“Cháy” phòng nhà nghỉ đầu năm
“Hết phòng” – là câu trả lời khá quen thuộc khi khách tìm hỏi thuê nhà nghỉ dịp đầu năm này.
“Cháy” phòng nghỉ
Khác hẳn với sự vắng vẻ của nhiều tuyến đường ở Hà Nội vào những ngày đầu năm mới này, tại một số con ngõ hẻm dẫn vào các khu nhà nghỉ lại luôn tấp nập người ra vào.
Dạo qua một số khu phố như: Cầu Giấy, Khương Trung, phố Vọng, Giải Phóng,…những tấm biển “Nhà nghỉ” là nơi tập trung rất đông khách.
Nhà nghỉ cháy phòng dịp đầu năm. Ảnh: PV
Tìm vào nhà nghỉ ở số 8 Ngọc Hà (Hà Nội), chưa để khách hỏi dứt câu, bà chủ quán đã lắc đầu: “Hết phòng rồi. Nếu thuê qua đêm thì về đi, còn thuê theo giờ thì chờ một lúc, chắc sắp có người trả phòng”.
Cũng theo bà chủ nhà nghỉ này, những ngày đầu năm, khách thuê chủ yếu thuê theo giờ, còn thuê để ngủ qua đêm thì rất ít.
Khi hỏi về khách thuê, bà chủ này cho biết: “Khách chủ yếu là người trẻ, toàn học sinh với sinh viên, chứ người lớn, Tết nhất nhiều việc, khó mà “trốn” đi ra ngoài được. Bọn trẻ thì năm nay nghỉ nhiều, rảnh rang nên mới vào đây đông”.
Ghé vào một nhà nghỉ khác trên phố Kim Mã lúc 4h chiều, nhưng PV vẫn chỉ nhận được cái lắc đầu của chủ quán: “Hết phòng rồi!”.
Video đang HOT
Đắt khách, thì giá cũng phải đắt “cắt cổ”
Tìm được nhà nghỉ dịp đầu năm đã khó, một phần vì khách đông, phần khác vì đầu năm nhiều nhà nghỉ vẫn chưa hoạt động trở lại do nhân viên nghỉ Tết.
Nhưng muốn thuê nhà nghỉ còn “khó” hơn, vì đông khách nên giá được đẩy lên rất cao, nhiều khách đã không khỏi choáng với mức giá “cắt cổ” này.
Giá của các phòng nghỉ thường được đội lên gấp đôi, gấp ba ngày thường. Theo bà chủ nhà nghỉ số 8 Ngọc Hà (Hà Nội), đối với phòng bình dân muốn thuê qua đêm, có giá 300.000 đồng/đêm (ngày thường là 150.000 đồng/đêm). Đối với phòng đẹp, rộng hơn thì 500.000 đồng/đêm (ngày thường là 200.000 – 220.000 đồng/đêm).
Còn đối với khách thuê theo giờ, phòng bình dân: 100.000 đồng cho 2 giờ đầu và 30.000 đồng/giờ cho các giờ tiếp theo. Phòng đẹp hơn thì 120.000 đồng cho 2 giờ đầu tiên và 50.000 đồng/giờ cho các giờ tiếp theo.
Thấy khách chê đắt, bà chủ liền nói: “Giờ này đắt thế, chứ đắt nữa cũng không có phòng cho thuê. Còn muốn rẻ thì chờ hết Tết”.
Ghé vào hỏi một nhà nghỉ khác trên đường Giải Phóng (Hà Nội), mức giá mà các chủ nhà hét đều không “dễ chịu” chút nào.
Nhà nghỉ Tuyết Anh ở tận sâu trong ngõ trên đường Giải Phóng, phòng khá rộng, thiết bị đẹp, nhưng nhân viên ở đây cho biết, 450.000 đồng/phòng/đêm (ngày thường chỉ khoảng 250.000 đồng/đêm), còn thuê theo giờ thì 150.000 đồng cho 2 giờ đầu và 30.000 đồng/giờ cho các giờ sau.
“Ngày Tết này cho thuê theo giờ lãi hơn, nên nếu khách muốn thuê để ngủ tá túc qua đêm, chắc khó lắm. Nhưng nếu cần, có thể thỏa thuận giá thêm với chủ xem sao”, một nhân viên dọn phòng cho biết.
Theo VTC
"Cậu ấm" đi săn cướp
Ngày tết trong khi những cậu ấm cô chiêu khác mải mê du xuân bằng "xế hộp" thì có một số thanh niên xuất thân từ gia đình giàu có lại cưỡi xe máy hứng bụi, dầm nắng ngoài đường để bắt cướp giúp dân. Họ là "hiệp sĩ" Bình Dương!
Năm vừa qua, các "hiệp sĩ" đường phố được một tờ báo điện tử bình chọn là nhân vật của năm. Nhắc đến "hiệp sĩ" chúng ta thường nghĩ đến những thanh niên chạy xe ôm hay những chàng "thợ đụng" thích hành hiệp. Ít ai ngờ nhiều chàng "hiệp sĩ" Bình Dương nổi danh khắp nước lại là những cậu ấm xuất thân từ những gia đình giàu có.
Không thích phô trương!
"Cướp! cướp!", sáng mùng 3 tết tôi nghe tiếng tri hô vang vọng trên đường Huỳnh Văn Lũy, thị xã Thủ Dầu Một Bình Dương. Bất ngờ từ đâu 4 chàng "hiệp sĩ" của CLB Phòng chống tội phạm phường Hiệp Thành (thị xã Thủ Dầu Một) phóng "ngựa sắt" đuổi theo kẻ cướp.
