Chạy thận nhân tạo giúp duy trì sự sống cho bệnh nhân
Nếu phải chạy thận nhân tạo, người bệnh suy thận mạn có thể phải phụ thuộc vào phương pháp này suốt đời hoặc tới khi được ghép thận.
Kỹ thuật chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể bằng một loại máy nhằm điều trị bệnh suy thận giai đoạn cuối hoặc suy thận cấp (thường do ngộ độc) khi thận đã mất gần hết hoặc mất hoàn toàn chức năng.
Khi bắt đầu điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo, nhân viên y tế sẽ đặt hai cây kim vào cánh tay của người bệnh. Mỗi kim được gắn vào một ống mềm nối với máy lọc máu. Máy lọc máu sẽ bơm máu qua bộ lọc và đưa máu trở lại cơ thể người bệnh. Trong quá trình này, máy lọc máu sẽ kiểm tra huyết áp, mức độ nhanh của máu chảy qua bộ lọc cũng như lượng chất lỏng được loại bỏ khỏi cơ thể.
Bệnh nhân được truyền máu. Ảnh: Shutterstock
Theo số liệu thống kê của Hội thận học thế giới ước tính, có khoảng 3 triệu người bệnh đang phải duy trì sự sống nhờ phương pháp lọc máu (bao gồm chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng) và ghép thận. Riêng tại Việt Nam, ước tính số người suy thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận nhân tạo khoảng 800.000 người, chiếm tỷ lệ 0,1% dân số.
BS.CKII Tạ Phương Dung cho biết, tỷ lệ bệnh nhân suy thận phải can thiệp bằng phương pháp lọc máu ở nước ta tương đối cao. Điều này chủ yếu là do phát hiện bệnh muộn hoặc/và điều trị bệnh chưa đúng cách dẫn đến suy thận nặng, làm mất chức năng thận. Chạy thận nhân tạo không thể giúp chữa khỏi bệnh thận mà chỉ giúp thực hiện một phần chức năng của thận là lọc máu để duy trì sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, tiên lượng sự sống ở các người bệnh này thường không quá 10 năm.
BS.CKII Tạ Phương Dung chia sẻ thêm, chạy thận nhân tạo cũng gây tốn kém, mệt mỏi cho cả bản thân và gia đình người bệnh. Ttần suất chạy thận trung bình 3 lần/tuần và mức chi phí khoảng 100-150 triệu đồng mỗi năm là gánh nặng cho gia đình. Bệnh nhận nên được khám chữa đúng cách tại bệnh viện theo phác đồ của bác sĩ. Tự ý điều trị tại nhà bằng những phương pháp chưa được kiểm chứng có nguy cơ gây suy thận nặng, dẫn đến phải chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận.
Video đang HOT
Chạy thận nhân tạo cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như như tắc mạch máu, hạ huyết áp, mất máu…, nhất là người chạy thận do đái tháo đường.
Các máy móc để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh thận. Ảnh: Shutterstock
Khi nào cần chạy thận nhân tạo?
Thông thường, chạy thận nhân tạo được chỉ định cho người suy thận giai đoạn cuối khi mức lọc cầu thận đã giảm xuống rất thấp (
BS.CKII Tạ Phương Dung cho hay, chạy thận nhân tạo có thể giúp cơ thể kiểm soát huyết áp, đồng thời duy trì sự cân bằng thích hợp của chất lỏng và các khoáng chất khác nhau như kali, natri trong cơ thể. Thông thường, quá trình chạy thận nhân tạo nên được bắt đầu tốt nhất là trước khi thận ngừng hoạt động, gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.
BS.CKII Tạ Phương Dung khuyên, người bệnh chạy thận nhân tạo nên chú ý tới bảo vệ cổng tiếp xúc trên cánh tay của mình. Ngoài việc kiểm tra đường vào mỗi ngày, bệnh nhân cũng nên chú ý tới các vấn đề sau:
- Kiểm tra lưu lượng máu: thực hiện nhiều lần mỗi ngày bằng cách cảm nhận sự rung động (giống như chúng ta sờ vào cạnh tủ lạnh). Nếu bạn không cảm thấy điều này hoặc nếu có sự thay đổi cần gọi ngay cho bác sĩ..
