Chảy nước mũi – triệu chứng mới của COVID-19
Khi virus SARS-CoV-2 không ngừng đột biến, các chuyên gia cảnh báo những triệu chứng COVID-19 phổ biến nhất có thể đã thay đổi.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) hồi đầu tháng này cảnh báo biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ đang trên đà trở thành chủng trội toàn cầu và hiện đã có có mặt tại hơn 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng xếp Delta vào danh sách các chủng cần lưu tâm, trong khi nhiều quốc gia châu Âu cảnh báo nguy cơ một làn sóng lây nhiễm mới nghiêm trọng do chủng virus này. Các chính phủ và cơ quan y tế đã cố gắng thông tin đến người dân về cách xác định sớm các triệu chứng của COVID-19 để giảm thiểu tối đa sự lây lan ra cộng đồng.
Nếu như tới nay các triệu chứng phổ biến của COVID-19 vẫn là sốt, nhức đầu và mất khứu giác, thì các dữ liệu mới nhất cho thấy những người mắc biến thể Delta đang gặp phải các triệu chứng không hoàn toàn giống với trước đây. Điều này có nghĩa là cùng một loại virus có thể tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau theo những cách khác nhau.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của biến thể Delta
Khi virus SARS-CoV-2 đang đột biến, các chuyên gia đã cảnh báo rằng các triệu chứng COVID-19 phổ biến nhất có thể đã thay đổi so với những triệu chứng truyền thống. Nếu như các dấu hiệu ban đầu của việc mắc COVID-19 là mất khứu giác hoặc vị giác, ho dai dẳng và sốt, thì các dữ liệu mới nhất lại cho thấy hiện các dấu hiệu nói trên ít phổ biến hơn.
Đau đầu, đau họng và sổ mũi hiện được cho là các triệu chứng của người nhiễm virus SARS-CoV-2, thay vì ho và mất khứu giác hoặc vị giác, trong khi tình trạng sốt vẫn thường xảy ra.
Video đang HOT
Có một số lý do khiến chúng ta có thể thấy các triệu chứng tiến triển theo cách này. Có thể là do dữ liệu ban đầu chủ yếu đến từ những bệnh nhân đến bệnh viện, do đó, có khả năng bị bệnh nặng hơn. Và do tỷ lệ bao phủ tiêm chủng ở các nhóm tuổi cao hơn, những người trẻ tuổi hiện đang chiếm tỷ lệ lớn hơn trong các trường hợp COVID-19 và họ có xu hướng gặp các triệu chứng nhẹ hơn.
Lý do tại sao những người trẻ hơn có thể gặp các triệu chứng nhẹ hơn của nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể là do sự tiến hóa của virus và các đặc điểm khác nhau của biến thể Delta. Nhưng tại sao chính xác các triệu chứng có thể thay đổi vẫn chưa chắc chắn.
Mặc dù chúng ta vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về biến thể Delta, nhưng dữ liệu mới này rất quan trọng vì cho chúng ta thấy rằng những gì chúng ta có thể nghĩ đến chỉ là triệu chứng của một cơn cảm lạnh mùa đông nhẹ như sổ mũi hay đau họng, thì nay có thể là COVID-19.
Tiêm phòng COVID-19 có ảnh hưởng đến các triệu chứng không?
Mặc dù các biến thể COVID-19 mới có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine, song những vaccine như Pfizer và AstraZeneca dường như vẫn bảo vệ tốt chống lại COVID-19 có triệu chứng sau hai liều. Theo các báo cáo, cả hai loại vaccine trên đều đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ hơn 90% khỏi một căn bệnh nghiêm trọng cần điều trị tại bệnh viện.
Một sự kiện “siêu lây lan” gần đây ở New South Wales đã nêu bật tầm quan trọng của việc tiêm chủng. Trong số 30 người tham dự bữa tiệc sinh nhật này, các báo cáo chỉ ra rằng không ai trong số 24 người bị nhiễm biến thể Delta đã được tiêm phòng. Sáu người được tiêm chủng tại bữa tiệc không bị nhiễm COVID-19. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra sau khi tiêm phòng, nhưng rất có thể tải lượng virus sẽ thấp hơn và các triệu chứng nhẹ hơn nhiều so với khi không tiêm phòng.
