Cháy rừng lớn tại Tây Nam nước Pháp
Ngày 11/8, trên 1.000 lính cứu hỏa đang chật vật để khống chế đám cháy rừng lớn tại khu vực Tây Nam nước Pháp.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng ở Anglet, Tây Nam nước Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chính quyền địa phương cho biết kể từ ngày 9/8, cháy rừng đã thiêu rụi hơn 68 km2 đất rừng tại vùng Gironde và tỉnh Landes lân cận trong bối cảnh Pháp cũng như nhiều nước châu Âu khác đang hứng chịu điều kiện thời tiết khô nóng của mùa hè. Cháy rừng cũng buộc khoảng 10.000 người phải sơ tán và gây hư hại ít nhất 17 ngôi nhà.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin, 9 máy bay và 2 trực thăng đã được huy động để chiến đấu với “ giặc lửa”.
Video đang HOT
Tháng 7 vừa qua, vùng Gironde cũng ghi nhận nhiều đám cháy rừng lớn buộc trên 39.000 người phải sơ tán và thiêu rụi 14.000 ha đất rừng. Dự báo, nhiệt độ tại khu vực này sẽ lên tới 40 độ C trong ngày 11/8. Chính quyền vùng Gironde cảnh báo nắng nóng cực đoan có thể kéo dài đến cuối tuần và các đám cháy mới rất có thể sẽ bùng phát.
Thủ tướng Elisabeth Borne và Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin dự kiến sẽ thị sát thị trấn Hostens cùng ngày 11/8 để gặp các quan chức địa phương, lực lượng cứu hộ, cứu hỏa và tình nguyện viên.
Trong tuần này, Pháp đang trải qua đợt nắng nóng kéo dài thứ 4 từ đầu năm đến nay. Tình trạng hạn hán nghiêm trọng và đợt nắng nóng kéo dài bao trùm nước Pháp thời gian qua được cho là một phần nguyên nhân dẫn tới các vụ cháy rừng. Theo Hệ thống thông tin rừng châu Âu (EFFIS), tính từ đầu năm 2022 đến nay, các đám cháy rừng đã thiêu rụi hơn 47.000 ha đất tại Pháp.
Hiện 8 đám cháy lớn đang hoành hành trên khắp cả nước. Bộ trưởng Nội vụ Darmanin cho biết Thụy Điển và Italy đang điều máy bay để hỗ trợ Pháp khống chế cháy rừng.
Trong bài đăng trên mạng xã hội Twitter cùng ngày 11/8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng cho biết thêm 5 nước là Đức, Hy Lạp, Ba Lan và Romania và Áo sẽ hỗ trợ Pháp chống lại “giặc lửa”.
Chỉ số tín nhiệm của lãnh đạo Pháp tăng nhanh
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron đang lấy lại uy tín trong dư luận.
Ba tháng sau khi tái đắc cử, chỉ số tín nhiệm của người đứng đầu nhà nước Pháp đã tăng thêm 6 điểm, lên đến 38%, theo kết quả điều tra dư luận do nhật báo Les Echos và Viện điều tra dư luận Enable thực hiện. Như vậy là sau khi sụt giảm mạnh do sự "hụt hơi" vào đầu nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai của mình, Tổng thống Macron đã lấy lại được uy tín của mình.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Chỉ số nghi ngại về năng lực của Tổng thống Emmanuel Macron đã giảm 4 điểm vào đầu tháng 8 - xuống còn 55%, trong khi chỉ số bất tín nhiệm cũng giảm 5 điểm - xuống 29% và là một trong những mức thấp nhất trong hai năm qua.
Ông Bernard Sananès - Chủ tịch viện Enable - nhận xét: "Kết quả này mang lại cho Tổng thống Macron sự nhẹ nhõm để bước vào kỳ nghỉ Hè". Theo ông Sananès, chính cách điều hành của Tổng thống Macron đã giúp ông lấy lại niềm tin trong bộ máy công quyền (53%, 13 điểm) và tầng lớp lao động (33%, 5).
Tương tự, Thủ tướng Elisabeth Borne cũng đã ghi nhận một sự gia tăng đáng kể về chỉ số uy tín trong dân chúng. Chỉ trong vòng một tháng, bà đã có thêm được 2 điểm, nâng chỉ số uy tín của mình lên 32% trong tháng 8.
Không có gì ngạc nhiên khi Thủ tướng Elisabeth Borne được đánh giá cao, đặc biệt trong giới công chức và những người về hưu. Chính cách điều hành chính phủ cương quyết nhưng vẫn mềm mại đã khiến bà Elisabeth Borne được lòng các nhóm cử tri này. Tuy nhiên, bà vẫn chưa được lòng giới trẻ, khi chỉ có 18% thanh niên đặt niềm tin vào bà.
Pháp đang cạn kiệt nguồn nước uống Giữa bối cảnh trải qua trận hạn hán lịch sử được coi là tồi tệ nhất, Pháp đang dần cạn kiệt nguồn nước uống. Người dân đều có thể lấy nước uống từ các vòi nước công cộng ở Pháp. Ảnh: The Connexion Theo đài Sputnik, hơn 100 cộng đồng dân cư tại quốc gia này được cho là trong tình trạng cần...