- Không mặc quần áo bó sát hoặc đeo trang sức trên cánh tay tiếp cận.
- Không mang bất cứ vật gì nặng hoặc làm bất cứ điều gì gây áp lực cho việc ra vào của máu.
- Không được nằm gối đầu lên cánh tay tiếp cận.
- Không để bất kỳ ai lấy máu từ cánh tay tiếp cận.
- Chỉ ấn nhẹ vào chỗ tiếp cận sau khi rút kim ra bởi vì quá nhiều áp lực sẽ làm ngừng dòng chảy của máu qua đường vào.
- Nếu bạn bị chảy máu đột ngột sau khi lọc máu, có thể dùng khăn sạch hoặc băng gạc ấn nhẹ lên vị trí kim tiêm. Nếu máu không ngừng chảy trong 30 phút nên gọi ngay cho bác sĩ.
- Nếu bị nhiễm trùng máu, bạn có thể dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu có cục máu đông trong ống thông, bạn phải đến bệnh viện để điều trị.
- Nhân viên y tế sẽ không dùng mạch máu có lỗ rò này cho bất cứ việc gì ngoài lấy máu để chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, nếu bạn tới cơ sở y tế nào không phải là khoa/đơn vị lọc máu, có thể họ không biết và lấy máu hay tiêm chích ngay vùng mạch máu đó, bạn phải nhắc họ.
Trong quá trình chạy thận nhân tạo có thể xảy ra các biến chứng như ngất xỉu, mất máu, chóng mặt, nhiễm trùng máu, đông máu… gây nguy hiểm đến tính mạng nên bác sĩ không khuyến khích người bệnh tự chạy thận nhân tạo tại nhà. Kỹ thuật này cần làm tại các trung tâm y tế hiện đại và đầy đủ trang thiết bị.
Đang ở nhà, người đàn ông đột ngột đau ngực, ngưng tim
Nam bệnh nhân 56 tuổi, đang ở nhà thì đột ngột đau ngực, ngưng tim ngưng thở.
Bệnh nhân thoát chết sau nhiều lần ngưng tim. Ảnh BVCC
Ông được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện địa phương. Sau 10 phút các bác sĩ đã hồi sinh tim phổi, tim của ông đập trở lại. Tuy nhiên, sau đó gia đình không đồng ý chuyển lên tuyến cao hơn để điều trị vì lo lây nhiễm do Covid-19.
Về nhà được một ngày, bệnh nhân lại ngưng tim, mạch chậm, nên được gia đình chuyển đến Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM.
Khi đến Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM, bệnh nhân đã hôn mê sâu, phản xạ ánh sáng chậm, huyết áp khó đo và mạch khó bắt.
Ê kíp bác sĩ tiếp tục duy trì thực hiện hồi sinh tim phổi, ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, sốc điện, sử dụng thuốc vận mạch...
Ê kíp thực hiện can thiệp mạch vành, cứu sống bệnh nhân. Ảnh BVCC
Sau gần 40 phút hồi sức, bệnh nhân có dấu hiệu sống trở lại, nhịp tim có trở lại. Ê kíp bác sĩ quyết định chuyển ngay bệnh nhân đến Trung tâm Can thiệp tim mạch và tiến hành can thiệp cấp cứu theo phương án phòng dịch, vừa đảm bảo cho ê kíp, vừa kịp thời cứu sống bệnh nhân.
Ngày 27.8, thạc sĩ, bác sĩ nội trú Trần Tấn Việt - Trưởng khoa Can thiệp tim mạch Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM, cho biết sau can thiệp, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Sau 2 tuần điều trị, đến nay bệnh nhân đã tỉnh, dấu hiệu sinh tồn dần ổn định, tiếp xúc được và có thể sớm được xuất viện về nhà.
5 nguyên tắc ăn uống phòng ung thư đại trực tràng Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ung thư đại trực tràng có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng trong nhiều năm gần đây tăng nhanh ở giới trẻ. Tại Bệnh viện K...