Biến thể Delta đang lan rộng và đây là những gì bạn có thể làm
Bằng chứng cho thấy Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu và các biến thể khác. Điều quan trọng là phải hiểu môi trường cũng đang thay đổi. Mọi người dường như đã trở nên chủ quan hơn khi các biện pháp giãn cách bắt đầu được nới lỏng, khi thời tiết chuyển mùa và khi tỷ lệ tiêm chủng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên các nhà khoa học ngày càng chắc chắn rằng biến thể Delta dễ lây truyền hơn nhiều./.
Cuối cùng chúng ta đã biết thời gian phục hồi một trong những biến chứng khó chịu nhất khi nhiễm Covid-19
Sau khi khỏi Covid-19, nhiều người vẫn còn sót lại các di chứng hậu nhiễm bệnh, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày.
Covid-19, đến thời điểm này thì chẳng ai có thể phủ nhận sự nguy hiểm của nó, khi đã khiến cho cả thế giới phải lao đao suốt hơn 1 năm qua. Nhưng bên cạnh hệ quả to lớn nhất là cái chết hoặc di chứng nặng cho sức khỏe, người nhiễm bệnh còn phải chịu nhiều biến chứng khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống thường ngày. Một trong số đó là "mất khứu giác" - hay mất đi khả năng cảm nhận mùi vị.
Trên thực tế, các nhà khoa học đã ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 bị mất một phần hoặc toàn bộ khả năng cảm nhận mùi hương. Hội chứng này được gọi là Anosmia, là một trong những triệu chứng khá thường gặp khi nhiễm bệnh. Vấn đề nằm ở chỗ kể cả sau khi khỏi bệnh, nhiều người mãi vẫn không có lại được khứu giác của mình, dù đã trải qua thời gian khá dài.
Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học cuối cùng đã xác định được thời gian cần để có lại được khả năng cảm nhận mùi hương, thông qua một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí JAMA .
Cụ thể theo như nghiên cứu, Anosmia có thể tồn tại trong thời gian khá dài, lên tới 1 năm. Nghiên cứu thực hiện trên 97 bệnh nhân bị mất khứu giác kéo dài hơn 7 ngày sau khi dương tính với Covid-19.
Trong số 97 bệnh nhân, 51 người được xét nghiệm khứu giác cả chủ quan và khách quan, với tần suất 4 tháng/lần trong vòng 1 năm. Họ phải đánh giá khả năng cảm nhận mùi hương của họ trong mỗi lần xét nghiệm.
Kết quả là trong 4 tháng đầu tiên, 53% cho biết họ chỉ khôi phục lại một phần khả năng này. 2% thậm chí còn chẳng có chút tiến triển nào.
Đến lần khảo sát thứ 2 (8 tháng), 96% cho biết họ đã hồi phục hoàn toàn. 4% (2 bệnh nhân) vẫn tiếp tục báo cáo về việc bị suy giảm khả năng cảm nhận mùi ở mốc 1 năm.
Trong khi đó với 46 bệnh nhân được làm xét nghiệm chủ quan, 28% cho biết họ hoàn toàn hội phục ở mốc 4 tháng. Số còn lại ở mốc 1 năm.
Nói cách khác thì theo như nghiên cứu, chúng ta có thể cần đến 1 năm để khôi phục lại khả năng cảm nhận mùi hương sau khi nhiễm Covid, theo như nghiên cứu này.
"Chứng bệnh mất khứu giác liên quan đến Covid-19 được khôi phục ở thời điểm gần 1 năm," - các chuyên gia nhận định. "Nhưng với việc ngày càng nhiều người có các triệu chứng hậu Covid, sẽ cần những nghiên cứu sâu hơn để khẳng định vấn đề này."
COVID-19 có thể làm thay đổi cấu trúc vật lý của não Ngay cả ở thể nhẹ, COVID-19 cũng có thể gây mất chất xám lâu dài ở một số vùng nhất định của não. Một nghiên cứu gần đây cho thấy COVID-19 có khả năng làm thay đổi cấu trúc vật lý của não và gây thu hẹp một số khu vực như vỏ não rìa, hồi hải mã và thùy thái dương. Như...