Chảy nước miếng khi ngủ không phải bình thường bởi rất có thể đó là tiền thân của vô vàn loại bệnh nguy hiểm
Chảy nước miếng khi ngủ không chỉ mất vệ sinh, nó còn là dấu hiệu “hé lộ” vô vàn bệnh lý tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chắc chắn ai cũng có đôi lúc chảy nước bọt – chảy nước miếng khi ngủ nhưng đều cười xòa bỏ qua bởi nghĩ đây là phản ứng của cơ thể khi quá mệt mà thôi. Nhưng thực tế, việc chảy nước bọt khi ngủ là một minh chứng cho thấy sự bất thường của cơ thể, là biểu hiện của vô vàn loại bệnh tiềm ẩn. Lúc này, nó không còn là một thói quen xấu nữa mà đã tiến triển thành bệnh nội khoa.
Theo Sleepjunkie, khi thấy nước miếng chảy liên tục khi ngủ thì chị em phải cảnh giác ngay, bởi đó ắt hẳn là dấu hiệu của 6 loại bệnh sau đây:
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Nếu bệnh xảy ra liên tục thì sẽ vô tình gây nên vài tổn thương như viêm loét ở thực quản. Các bệnh nhân cho biết họ thường cảm thấy khó nuốt và cảm giác như có cục u gì đó chặn lại tại cổ họng.
Trào ngược dạ dày liên tục sẽ khiến cổ họng bị viêm loét, gây nên các khối u nghiêm trọng.
Vậy căn bệnh này có liên quan gì với việc chảy nước miếng khi ngủ? Theo các chuyên gia giải thích, nước bọt tích tụ quá nhiều trong miệng khi ngủ sẽ làm cơ thể tự nuốt xuống trong vô thức. Nhưng đúng khoảnh khắc đó thì nước bọt bị cục u kia chặn lại, không xuôi xuống cổ họng được nên phải chảy bớt ra bên ngoài.
2. Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ
Theo tờ Bác sĩ Gia Đình, Trung Quốc, ngưng thở lúc ngủ là triệu chứng cho thấy bạn đang bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Lúc này cơ thể sẽ thường xuyên ngưng thở vào giữa đêm – lúc mà mọi cơ quan đang nghỉ ngơi. Lâu dần sẽ khiến chị em chảy nước bọt ra ngoài liên tục vì cơ thể không thể nào điều tiết hoạt động được nữa.
Ngưng thở khi ngủ khoảng 5 lần/giờ là bình thường, 5 – 15 lần/giờ là mức nhẹ và 15 lần trở lên là rất nặng.
Video đang HOT
Tình trạng ngưng thở liên tục này làm cơ thể thường xuyên thiếu oxy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạch máu ở phổi, tim, thận, tuyến tụy, não… rồi dẫn đến nhồi máu cơ tim, cao huyết áp hay đột quỵ. Mặc dù không làm cơ thể tử vong ngay lập tức, nhưng chứng ngưng thở khi ngủ sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Theo chuyên gia cho hay, ngưng thở khi ngủ khoảng 5 lần/giờ là bình thường, 5 – 15 lần/giờ là mức nhẹ và 15 lần trở lên là rất nặng.
Bình thường khi ngủ, cơ thể sẽ tự động sản xuất ra nước bọt để diệt vi khuẩn có trong khoang miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nhiễm trở nặng thì cơ thể còn bị kích thích tiết nước bọt nhiều hơn nữa. Khi đó, cơ thể không thể nào nuốt hết nước bọt được mà phải đẩy bớt ra bên ngoài.
Những bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính, hay chỉ đơn giản là nghẹt mũi do cảm lạnh, nhiễm trùng cũng rất dễ bị chảy nước bọt khi ngủ. Bởi lúc ngủ bình thường thì cơ thể sẽ thở bằng mũi, ngược lại mũi bị tắc thì phải thở bằng miệng. Thêm vào đó, khi ngủ thì cơ hàm sẽ thả lỏng khiến nước bọt chảy ra ngoài nhiều hơn.
5. Rối loạn nuốt
Rối loạn nuốt thường là một di chứng tai biến mạch máu não rất thường gặp. Ngoài việc làm bệnh nhân khó khăn trong ăn uống, rối loạn nuốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như hít sặc, viêm phổi, khó thở và có thể dẫn đến tử vong. Cũng ít ai biết rằng, chảy nước bọt khi ngủ là một dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh rối loạn nuốt, thậm chí là tiền đề của bệnh ung thư.
6. Do tác dụng của thuốc
Các loại thuốc như thuốc mất ngủ, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị Alzheimer, kháng sinh… đều có thể khiến nước bọt tiết ra khi ngủ nhiều hơn so với bình thường. Vậy nên nếu đã uống các loại thuốc này, chị em nên ngủ đúng tư thế, không nằm nghiêng nằm sấp, tập dần có thể cải thiện bệnh.
Ngoài việc đi khám để xem mình mắc bệnh gì, các chuyên gia cũng khuyên nên thử qua các cách khắc phục sau, tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả:
- Không để xoang mũi bị lạnh hay tắc nghẽn.
- Tắm nước nóng trước khi ngủ sẽ làm đường thở được thông thoáng hơn, từ đó cải thiện sức khỏe của mũi.
- Xông tinh dầu.
- Kê cao gối ngủ và ngủ đúng tư thế.
