Chảy nước dãi khi ngủ báo hiệu 4 tình trạng bệnh
Nhiều người mắc phải tình trạng chảy nước dãi khi ngủ, đôi khi đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh.
Chảy nước dãi hay còn gọi là chảy nước miếng, là hiện tượng sinh lý của con người. Chúng tác dụng làm ướt niêm mạc miệng, chống khô miệng, giúp nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Thông thường, nước bọt sẽ tiết ra khi bị kích thích bởi thức ăn, nhưng nếu không chịu những tác động gì mà bạn vẫn chảy nước dãi liên tục, đặc biệt trong lúc ngủ là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.
Chảy nước dãi khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh. (Nguồn: Aboluowang)
Theo Aboluowang, khi bạn chảy nước dãi nhiều và với tần suất liên tục, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh dưới đây.
Nhiễm virus, nhiễm lạnh, gió, cảm cúm có thể xâm nhập vào hệ thần kinh của cơ thể, từ đó cản trở chức năng vận động bình thường của cơ mặt, dẫn đến miệng không thể khép lại, nước bọt không tự chủ chảy ra trong khi ngủ và có thể kèm theo các triệu chứng như liệt dây thần kinh mặt, co thắt và thậm chí là liệt mặt.
Ngoài ra, người bị viêm dây thần kinh mặt còn có biểu hiện châm chích như điện giật, bắt đầu với những cơn đau ngắn và nhẹ. Đối với những bệnh nhân như vậy, nên đến khoa thần kinh của bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Video đang HOT
Xơ cứng động mạch có thể khiến máu và oxy cung cấp không đủ cho não và cơ, khiến cơ mặt bị giãn. Ngoài ra, khi tuổi càng cao, khả năng nuốt của người cao tuổi sẽ giảm dần. Sự kết hợp của các yếu tố này có thể dẫn đến tình trạng chảy nước dãi khi ngủ.
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn. Đây được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất, nguy cơ tử vong cao nếu không sớm nhận biết triệu chứng tai biến và can thiệp kịp thời.
Tình trạng này khiến bệnh nhân mất kiểm soát các cơ mặt hoặc khó nuốt. Vì vậy, nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra không thể được nuốt và làm sạch kịp thời mà tích tụ trong miệng. Một khi lượng nước bọt vượt quá khả năng chứa của miệng sẽ chảy ra khỏi miệng, đặc biệt là khi ngủ.
Ngoài ra, những bệnh nhân này còn có thể gặp các triệu chứng như rối loạn ý thức, nhức đầu, hôn mê và nôn mửa.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản do trào ngược axit lên thực quản, có thể đến cổ họng, kích thích cơ thể tiết nước bọt nhiều hơn. Điều này dẫn tới tổn thương lớp thực quản, cảm giác như có khối u trong cổ họng, gây khó khăn trong việc nuốt và dẫn đến chảy nước dãi.
Ăn đồ quá nóng có thể gây ung thư thực quản không?
Ung thư thực quản nguy hiểm nhất trong các loại ung thư đường tiêu hóa, liên quan tới các thói quen hằng ngày như hút thuốc lá, rượu và ăn uống đồ quá nóng.
Thông tin trên do Phó giáo sư Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K (Hà Nội), cung cấp tại Hội thảo khoa học "Những tiến bộ của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong ung thư thực quản" do bệnh viện tổ chức.
Ung thư thực quản là một trong những ung thư có tiên lượng rất xấu. Bệnh phổ biển ở cả 2 giới, thường phát triển thầm lặng, ở giai đoạn đầu không có nhiều dấu hiệu rõ ràng dễ gây lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác. Người bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị rất khó khăn, tiên lượng và kết quả thường xấu.
Phó giáo sư Bình chia sẻ về ung thư thực quản. Ảnh: BVCC.
Theo Phó giáo sư Bình, những thói quen xấu gây ung thư thực quản như:
- Hút thuốc lá, uống rượu, bia. Người vừa hút thuốc lá, vừa uống rượu mạnh có nguy cơ cao hơn.
- Thói quen ăn hoặc uống đồ quá nóng như trà, súp hoặc cháo, có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, tần suất nhiều lần gây viêm tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
- Ăn nhiều thịt nướng, dưa, cà muối chứa nitrosamin - đây là chất đã được chứng minh sinh ung thư.
Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thừa cân béo phì, trong gia đình có người thân mắc ung thư đường tiêu hóa tăng nguy cơ mắc loại ung thư này hơn.
Bác sĩ Bình cho biết việc sàng lọc phát hiện sớm là "chìa khóa" cho bệnh nhân mắc ung thư thực quản, làm cơ hội chữa khỏi, kéo dài thời gian sống, chi phí điều trị tốt hơn.
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân N. Ảnh: BVCC.
Điển hình là bệnh nhân V.V.N (42 tuổi, trú tại Hải Dương) vừa được Phó giáo sư Bình cùng với Giáo sư Xavier Benoit D'Journo (Chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật Lồng ngực - Tim mạch và Bệnh lý ung thư thực quản - Cộng hòa Pháp) phẫu thuật cuối tháng 10. Người này không có triệu chứng rõ rệt, trong một lần thăm khám định kỳ phát hiện tổn thương sớm. Kết quả giải phẫu là bệnh ung thư biểu mô vảy. Bệnh nhân được tư vấn, chỉ định phẫu thuật nội soi bằng robot. Sau mổ, sức khỏe người bệnh ổn định.
Phương pháp phẫu thuật robot có nhiều ưu điểm như đảm bảo thẩm mỹ, sang chấn tối thiểu, không chảy máu, giảm đau tối đa, giảm thời gian nằm viện.
Lợi ích của việc thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày Việc thiết lập thời gian thức dậy đều đặn mỗi sáng giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ ban đêm, cũng như duy trì hoạt động thể chất, tinh thần khỏe mạnh trong suốt cả ngày... Giấc ngủ lành mạnh phụ thuộc vào việc ngủ đủ giấc và trải qua từng giai đoạn của giấc ngủ, nhưng điều quan trọng không...