Cháy thiệt hại rất lớn, có bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức?
Hàng nghìn vụ cháy xảy ra, thiệt hại rất lớn nhưng có bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức hoặc xử lý liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước trong PCCC?
Sáng nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2014 – 2018.
Theo thống kê của Bộ Công an, từ 7/2014 – 5/2018, cả nước xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người, thiệt hại về tài sản ước tính trên 6.500 tỷ đồng và 6.400 ha rừng.
Đại biểu Cao Thị Xuân.
Trong số 13.149 vụ cháy nêu trên thì cháy nhà dân chiếm 40% tổng số vụ cháy, Nguyên nhân chủ yếu là do không bảo đảm an toàn hệ thống điện (chiếm 57%) và do sơ suất trong quá trình sử dụng lửa, xăng dầu, khí đốt (chiếm trên 29%). Số vụ cháy lớn tuy chỉ chiếm 1% tổng số vụ nhưng chiếm trên 76% tổng thiệt hại.
Đại biểu Cao Thị Xuân (đoàn Thanh Hoá) đặt câu hỏi, theo báo cáo giám sát cho thấy hàng nghìn vụ cháy xảy ra, hàng trăm người thiệt mạng, nhiều héc ta rừng, cơ sở vật chất bị thiêu rụi, thiệt hại là rất lớn nhưng có bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức hoặc xử lý liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước trong PCCC?
Ngoài ra, tính đến tháng 7/2018, cả nước vẫn tồn tại 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
Video đang HOT
“ Vậy tại sao có tình trạng này, là do vi phạm của chủ đầu tư hay do tiêu cực trong công tác kiểm tra, xử lý sai phạm trong công tác phòng cháy, chữa cháy? Điều gì sẽ xảy ra nếu hỏa hoạn tại hàng trăm chung cư, cao ốc đang ẩn chứa nguy cơ an toàn cháy nổ?”
Từ đó, đại biểu Xuân khẳng định công tác xử lý trách nhiệm về quản lý nhà nước thời gian qua không tương xứng với những tồn tại, vi phạm, sai phạm trong công tác PCCC. Đại biểu đề nghị Chính phủ, Bộ Công an và chính quyền địa phương xử lý nghiêm tình trạng này, đặc biệt với các chung cư, nhà cao tầng khi đã đưa vào sử dụng thì bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu về PCCC theo đúng quy định.
Đại biểu Xuân nhấn mạnh: “ Chỉ có giám sát thường xuyên, xử lý nghiêm minh mới khắc phục được những tồn tại như báo cáo đã nêu“.
Chung quan điểm, đại biểu Ngô Thị Minh (đoàn Quảng Ninh) đề nghị Chính phủ xem xét kiểm điểm trách nhiệm những người đứng đầu trong từng mắt xích công việc, khi gây hậu quả hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của nhân dân.
Bà Minh cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương thường xuyên rà soát nhiệm vụ, liên tục khắc phục tình trạng nể nang, né tránh trách nhiệm, vô cảm với người dân, đẩy những kiến nghị chính đáng của người dân thành những nhóm yếu thế dễ khiến người dân trở nên thiếu niềm tin khi kiến nghị quá nhiều mà không được giải quyết.
Đối với vụ cháy đã xảy ra, đại biểu Minh đề nghị Chính phủ xử lý nghiêm khắc, răn đe nhất.
NHẠC DƯƠNG
Theo vtc.vn
Cà Mau: Cách chức cán bộ 'hành dân' đi lại 5 lần và phải chi tiền mới làm giấy khai sinh
Liên quan đến việc cán bộ bắt dân đi lại 5 lần và phải chi tiền mới làm được giấy khai sinh. Đảng ủy thị trấn U Minh (huyện U Minh, Cà Mau) cho biết, đã tiến hành kỷ luật cách chức ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn đối với ông Trần Minh Tiến, công chức Tư pháp - Hộ tịch.
Nhiều cơ quan có khẩu thiệu như thế này nhưng vẫn còn những cán bộ "hành dân". (Ảnh minh họa).
Thông tin trên Dân trí, UBND huyện U Minh đã quyết định điều động một cán bộ khác thay thế ông Trần Minh Tiến làm cán bộ phụ trách Tư pháp - Hộ tịch của UBND thị trấn U Minh.
Ông Tiến trước đó là cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thị trấn U Minh, nhưng đã bị kỷ luật cách chức Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn U Minh và bị điều chuyển sang bộ phận khác chờ xử lý theo quy định.
Ông Tiến bị kỷ luật vì có hành vi được cho là "hành dân" trong việc giải quyết thủ tục hành chính.
Người thay ông Tiến nguyên là Trưởng Công an một xã thuộc huyện U Minh.
Người dân đến làm việc tại Trung tâm giải quyết hành chính tỉnh Cà Mau. (Ảnh: VOV).
Ngoài ông Tiến, ông Nguyễn Minh Cà - Chủ tịch UBND thị trấn U Minh, cũng bị kiểm điểm nghiêm khắc rút kinh nghiệm vì đã thiếu kiểm tra dẫn đến việc cán bộ cấp dưới "nhũng nhiều, gây phiền hà cho dân".
Trước đó, VOV đưa tin, sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân về việc "bị làm khó" khi đi làm thủ tục hành chính, ngày 8/10 Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cử công chức cùng người dân đến bộ phận 1 cửa của thị trấn U Minh làm thủ tục. Tại đây, công chức đã ghi nhận: người dân này lần thứ 5 đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thì được công chức Tư pháp - Hộ tịch yêu cầu ngồi chờ. Sau đó, người dân phải chi 200.000 đồng để nhận được kết quả.
Sau khi nhận được giấy khai sinh, người dân đã yêu cầu làm thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, công chức Tư pháp - Hộ tịch đã từ chối với lý do "thủ tục đó từ từ đi, chưa thực hiện liền được". Tuy nhiên, theo quy định thì hai thủ tục này được thực hiện đồng thời và trả cùng lúc 2 kết quả.
Vụ việc nêu trên được xác định là "rất nghiêm trọng, gây phiền hà, bức xúc cho người dân". Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện U Minh tổ chức kiểm điểm trách nhiệm Chủ tịch UBND thị trấn U Minh; kiểm điểm, xử lý kỷ luật công chức thực hiện không đúng quy định và chấn chỉnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn.
PV (tổng hợp)
Theo baodansinh
Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện thông tư mới về kỷ luật học sinh Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện thông tư mới thay thế Thông tư 08/1988 về hướng dẫn khen thưởng và kỷ luật học sinh. Vừa qua, Trường THCS Ngô Quyền (quận Tân Bình, TP.HCM) đã kỷ luật học sinh (HS) bằng cách bắt HS công khai đọc bản kiểm điểm, nhận lỗi do đã xúc phạm nhóm nhạc Hàn Quốc BST trên mạng xã...