Cháy quán tạp hóa trước cổng Bệnh viện Nhi Trung ương
Chiều 8/8, xảy ra cháy lớn tại quán tạp hóa kết hợp cho thuê trọ ở trước cổng Bệnh viện Nhi Trung ương khiến nhiều tài sản bị thiêu rụi.
Vào khoảng 14h18 phút ngày 8/8, nhận tin báo cháy nhà dân (kinh doanh thuê trọ) tại địa chỉ số 59 dốc Viện Nhi (Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội), Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Đống Đa đã điều động cán bộ chiến sĩ và phương tiện đến hiện trường dập lửa.
Nơi xảy ra vụ cháy.
Đến 14h29′ lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã tiếp cận hiện trường xác nhận đám tại tầng 2, nhà 3 tầng, diện tích mặt bằng khoảng 20m2 khẩn trương khống chế đám cháy.
Lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường cứu nạn cứu hộ
Video đang HOT
Đến 14h42′ đám cháy cơ bản được dập tắt, không thiệt hại về người. Ngôi nhà kinh doanh hỗn hợp (tạp hóa tại tầng 1, cho thuê trọ tại tầng 2, 3).
Đám cháy được lực lượng chức năng dập tắt, không thiệt hại về người.
Hiện nguyên nhân vụ việc đang được làm rõ.
29 địa phương chưa giải ngân gói hỗ trợ thuê trọ, công đoàn tiếp tục đôn đốc
Trước tiến độ giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê trọ cho công nhân tại các địa phương rất chậm, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam yêu cầu Liên đoàn lao động các địa phương đẩy nhanh thực hiện chính sách cho người lao động.
Chiều nay 4.8, Tổng liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã có công văn gửi LĐLĐ các tỉnh, thành phố; công đoàn ngành T.Ư và tương đương, công đoàn các tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc phối hợp đẩy nhanh thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động.
Hiện mới chỉ có 29 địa phương giải ngân gói hỗ trợ tiền nhà trọ cho công nhân. Ảnh T.N
Theo ông Phan Văn Anh, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện trên địa bàn cả nước có trên 60% công nhân lao động đang phải thuê nhà ở gần các khu công nghiệp, khu chế xuất; nơi tập trung đông công nhân lao động. Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhà ở dành cho người lao động còn chậm. Trong số đó có nhiều người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn về chỗ ở hoặc có chỗ ở nhưng chất lượng sinh hoạt còn thấp.
Việc Thủ tướng ban hành Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động rất kịp thời và cần thiết để hỗ trợ, giải quyết phần nào khó khăn về chỗ ở đối với người lao động.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc giải ngân gói hỗ trợ tại các địa phương rất chậm. Để đảm bảo hoàn thành chi trả gói hỗ trợ trong tháng 8.2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng, Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn tiếp tục đôn đốc, kiến nghị và phối hợp với chủ doanh nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền các quy định về đối tượng, các điều kiện, mức hỗ trợ và trình tự thủ tục về hồ sơ hỗ trợ tiền thuê trọ...
Bên cạnh đó, các cấp công đoàn chủ động đề xuất, kiến nghị và phối hợp hỗ trợ với chủ doanh nghiệp triển khai về việc lập danh sách, các biểu mẫu đăng ký thủ tục thực hiện hỗ trợ.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch; kiến nghị và phối hợp với chính quyền đồng cấp giải quyết các vướng mắc phát sinh về trình tự thủ tục hồ sơ của người lao động để kịp thời được hỗ trợ.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, gói hỗ trợ tiền thuê trọ khoảng 6.600 tỉ đồng với 3,4 triệu người lao động được thụ hưởng. Tính đến 3.8, đã có 51 tỉnh, thành đã phê duyệt hồ sơ của 17.300 doanh nghiệp, với 1,2 triệu lao động. 31 địa phương đã giải ngân 350 tỉ đồng, cho 620.000 lao động. Tỷ lệ lao động được hỗ trợ thuê trọ đạt 5,4%, tăng hơn 4% so với đầu tháng 7.Các địa phương đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ lao động là TP HCM (113 tỉ đồng); Đồng Nai (72 tỉ đồng); Bình Dương (74 tỉ đồng); Bắc Giang (55 tỉ đồng); Hà Nội (45 tỉ đồng); Long An (31 tỉ đồng)...
Tuy nhiên, vẫn còn 29 địa phương chưa giải ngân gói hỗ trợ. Nhiều nơi tỷ lệ rất thấp, như: Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, An Giang, chỉ đạt dưới 1%.
Một số nơi ban đầu dự kiến hỗ trợ lượng lớn lao động, nhưng đến nay tỷ lệ vẫn rất thấp, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.
Về nguyên nhân chậm giải ngân, theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, một số địa phương còn thờ ơ, lúng túng trong việc bố trí, sử dụng kinh phí. Trong khi, doanh nghiệp sợ trách nhiệm, không dám xác nhận và lập hồ sơ đề nghị cho người lao động.
Bên cạnh đó, người lao động chưa nắm hết thông tin để chủ động làm thủ tục. Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần đôn đốc các địa phương giải ngân gói hỗ trợ, song các tỉnh thành vẫn triển khai rất chậm.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho hay, đến 2.8, cơ quan BHXH tại 61 tỉnh, thành phố đã xác nhận cho hơn 2,9 triệu lao động tham gia BHXH bắt buộc đang làm việc tại 34.865 đơn vị đề nghị được hỗ trợ tiền thuê nhà với mức 500.000 đồng. Ngoài ra, BHXH tại 50 tỉnh, thành phố đã xác nhận cho 10.444 đơn vị với 174.529 lao động quay trở lại thị trường lao động.
Bé gái 1 tuổi nghi bị bạo hành có nhiều biểu hiện về di chứng thần kinh Tối 31-7, Bệnh viện Nhi trung ương thông tin bé gái L.Q.T. (1 tuổi) đã cai được thở máy xâm nhập, chuyển sang thở oxy hỗ trợ, tình trạng tuần hoàn, chức năng các cơ quan dần hồi phục. Tuy nhiên, trẻ có biểu hiện về di chứng thần kinh. Bé Q.T. được đưa đến Bệnh viện Nhi trung ương với nhiều vết...