Chảy nước mắt với hủ tíu dê đường Nguyễn Kim
Lỡ tay cho hẳn chén nước chấm vào tô nước dùng vốn đã cay đậm nên bạn tôi vừa ăn vừa phải chấm nước mắt, song cô nàng nhất quyết không gọi tô khác vì “ nóng và cay thế này mới gọi là chuẩn của món dê”.
Vốn là “cú mèo” nên dù nghe danh món hủ tíu dê từ rất lâu, tôi vẫn chưa có cơ hội nếm thử. Lý do đơn giản vì nếu tới quán sau 8h sáng sẽ không còn phần ngon, hay có lúc phải quay xe về vì hết hàng. Sau thời gian năn nỉ lẫn đe doạ đều không dụ được tôi đến quán, cô bạn thân quyết định “vác xe” sang phòng, buộc tôi lên giường ngủ sớm để sáng hôm sau thực hiện chiến lược mặt trời vừa mọc là đạp tôi lăn xuống giường. Không thể cò cưa hơn, mắt nhắm mắt mở, tôi leo lê lên xe, để mặc mọi sự.
Sau khi chạy một vòng từ đầu này đến đầu kia của thành phố, chúng tôi dừng chân trước một quán ăn trên đường Nguyễn Kim (gọi là quán cho sang chứ thật ra 80% các bộ bàn ghế đều kê ngoài vỉa hè). Thế nhưng quán được một điểm cộng là phục vụ nhanh, chỉ sau 2 phút, phần hủ tíu dê nghi ngút khói đã hiện diện trên bàn.
Gọi là phần vì món ăn này không gói gọn trong một tô như các loại hủ tíu khác mà được chia thành hai tô riêng, một tô đựng hủ tíu, một tô đựng thịt dê. Giải thích điều này, chị chủ cho biết: “Thịt dê phải ăn cực nóng mới ngon. Nhưng nếu nóng quá hủ tíu sẽ bị nhũn nên tách riêng để chúng không ảnh hưởng nhau”. Việc để riêng hai món cũng tạo nên một hiệu ứng khá lạ, đó là tuy được múc cùng một nồi, song nước dùng trong tô thịt dê thơm hơn, đậm đà hơn so với nước dùng trong phần hủ tíu.
Video đang HOT
Ngoài ấn tượng về cái nóng là độ cay của món ăn. Cái cay mà nếu thuộc tuýp “yếu đô”, bạn phải vừa hít hà vừa ăn. Song với những người xử lý tốt thì chính cái nóng, cái cay giúp món ăn trọn vị hơn cũng như át được cái mùi đặc trưng của loại thịt này, chỉ còn cảm giác cắn ngập răng trong khối thịt hay cái béo mềm của lớp da.
Thế nhưng, cũng có vài vị khách chưa vừa ý lắm độ cay của món ăn nên “gia cố” thêm chén nước chấm có độ cay không phải ai cũng dám thử. Có điều cách ăn này chỉ dành cho những người thực sự ăn cay, còn những người chỉ “trình độ” trung bình như cô bạn của tôi thì chỉ có nước vừa ăn vừa khóc. Có điều, khi tôi khuyên gọi tô khác thì cô nhất quyết không vì “tuy cay nhưng ngon và lạ lắm”.
Gọi là phần chính xác hơn tô bởi có hẳn hai tô, một đựng hủ tíu, một đựng thịt dê.
Bạn có thể mix hai tô với nhau hoặc dùng xen kẽ hai thành phần.
Quán mở cửa bán từ 6 – 22h hàng ngày, riêng hủ tíu dê chỉ bán vào buổi sáng. Giá một tô (phần) là 35.000 đồng. Ngoài hủ tíu dê, bạn có thể dùng phần dê với bánh mì hoặc gọi thêm bánh mì cho đủ bụng. Một lưu ý nhỏ là nếu muốn ăn no, khi đến quán nên yêu cầu tô hủ tíu to, vì nếu không, chủ quán sẽ nhận mặt khách lạ và bưng ra tô hủ tíu bé tẹo để bạn thử sức.
Địa chỉ: Quán Hào Phong, 87 Nguyễn Kim (ngã tư Nguyễn Kim – Đào Duy Từ), P.7, Q.10, TP.HCM
Theo BĐVN
Quán Phở bò tái ngon ở Hà Nội
Ở Hà Nội, bạn có thể nghe đến những hàng phở đã nổi danh từ lâu nay, như phở Thìn Lò Đúc, phở Bát Đàn, phở Sướng Đinh Liệt, phở Lý Quốc Sư...chúng tôi giới thiệu với quý độc giả Quán phở bò tái ngon ở Hà Nội.
Mỗi hàng sẽ có một cách nấu nước dùng đặc trưng riêng biệt, cũng như cách chế biến nguyên liệu thịt bò, thịt gà khác nhau. Nói về phở bò, bạn có thể thưởng thức bò chín, bò tái, tái lăn, nạm, gầu, sốt vang...
Với bò tái, nếu bạn từng ăn phở Tự Do ở Cầu Gỗ, hoặc phở Ấu Triệu, bạn sẽ biết cách làm món bò tái cho phở: Thịt bò được thái nhỏ sẵn, khi có khách yêu cầu, đầu bếp sẽ băm nhỏ tất cả các miếng thịt, sau đó nghiêng mặt dao và dùng sức để đập mạnh cho bẹp phần thịt bò đó ra. Làm như vậy khi đưa vào bát và chan nước dùng nóng sôi, thịt sẽ vừa mềm lại vừa dai mà vẫn có vị ngọt từ thịt bò tái.
Bây giờ, nhiều hàng phở chỉ thái thịt thành miếng và cho vào bát, nhưng nếu thực sự cầu kỳ trong ẩm thực, bạn nên thưởng thức hoặc tự mình nấu món phở đúng cách như vậy. Phở đã trở thành món quà căn bản của người Hà Nội mỗi khi tiếp đón vị khách phương xa, hay món quà gợi nhớ của mỗi người con xa Hà Nội khi ngày trở về. Bạn có thể thử các món bò tái, bò sốt vang ở quán phở gia truyền Triệu Việt Vương, hàng mở từ sáng sớm đến tối.
Theo Cẩm nang gia đình
Ngũ vị trong món chạo chân giò Kim Sơn Bạn từng ghé thăm mảnh đấtn - Ninh Bình, từng thưởng thức "rượ ngon, cơm cháy, thịt dê", những thứ được coi là đặc sản nơi đây mà chưa từng được nếm mó thì quả thực đáng tiếc. Món. Nguyên liệ chính của móy là châ. Theo kinh nghiệm của người làm nghề lâ năm nên chọn những chiếc châ heo loại vừa,...