Cháy rừng khắp nơi, chiến lược chống hỏa hoạn của châu Âu lộ điểm yếu
Khi các cánh rừng rộng lớn ở Địa Trung Hải bị thiêu rụi, Liên hợp quốc và các chuyên gia đã kêu gọi cải tổ khẩn cấp công tác cứu hỏa để đối phó với nạn cháy rừng cực nghiêm trọng.
Người dân và tình nguyện viên đối phó với đám cháy rừng gần làng Kamatriades ở Evia, Hy Lạp hôm 10/8. Ảnh: EPA
Gần 80 người đã chết cùng hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa trong những vụ hỏa hoạn quét qua Algeria, Hy Lạp, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ. Tình trạng này phản ánh những lo ngại được nêu ra trong báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) về thời tiết cực đoan vào giữa thế kỷ này.
Ông Sebastien Penzini, Phó Chánh văn phòng châu Âu về Giảm thiểu rủi ro thiên tai của Liên hợp quốc cho biết trong thời kỳ khí hậu mới, các đám cháy rừng lớn có thể bùng phát chỉ vài phút sau khi bén lửa.
Ông nói: “Bản chất ngày càng gia tăng của cháy rừng buộc chúng ta phải thực sự thay đổi mô hình chống cháy cũng như chú trọng nhiều hơn vào việc phòng chống cháy nổ hơn là trấn áp. Bởi vì những đám cháy sắp xảy ra và những đám cháy chúng tôi đang quan sát thấy tại châu Âu là hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát”.
Theo hãng Reuters, vào tuần qua, khi Italy có nhiệt độ cao kỷ lục 48,8 độ C – và cũng có thể là kỷ lục của châu Âu, giới chuyên gia trong đó có ông Penzini đã thúc giục các quốc gia tiến hành cải cách, bao gồm cả việc cắt giảm hỏa hoạn bắt buộc, các quy định mới và cải thiện phát triển nông thôn.
Ông Penzini nói: “Phòng ngừa cháy rừng không phải là chi phí. Đó là một khoản đầu tư xứng đáng và cần nhiều ngân sách hơn”.
Theo ông, cần có các điều luật mới cứng rắn để điều chỉnh việc kiểm soát đám cháy ngoài trời, đồng thời bắt buộc chủ nhà ở những khu vực thường xuyên bị “bà hỏa” ghé thăm phải làm “vùng phòng thủ” – khoảng trống ngăn giữa nhà cửa và cỏ, cây gần đó.
Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gia tăng cũng đang đặt ra những câu hỏi lớn hơn về địa điểm sống an toàn nhất ở châu Âu, khi mật độ dân số phân bố không đồng đều, nơi thì quá đông đúc, nơi thì quá thưa thớt.
Vụ cháy xảy ra ở vùng phía Nam Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ tháng trước là đám cháy tồi tệ nhất trong lịch sử quốc gia này. Ba người thiệt mạng, trong khi du khách ở các khu nghỉ mát bãi biển nổi tiếng của Marmaris và Didim buộc phải sơ tán khẩn cấp.
“Về mặt chiến lược, liệu những khu nghỉ dưỡng này có nên ở đó không?”, ông Peter Moore, chuyên gia về quản lý hỏa hoạn của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, đặt câu hỏi.
Ngược lại, theo Liên minh châu Âu, dân số nông thôn đang bị thu hẹp với khoảng 4 triệu trang trại nhỏ bị bỏ hoang từ năm 2005 đến năm 2016. Điều này có nghĩa là các vùng đất này đang đang mọc đầy cỏ dại khô cằn và có nguy cơ bốc cháy cao hơn.
Ông Sebastien Penzini cho rằng cần có chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển nông thôn và nông nghiệp để giảm “lượng nhiên liệu” thực vật dễ cháy ở nông thôn.
Xem video về tình trạng cháy rừng ở khắp châu Âu (nguồn: Guardian)
Khi mùa cháy rừng kéo dài, các chuyên gia lâm nghiệp cũng kêu gọi tập trung nhiều hơn vào các kỹ thuật phòng cháy truyền thống của Địa Trung Hải như sử dụng đám cháy nhỏ để dọn sạch các tầng rừng có lá và cành chết có nguy cơ gây cháy cực lớn.
Các đám cháy được kiểm soát có thể tạo ra thứ mà nhà phân tích cháy rừng Marc Castellnou ở Tây Ban Nha gọi là “vật cản lửa” ngăn hỏa hoạn bùng phát qua ranh giới tự nhiên về phía khu định cư.
