa, tôi chấp nhận ở nhà chờ sinh, chăm con nhỏ thêm khoảng 2 năm rồi mới quay trở lại với công việc", Cúc kể.
Đăng đi làm cả ngày, nhiều hôm phải tăng ca nên anh tuyên bố thẳng, Cúc phải chu toàn mọi việc. Anh không chấp nhận yêu cầu chồng tan làm về nhà còn phải xắn tay vào rửa bát, lau nhà hoặc dỗ con khóc cho vợ.
Thực ra Cúc hiểu chồng ra ngoài kiếm tiền vất vả, cô chẳng đòi hỏi gì nhiều, đôi khi chỉ là đứng cạnh vợ trò chuyện và nhặt mớ rau chẳng có gì nặng nhọc. Quan trọng lúc ấy vợ chồng được kết nối, chia sẻ và đồng hành cùng nhau trong từng việc nhỏ nhất. Nhưng lúc rảnh rỗi Đăng thích bù khú với bạn bè hơn là về nhà với vợ, dù hai người đã cả ngày không gặp nhau.
Ảnh minh họa
Mang thai mệt mỏi, Cúc nhỡ miệng kêu than thì lập tức bị anh mắng át đi, bảo cô thiếu tự lập, không thể tự lo được cho mình. Con nhỏ quấy khóc, Cúc nhờ chồng bế đỡ lúc đêm hôm, Đăng phẫn nộ bỏ sang phòng khác ngủ để tránh bị làm phiền. Dù nhiều lần phải tủi thân đến phát khóc mà Cúc chỉ nghĩ Đăng tính tình vô tâm mà thôi. Đàn ông đa số đều như vậy, Cúc đành tự an ủi bản thân.
"Khi con được 16 tháng tuổi, tôi chuẩn bị cai sữa con để gửi trẻ đi làm lại thì có một chuyện xảy ra. Tôi bị tai nạn gãy chân, phải nghỉ dưỡng thương mất vài tháng trời", Cúc kể.
Mẹ đẻ Cúc còn bận việc ở quê, bà chỉ trông nom được con gái thời gian cô nằm viện. Sau khi xuất viện về nhà, vợ chồng Cúc phải tự sắp xếp. Chân Cúc mất thời gian khá lâu mới có thể hồi phục, bản thân cô còn cần người chăm sóc nên Cúc định thuê người giúp việc tạm trong thời gian này. Đăng lại đưa ra phương án khác:
"Em về quê ngoại đi, nhờ ông bà ngoại chăm hộ. Anh không thích có người lạ ở trong nhà, hơn nữa tiền thuê người làm từng ấy việc cũng chẳng rẻ, vừa chăm người bệnh vừa trông trẻ nhỏ rồi còn nấu nướng, dọn dẹp... Em về được bà ngoại càng thêm yên tâm".
Nước mắt Cúc chỉ chực trào ra nhưng cô vẫn cố gắng nén lại, giải thích với Đăng bố mẹ cô còn bận việc đồng áng, ruộng vườn, ông bà không thể bỏ việc chăm mẹ con cô được. "Em là con gái chứ có phải người ngoài đâu, xét về tình cảm và cả trách nhiệm thì ông bà gác công việc lại vài tháng để chăm sóc em cũng là điều nên làm", Đăng phản bác.
Cúc vẫn không đồng tình với suy nghĩ của chồng, nói thẳng ra cô không muốn vợ chồng xa nhau. Bố mẹ yêu thương con cái nhưng chồng mới chính là người bạn đời, là người sẽ đi cùng cô hết chặng đường dài phía trước. Khi vui vẻ vợ chồng cùng chia sẻ, lúc hoạn nạn vợ chồng cùng nắm tay nhau vượt qua, đó mới là điều Cúc hướng tới.
Cúc kể: "Tranh cãi qua lại, cuối cùng chồng tôi nói thẳng anh ta cảm thấy phiền phức khi phải chăm sóc vợ bị tai nạn, công việc đã quá mệt mỏi, kiếm tiền đã đủ khó khăn, anh ta không đủ sức lực và thời gian để chịu trách nhiệm với những việc khác".
Đăng nhiều lần kể công nhưng tiền chi tiêu hàng tháng Đăng đưa cũng chỉ đủ cô chi dùng cho những nhu cầu tối thiểu. Phần thu nhập còn lại Đăng tự mình cất giữ, Cúc không được quyền hỏi tới. Kết thúc cuộc trò chuyện ấy, Cúc chấp nhận đưa con về quê. Đăng như trút được gánh nặng, phó mặc vợ con cho bố mẹ vợ, đến tiền chi tiêu cũng không gửi thêm cho ông bà.
Ảnh minh họa
Trong 4 tháng Cúc ở quê ngoại dưỡng thương, Đăng về thăm vợ con được 1 lần và dúi vào tay cô 3 triệu trước khi rời đi. Cúc chẳng nửa lời oán trách khiến Đăng mừng thầm trong lòng, cho rằng cưới Cúc thật sự "có lời". Việc nhà, chăm con cô luôn chu toàn, không đòi nắm lương của chồng như nhiều bà vợ khác. Khi vợ ốm đã có bố mẹ vợ lo toan toàn bộ, đợi cô khỏe lại anh đến đón về là được.
Ngày Đăng đến đón vợ con, Cúc im lặng đưa cho chồng đơn ly hôn cô đã ký sẵn. "Với một người chồng như anh, tôi thật sự không hiểu kết hôn để làm gì!", Cúc cười nhạt đáp lời Đăng khi bị chất vấn. Đăng nghẹn đắng trở về một mình, trong lòng là câu hỏi nhưng cũng mang tính khẳng định của Cúc.
Thực tế nhiều người đang sống trong những cuộc hôn nhân tạm bợ như thế. Lúc bình thường vợ chồng cùng phân chia trách nhiệm trong gia đình, thiếu đi sự kết nối và thấu hiểu, chẳng có yêu thương hay nâng niu. Khi gặp biến cố thì thân ai người đấy lo, đối phương dường như trở thành người vô hình. Gắng gượng trải qua từng ngày, hôn nhân vẫn gìn giữ được nhưng có lẽ câu hỏi: "Kết hôn để làm gì" sẽ trở đi trở lại trong suy nghĩ của những người trong cuộc ấy.
Vô tình mượn điện thoại mẹ vợ, tin nhắn hiện ra khiến tôi sụp đổ Đáng lẽ tôi cũng không tò mò trò chuyện riêng tư của bà nếu người gửi đến không phải được lưu là "con gái". Bà chỉ có vợ tôi là con gái mà thôi. Tôi và vợ lấy nhau được hơn 2 năm nay nhưng chúng tôi vẫn chưa sinh con vì điều kiện kinh tế còn khó khăn. Sau đám cưới không...