Chạy thử tàu công trình trên đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Tàu chạy tốc độ 5km mỗi giờ từ ga Cát Linh đến ga Láng để kiểm tra hệ thống đường ray, tuyến, ghi, mối nối trên tuyến
Tàu công trình chạy thử một số đoạn tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội).
Sáng 28.9, Tổng thầu Trung Quốc đã tiến hành chạy thử tàu công trình trên một số đoạn tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội); sau đó sẽ chạy thử tàu chính thức vào ngày 1.10 theo kế hoạch.
Ông Đường Hồng – Giám đốc điều hành dự án, Tổng thầu Trung Quốc, cho biết, tốc độ chạy thử tàu từ 5km mỗi giờ để kiểm tra kết cấu hạ tầng đường sắt, đường ray, sau đó nâng lên tốc độ 10 đến 20km mỗi giờ.
Dự kiến một năm nữa, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ chính thức vận hành. Ảnh minh hoạ: Ngọc Thành.
Hiện dự án hoàn thành 95% khối lượng xây lắp, các thiết bị đã chuyển về Việt Nam đạt 60%, công tác lắp đặt hoàn thành 40%. Trong những tháng tới, các nhà thầu sẽ lắp đặt hệ thống thông tin tín hiệu, điện tử, hoàn thiện xây lắp các nhà ga.
Video đang HOT
Theo ông Đường Hồng, nếu dự án không gặp trở ngại thì đến 1.4.2018 sẽ vận hành thử tàu chính thức trên toàn tuyến. Tàu Cát Linh – Hà Đông có thể khai thác thương mại sau đó sáu tháng tùy theo kết quả vận hành.
Đại diện Tổng thầu cũng cho biết, khó khăn nhất vẫn là kinh phí, dự án chưa được giải ngân đủ phần vốn và Tổng thầu đang nợ các nhà thầu Việt Nam hơn 600 tỷ đồng. Để đạt được tiến độ hiện nay, Tổng thầu Trung Quốc đã ứng vốn lưu động hơn 65 triệu USD để trả cho các nhà thầu.
“Chúng tôi bỏ vốn lưu động ra cũng chỉ giải quyết trước mắt”, ông Đường Hồng nói và cho hay, Tổng thầu đã báo cáo Đại sứ quán Trung quốc để đôn đốc việc giải ngân và làm việc với Bộ Giao thông, các bên liên quan để cùng vào cuộc, nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án.
Theo kế hoạch của Bộ Giao thông, cuối tháng 7.2017 dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị. Từ tháng 10.2017, dự án bắt đầu chạy thử liên động toàn hệ thống trong 3-6 tháng. Dự kiến quý II.2018, dự án đưa vào khai thác thương mại.
Tuy nhiên, dự án đang bị chậm tiến độ nhiều hạng muc. Theo báo cáo của Tổng thầu Trung Quốc, dự án cần 250 triệu USD bổ sung vốn vay của Trung Quốc, nhưng do các thủ tục cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc nên vẫn chưa được giải ngân vốn đầy đủ.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD. Đến năm 2016, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD. Phần vốn vay Trung Quốc tăng thêm 250 triệu USD so với trước đây.
Theo Đoàn Loan (VNE)
Chạy thử tàu trên đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Tàu chạy tốc độ 5 km mỗi giờ từ ga Cát Linh đến ga Láng để kiểm tra hệ thống đường ray, tuyến, ghi, mối nối trên tuyến.
Sáng 28/9, Tổng thầu Trung Quốc đã tiến hành chạy thử tàu công trình trên một số đoạn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội); sau đó sẽ chạy thử tàu chính thức vào ngày 1/10 theo kế hoạch.
Theo các chuyên gia, tàu công trình là tàu kiểm tra trong công trường, không phải tàu chở khách; qua chạy thử ghi nhận tàu chạy êm, không rung lắc và không có tiếng ồn lớn của động cơ.
Ông Đường Hồng - Giám đốc điều hành dự án, Tổng thầu Trung Quốc, cho biết, tốc độ chạy thử tàu từ năm km mỗi giờ để kiểm tra kết cấu hạ tầng đường sắt, đường ray, sau đó nâng lên tốc độ 10 đến 20 km mỗi giờ.
Dự kiến một năm nữa, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ chính thức vận hành. Ảnh minh hoạ: Ngọc Thành.
Hiện dự án hoàn thành 95% khối lượng xây lắp, các thiết bị đã chuyển về Việt Nam đạt 60%, công tác lắp đặt hoàn thành 40%. Trong những tháng tới, các nhà thầu sẽ lắp đặt hệ thống thông tin tín hiệu, điện tử, hoàn thiện xây lắp các nhà ga.
Theo ông Đường Hồng, nếu dự án không gặp trở ngại thì đến 1/4/2018 sẽ vận hành thử tàu chính thức trên toàn tuyến. Tàu Cát Linh - Hà Đông có thể khai thác thương mại sau đó sáu tháng tùy theo kết quả vận hành.
Đại diện Tổng thầu cũng cho biết, khó khăn nhất vẫn là kinh phí, dự án chưa được giải ngân đủ phần vốn và Tổng thầu đang nợ các nhà thầu Việt Nam hơn 600 tỷ đồng. Để đạt được tiến độ hiện nay, Tổng thầu Trung Quốc đã ứng vốn lưu động hơn 65 triệu USD để trả cho các nhà thầu.
"Chúng tôi bỏ vốn lưu động ra cũng chỉ giải quyết trước mắt", ông Đường Hồng nói và cho hay, Tổng thầu đã báo cáo Đại sứ quán Trung Quốc để đôn đốc việc giải ngân và làm việc với Bộ Giao thông, các bên liên quan để cùng vào cuộc, nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án.
Theo kế hoạch của Bộ Giao thông, cuối tháng 7/2017 dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị. Từ tháng 10/2017, dự án bắt đầu chạy thử liên động toàn hệ thống trong 3-6 tháng. Dự kiến quý II/2018, dự án đưa vào khai thác thương mại.
Tuy nhiên, dự án đang bị chậm tiến độ nhiều hạng mục. Theo báo cáo của Tổng thầu Trung Quốc, dự án cần 250 triệu USD bổ sung vốn vay của Trung Quốc, nhưng do các thủ tục cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc nên vẫn chưa được giải ngân vốn đầy đủ.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD.
Đến năm 2016, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD. Phần vốn vay Trung Quốc tăng thêm 250 triệu USD so với trước đây.
Đoàn Loan
Theo VNE
Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên chạy tàu thử nghiệm Tàu công trình chạy êm trên tuyến Cát Linh - Hà Đông, không rung lắc và không có tiếng ồn lớn của động cơ. Sáng 28/9, Tổng thầu Trung Quốc đã tiến hành chạy thử tàu công trình trên một số đoạn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội); sau đó sẽ chạy thử tàu chính thức vào ngày 1/10...