Theo Sleepjunkie & Familydoctor/Helino
Ngủ dậy là tôi đói bụng liền, phải làm sao?
Có cách nào 'lấp tạm' cái bụng đói trước khi tập thể dục mà không ảnh hưởng đến kết quả tập luyện cũng như sức khỏe? Nếu có thì đó là những thực phẩm nào, thời gian thích hợp để ăn trước khi tập thể dục?
Tập thể dục kết hợp ăn uống đúng cách là vấn đề các bạn trẻ quan tâm - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
* Mỗi ngày tôi tập thể dục (chạy bộ và đi bộ) từ 6h30 - 7h30, duy trì đã hơn 1 tháng qua. Trung bình tổng quãng đường chạy và đi bộ tôi đạt 8km/ngày.
Nhiều lúc ngủ dậy tôi khá đói bụng nhưng không dám ăn vì bạn bè tôi nói ăn trước khi tập thể dục thì không tốt cho hệ tiêu hóa. Thật sự đi tập thể dục với chiếc bụng đói làm tôi nhanh rơi vào tình trạng mệt mỏi hơn so với những người bạn tập của mình.
Tìm hiểu trên Internet thấy các chuyên gia cũng khuyến cáo tập thể dục ngay sau khi ăn có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, nấc cụt, nôn mửa.
Thưa bác sĩ, có cách nào "lấp tạm" chiếc bụng đói trước khi tập thể dục mà không ảnh hưởng đến kết quả tập luyện cũng như sức khỏe không? Nếu có thì đó là những thực phẩm nào, thời gian thích hợp để ăn trước khi tập thể dục?
Lâm Ngọc Hiếu (26 tuổi, hieulam1203@...)
- ThS.BS Nguyễn Nam Anh (chuyên khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện quốc tế Minh Anh) trả lời:
Khi tập luyện thể dục thể thao, các cơ bắp sẽ được vận động với cường độ cao hơn lúc nghỉ ngơi, do đó sẽ tăng cường tiêu thụ nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể.
Cơ bắp chúng ta sử dụng "nhiên liệu" chủ yếu từ đường glucose. Tế bào cơ sử dụng chủ yếu năng lượng được trữ ngay tại cơ dưới dạng phân tử glycogen, được phân giải thành glucose để sử dụng tại chỗ khi cơ thể vận động.
Đóng vai trò thứ hai là glucose tự do trong máu, có thể tăng cao khi tập luyện do tăng phóng thích từ glycogen dự trữ ở gan, hay sau một bữa ăn giàu đường bột, glucose được hấp thu nhiều vào máu.
Từ những hiểu biết trên, chúng ta có thể thấy việc bổ sung đầy đủ đường bột trong chế độ ăn rất quan trọng, giúp cơ bắp đủ năng lượng, tránh rơi vào tình trạng mệt mỏi khi tập luyện.
Chế độ ăn low carb, ít đường bột giúp ích trong kiểm soát cân nặng, tuy nhiên có thể không phù hợp khi bạn đang tham gia một lịch trình tập luyện. Câu hỏi đặt ra là chúng ta nên bổ sung như thế nào cho phù hợp?
Dự trữ glycogen tại cơ được bổ sung trong giai đoạn cơ thể nghỉ ngơi sau vận động, và quá trình này có thể kéo dài đến vài ngày, cho nên một bữa ăn đầy đủ đường bột sau khi tập là cần thiết.
Ở người bình thường, nhu cầu đường bột khoảng 130 gam/ngày, nhưng ở người có tập luyện có thể cần đến 160 gam/ngày hoặc hơn tùy cường độ vận động. Lịch trình tập luyện cũng cần được thiết kế phù hợp để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo nguồn dự trữ năng lượng.
Cơ bắp ở mức "đầy bình" sẽ giúp việc tập luyện thuận lợi hơn, tránh được mệt mỏi, đuối cơ.
Bên cạnh việc đảm bảo dự trữ glycogen đầy đủ tại cơ từ trước, bổ sung đường bột ngay trước tập luyện cũng giúp ích khi làm tăng lượng đường trong máu, hỗ trợ một phần cung cấp năng lượng cho cơ bắp.
Yếu tố tâm lý cũng quan trọng, khi cảm giác đói bụng gây xao nhãng làm giảm hiệu quả tập luyện.
Vì vậy khi tập luyện vào sáng sớm, bạn có thể ăn nhẹ 30 phút trước khi tập với các thực phẩm giàu đường đơn giản, nhanh hấp thu như: sinh tố trái cây, chuối, sữa chua, một lát bánh mì phết mật ong, 1 ít bánh quy hoặc thanh năng lượng...
Bạn cũng có thể ngậm thêm kẹo trong khi tập nếu cảm thấy mệt mỏi. Nên dành bữa ăn đầy đủ, thịnh soạn cho sau tập luyện, hoặc ít nhất 1,5-2 tiếng trước khi tập.
Theo tuoitre
Vì sao bạn hay mệt mỏi, khắc phục bằng cách nào? Mệt mỏi có thể là kết quả của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, nhưng nó cũng thường liên quan đến những điều nhỏ nhặt trong các hoạt động hằng ngày. Đôi khi bạn cảm thấy rất mệt mỏi hoặc kiệt sức, nguyên nhân đôi khi không đến từ bệnh nặng mà do thói quen, lối sống - Ảnh minh họa: Shutterstock Dưới...