Chỉ thoáng nhìn, tôi đã nhận ra người dẫn đầu nhóm "hiệp sĩ" trong cuộc rượt đuổi trên là Trần Hoàng Anh, một trong các "hiệp sĩ" nổi danh nhất Bình Dương với hàng trăm lần bắt trộm cướp. Ngày tết mà anh chẳng khác gì ngày thường: vẫn diện chiếc áo pul rẻ tiền màu cà phê, chiếc quần rin tối sẫm, cưỡi chiếc dream cũ với khuôn mặt đen đúa, phong trần. Sau màn rượt cướp nghẹt thở, Hoàng Anh thấy tôi nên mời về nhà chơi. Quen nhau gần hai năm, gặp nhau cả trăm lần nhưng giờ này tôi mới biết chàng hiệp sĩ có bề ngoài giống chàng chạy xe ôm này là chủ một quán cà phê sân vườn rộng lớn, thoáng đạt, nằm gần thành phố mới Bình Dương. Một người bạn thân của Hoàng Anh kể anh gia đình anh vừa thu lại hơn 3 tỷ đồng sau khi bán một căn nhà nằm ở trung tâm thị xã Thủ Dầu Một.
Hiệp sĩ Trần Hoàng Anh tuần tra ngày tết (bìa phải)
Cũng ít ai ngờ "hiệp sĩ" Nguyễn Thanh Hải (Trưởng CLB Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một) - chàng trai hơn 5 lần bắt được đinh tặc, từng bị cướp đâm vào lưng, từng được chủ tịch nước tặng huân chương chiến công vì hàng trăm lần dũng cảm bắt tội phạm lại là một đại gia thứ thiệt. Với cách nói chuyện rề rà, ăn mặc giản dị, thường chỉ uống cà phê vỉa hè, Hải làm tôi lầm tưởng anh là con nhà nông. Đến khi "đột nhập" vào nhà anh, tôi mới ngớ người vì anh đang sở hữu ô tô xịn, sống cùng vợ con trong một căn nhà khang trang ngay trung tâm thị xã Thủ Dầu Một. Khi tôi hỏi: "Suốt ngày đi bắt cướp, anh nuôi vợ con bằng gì?" - Hải không nói chỉ cười tủm tỉm. Sau này, thông qua nhiều người tôi mới biết, bố mẹ Hải giàu có để lại cho anh nhiều ki ốt trên Đại lộ Bình Dương để cho thuê, hàng tháng anh thu về không dưới 50 triệu đồng.
Hệp sĩ nguyễn thanh hải và con gái
Thật ra, không như mọi người lầm tưởng, rất nhiều hiệp sĩ ở Bình Dương giàu có. Có thể kể thêm "hiệp sĩ" Lương Đức Túy là chủ của một nhà hàng rộng hàng ngàn mét vuông trên Đại lộ Bình Dương, "hiệp sĩ" Lương Văn Hóa là chủ một nhà nghỉ, nhiều "hiệp sĩ" khác sở hữu nhiều hecta cao su, hàng chục phòng trọ cho thuê...
Tiền tỉ không làm mờ mắt!
"Hiệp sĩ" Lương Văn Hóa tâm sự do kinh tế ổn định nên anh và các "đồng nghiệp" khác mới đủ khả năng hành hiệp từ năm này sang năm khác. Ngoài ra, cũng do không bị cơm áo gạo tiền chi phối nhiều nên các anh cũng dễ dàng chiến thắng được cám dỗ. Quả thật, đã nhiều lần nhặt được vàng bạc với số lượng lớn nhưng các "hiệp sĩ" vẫn giữ được sự "hồn nhiên" vốn có. Mới đây nhất ngày 27-12 - 2011, "hiệp sĩ" Hóa và một số "hiệp sĩ" khác đã nhặt được một bao vải chứa hơn 1,5 tỷ đồng cùng 2 lượng vàng do kẻ trộm vứt xuống suối trong lúc bị các anh truy đuổi. Toàn bộ số tiền đã được các anh mang về giao công an huyện Bến Cát để bàn giao lại cho chủ nhân là anh Lê Anh Tiến (xã Tân Định, huyện Bến Cát). Anh Tiến mừng nghẹn kể lại đây là số tiền mình vừa rút ngân hàng về chưa kịp trả nợ thì bị kẻ trộm đột nhập cuỗm mất.
Hiệp sĩ Lương Văn Hóa (bìa trái) đang áp giải tội phạm
Cách đây khá lâu, "hiệp sĩ" Trần Ngọc Cường, CLB Phòng chống tội phạm phường Hiệp Thành cũng đã nhặt được trên đường một bọc tiền 4 tỷ đồng và sẵn lòng trả lại ngay cho chủ nhân và từ chối nhận tiền hậu tạ.
Quả thật, ngày nay tìm được những người "chê" tiền tỷ đã hiếm, tìm được người giàu mà thích khoác chiếc áo bụi bặm, lăn lộn giữa đời để bảo vệ công lý như các anh thì lại càng hiếm hơn! Khi được hỏi, quan niệm sống của các anh là gì?, trong không khí năm mới, hiệp sĩ Trần Hoàng Anh chia sẻ: "Hãy cho đi, tất sẽ lại"!
Nguyễn Thanh Hải bắt cướp, áo xanh xọc ngang
Theo Người Lao Động
Cẩn thận với 'sư nhái' khất thực Tranh thủ những ngày Tết, trên đường phố Hà Nội đã xuất hiện một vài vị sư giả mà vẫn nhận được tiền từ những người nhẹ dạ. Lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người. Những vị giả sư này cũng áo nâu chân đất, cũng xuống tóc và tay lần tràng hạt, lang thang ở nơi tập trung nhiều người dân...