Cháy rừng kéo dài sang ngày thứ 3 tại Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 24/6, lực lượng cứu hỏa của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nỗ lực dập tắt đám cháy rừng ở miền Tây Nam nước này vốn đã kéo dài sang ngày thứ 3 liên tiếp.
Máy bay dập lửa cháy rừng ở gần Marmaris, tỉnh Mugla (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 22/6/2022. Ảnh: Reuters/TTXVN
Lực lượng chức năng Thổ Nhĩ Kỳ đã huy động cả xe chuyên dụng xịt nước của cảnh sát và máy bay cứu hỏa để kiểm soát cháy rừng. Tuy nhiên, công tác cứu hỏa gặp nhiều khó khăn do gió to và thời tiết nắng nóng.
Hiện cháy rừng đã lan tới gần khu nghỉ dưỡng Marmaris thuộc vùng biển Aegea, làm dấy lên lo ngại tái diễn thảm họa cháy rừng hồi năm ngoái xảy ra tại đây thiêu hủy 140.000 ha đất rừng.
Video đang HOT
Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng thừa nhận châm lửa đốt rừng do tâm lý bức xúc liên quan đến vấn đề gia đình.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca cho biết cháy rừng đã ảnh hưởng đến 29 người, khoảng 274 người đã phải sơ tán.
Theo một cơ quan theo dõi không khí của Liên minh châu Âu (EU), khu vực Địa Trung Hải đã trở thành điểm nóng về cháy rừng, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là nước ghi nhận đợt cháy rừng nghiêm trọng nhất hồi năm ngoái.
Cháy rừng bùng phát tại Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 21/6, một đám cháy rừng đã bùng phát tại miền Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, làm dấy lên quan ngại về nguy cơ lặp lại thảm họa cháy rừng hồi năm ngoái khiến hàng chục nghìn hecta đất rừng và thảm thực vật bị thiêu rụi tại nhiều địa phương.
Khói lửa bốc lên ngùn ngụt từ đám cháy rừng tại Mugla, Marmaris, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 2/8/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đám cháy xảy ra gần khu nghỉ dưỡng ven biển Aegean của huyện Marmaris, thuộc tỉnh Mugla. Hãng thông tấn nhà nước Anadolu đưa tin lửa lan nhanh do gió mạnh và vẫn đang tiếp tục bùng lên trên diện rộng với một tốc độ nhanh chóng. Hiện giới chức trách đang xác định nguyên nhân gây cháy.
Cảnh quay từ trên không của Ban quản lý Lâm nghiệp khu vực Mugla cho thấy các cột khói bốc lên cao khi lửa lan sang các vùng rừng. Chính quyền tỉnh Mugla cho biết lính cứu hỏa và các lực lượng chức năng đang nỗ lực dập lửa.
Một nhà giám sát khí quyển của Liên minh châu Âu (EU) cho biết các vụ hỏa hoạn vào mùa Hè năm ngoái tại Thổ Nhĩ Kỳ có cường độ dữ dội nhất, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng quốc gia Địa Trung Hải đã trở thành một điểm nóng cháy rừng. Trong khi đó, các nhà khoa học nhấn mạnh tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra đang khiến các đợt nắng nóng xuất hiện nhiều hơn và cực đoan hơn.
Tại Cote d'Ivoire, phụ trách lực lượng cứu hỏa, Tướng Issa Sacko, cùng ngày cho biết ít nhất 5 người đã thiệt mạng, trong đó có 4 trẻ nhỏ, sau khi một trận mưa xối xả vào ban đêm gây lũ lụt tại thủ phủ kinh tế Abidjan. Ngay khi nhận được cuộc gọi lúc 3h theo giờ địa phương (tức 10h sáng cùng ngày theo giờ Việt Nam), lực lượng này đã nhanh chóng thực hiện công tác cứu nạn, kịp thời cứu được 85 người. Một người đã được chuyển tới bệnh viện. Ngoài ra, cư dân đã được sơ tán khỏi một tòa nhà có nguy cơ đổ sập.
Mưa lớn đã trút xuống suốt đêm, từ đó gây ngập úng nhiều khu vực trong thành phố Abidjan và gây ngưng trệ giao thông tại một số tuyến đường huyết mạch. Theo số liệu của Cơ quan khí tượng Cote d'Ivoire, từ ngày 20/6 đến giữa trưa 21/6, một số khu vực tại Abidjan ghi nhận lượng mưa lên tới 200mm, tương đương lượng mưa trong nhiều tuần cộng lại.
Trong tuần trước, 6 người đã thiệt mạng sau khi mưa lớn gây một vụ sạt lở đất tại khu vực Mossikro, phía Tây thành phố Abidjan.
Sạt lở đất trong mùa mưa là một nguy cơ hiện hữu đối với thành phố 5 triệu dân này. Các khu vực tập trung người lao động có thu nhập thấp thường xuyên hứng chịu cảnh ngập lụt. Các trận lũ lụt và sạt lở đất hồi tháng 6/2018 đã cướp đi sinh mạng của 18 người.
Cháy rừng tạo ra lượng khí thải kỷ lục trong năm 2021 Các vụ cháy rừng trở nên nghiêm trọng do biến đổi khí hậu đã tạo ra lượng khí thải carbon kỷ lục tại nhiều khu vực ở Siberia (Nga), Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2021. Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại Công viên quốc gia Sequoia ở California, Mỹ, ngày 18/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là kết luận của...