Ông Yanis Varoufakis – người dẫn đầu các cuộc đàm phán cứu trợ của Hy Lạp để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ năm 2015 – cho biết đơn vị chống cháy rừng của nước này đã bị giải thể trong một động thái cắt giảm chi phí do các chủ nợ yêu cầu.
Ông Varoufakis cho hay hai quan chức của Ủy ban châu Âu (EC) đã đe dọa đóng cửa hệ thống ngân hàng Hy Lạp vào tháng 3/2015 nếu chính phủ nước này khôi phục đơn vị chống cháy rừng của Ủy ban Lâm nghiệp. Trong khi đó, một phát ngôn viên của EC đã bác bỏ lời cáo buộc trên.
Trong những tuần gần đây, người dân Hy Lạp đã bày tỏ nỗi tức giận trước áp lực mà đội ngũ lính cứu hỏa phải gánh vác khi khống chế các đám cháy rừng cực lớn. Họ chia sẻ hình ảnh những người lính ngủ gục ngay trên mặt đất trong bộ bảo hộ đen kịt màu khói. Người đứng đầu lực lượng cứu hỏa Hy Lạp cho biết họ cần tuyển dụng thêm 5.000 nhân viên ngay lập tức.
Các nước châu Âu chung sức đối phó với nạn cháy rừng
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực hỗ trợ Hy Lạp, trong bối cảnh cháy rừng quy mô lớn đã tàn phá khu vực đất liền và một số hòn đảo của nước này.
Khói lửa bốc lên tại đám cháy rừng trên đảo Evia, Hy Lạp ngày 8/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo ra ngày 9/8 của Ủy ban châu Âu (EC) nêu rõ hiện liên minh này đã điều động 9 máy bay cứu hỏa, 1.000 lính cứu hỏa và 200 phương tiện chữa cháy tới Hy Lạp. Ngoài ra, các quốc gia như Pháp, Đức, Ba Lan, Áo và Slovakia cũng đã tăng cường lực lượng bằng cách triển khai bổ sung các đơn vị cứu hỏa.
EC cho biết ngoài Hy Lạp, EU cũng hỗ trợ các nước châu Âu khác đối phó với nạn cháy rừng đang hoành hành như Italy, Bắc Macedonia, Albania và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ủy viên châu Âu phụ trách giải quyết khủng hoảng - ông Janez Lenarcic cho biết: "Chúng tôi đang triển khai một trong những chiến dịch dập tắt cháy rừng quy mô nhất từ trước đến nay tại châu Âu, trong bối cảnh những đám cháy này đang cùng lúc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia." Ông bày tỏ cảm ơn tất cả các quốc gia đã đề nghị giúp đỡ, thể hiện tinh thần đoàn kết trong châu lục.
Trong một tuần nắng nóng, lửa đã bùng phát ở nhiều nơi trên khắp cả nước Hy Lạp. Đây là đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong 3 thập kỷ trở lại đây ở nước này. Hàng nghìn người dân trên đảo Evia - hòn đảo lớn thứ hai của Hy Lạp, đã phải rời bỏ nhà cửa khi các đám cháy rừng vượt tầm kiểm soát đang hoành hành ngày thứ 6 liên tiếp. Cháy rừng tại đây đã nhanh chóng lan rộng khắp nơi, thiêu rụi hàng nghìn ha rừng nguyên sinh ở phía Bắc hòn đảo và buộc người dân ở hàng chục ngôi làng phải đi sơ tán.
Hy Lạp đã huy động quân đội hỗ trợ dập lửa và một số nước như Pháp, Ai Cập, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha cũng đã trợ giúp. Hơn 570 máy bay dập lửa đang tham gia dập các đám cháy tại Evia, đặc biệt là miền Bắc và Nam.
Hứng sóng nhiệt kỷ lục trong 30 năm, Hy Lạp vật lộn với cháy rừng Hy Lạp trải qua đợt sóng nhiệt tồi tệ nhất trong 3 thập niên qua, gây ra cháy rừng nghiêm trọng, khiến cho hòn đảo lớn thứ 2 nước này chìm trong biển lửa giống như cảnh trong "phim kinh dị". Hứng sóng nhiệt kỷ lục trong 30 năm, Hy Lạp vật lộn với cháy rừng Cháy rừng bùng nổ trên nhiều khu...