Cháy nhà, 6 người chết ở Thủ Đức: Vì sao cháy nhỏ mà nhiều người chết?
Vụ cháy xảy ra vào rạng sáng 30-3 tại căn nhà cấp 4 ở phường Cát Lái (TP Thủ Đức, TP.HCM) không quá lớn nhưng hậu quả khiến 6 người trong một gia đình thiệt mạng.
Cụ Võ Thị Biết (73 tuổi), mẹ của bà Bùi Thị Loan, khóc ngất tại hiện trường – Ảnh: MINH HÒA
Vấn đề đặt ra sau vụ cháy là làm cách nào để phòng ngừa và thoát nạn, cho tới lúc lực lượng cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp tiếp cận được hiện trường.
Nhà bít bùng, không lối thoát
Ghi nhận tại hiện trường căn nhà bị cháy: tứ phía bít bùng, chỉ có một lối ra vào là cửa chính nhưng bị 5 chiếc xe máy chắn ngang.
Khi ngọn lửa bùng lên, 6 người trong gia đình đang ngủ say bên trong không thể thoát nạn và ngạt chết. Người duy nhất sống sót nằm ngủ phía bên ngoài cũng bị phỏng nặng trong lúc tìm cách cứu người thân.
Thông tin về vụ cháy, ông Nguyễn Đức Hiền – chủ tịch UBND phường Cát Lái – cho biết do nhà chật nên gia đình này thường để 5 xe máy ở phòng khách chắn hết cửa ra vào và khóa cửa ngủ.
Khi xảy ra hỏa hoạn, chính số xe máy này bắt lửa, cản lối thoát của các nạn nhân dẫn tới 6 người trong gia đình này thiệt mạng.
Các nạn nhân gồm: bà Bùi Thị Loan (53 tuổi, chủ hộ) và các con cháu bà Loan là anh Lục Kiến Oai (27 tuổi, con trai), chị Lục Tuyết Trinh (25 tuổi, con gái), chị Bùi Thúy An (24 tuổi, con dâu), bé Lục Thái Nghi (7 tuổi, cháu nội) và bé Lục Kiến Phong (2 tháng tuổi, cháu ngoại). Vụ cháy còn khiến toàn bộ ngôi nhà cấp 4 khoảng 60m2 cùng số xe máy trên và vật dụng sinh hoạt gia đình bị thiêu rụi.
Công an TP.HCM cho biết khoảng 1h15 ngày 30-3 có nhận được tin báo cháy nhà dân tại 899 Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái. Do vụ cháy xảy ra trong đêm khuya và người dân phát hiện muộn nên khi lực lượng chữa cháy có mặt thì lửa đã bùng lớn.
Lúc đám cháy được khống chế, chỉ còn một nạn nhân sống sót là ông Lục Chân Tâm (54 tuổi, chồng bà Loan). Hiện ông Tâm đang cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức).
Phía UBND TP Thủ Đức cũng tổ chức họp khẩn, đến thăm hỏi, động viên và trao tổng số tiền hỗ trợ 40 triệu đồng cho người thân gia đình ông Tâm.
Video đang HOT
Bình tĩnh: yếu tố sống còn
Thời gian gần đây liên tục xảy ra cháy ở các khu dân cư, vụ cháy nhỏ nhưng thời điểm xảy ra ban đêm nên gây ra nhiều thiệt hại về nhân mạng. Trước đó, rạng sáng 25-3, một vụ cháy tại một con hẻm đường Cao Lỗ (P.4, Q.8) khiến 3 người gồm hai vợ chồng cùng con gái chết cháy.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về những trường hợp này chiều 30-3, thượng tá Nguyễn Mạnh Trưởng – phó trưởng Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Công an TP.HCM – chia sẻ nguyên tắc tối ưu vẫn là phải phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ.
Trong trường hợp đám cháy đã xảy ra và còn đang ở mức độ nhỏ thì cần phải hô hoán, báo động cho mọi người xung quanh ứng cứu, hỗ trợ kịp thời. Trong thời điểm này cần phải bình tĩnh sử dụng các dụng cụ phòng cháy chữa cháy có trong nhà, mền chăn nhúng nước để kiểm soát, dập tắt đám cháy.
Trong trường hợp đã xảy ra cháy lớn thì nguyên tắc đầu tiên vẫn phải bình tĩnh, bình tĩnh để thoát hiểm chứ không phải để dập lửa. Người dân cần tìm các lối thoát khác tránh khu vực cháy như cửa sổ, bancông để thoát ra ngoài.
Nếu không còn phương án khác thì phải băng qua lửa khói, lúc này người dân phải bình tĩnh lấy mền nhúng nước quấn quanh người và dùng khăn tẩm nước bịt mũi, miệng rồi băng qua đám cháy.
Nếu không thể thoát ra được nữa thì phải tìm cách kéo dài sự sinh tồn: lấy khăn ướt, mền ướt quấn quanh người để không bị phỏng, đồng thời nằm rạp xuống nền nhà vì đây là nơi duy nhất còn dưỡng khí trong lúc cháy.
Càng chạy tới chạy lui thì càng dễ chết, chỉ cần chạy vài bước sẽ ngạt và ngã gục ngay. Ngay cả người băng qua đám cháy cũng phải lăn qua chứ không lao thẳng vào vùng khói.
“Nếu kéo dài được sự sinh tồn đến khi lực lượng chuyên nghiệp tới thì sẽ được cứu, còn khi chúng tôi tới mà nạn nhân đã mất thì cũng bất lực”, ông Trưởng nói.
Còn trung úy Nguyễn Nhật Phương – đội công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Công an TP.HCM, người thường xuyên tham gia giải cứu các nạn nhân mắc kẹt trong những vụ cháy – cho biết phải thật sự bình tĩnh, tránh hoảng loạn thì khả năng sống sẽ cao.
Khi cháy đã lớn, người bên trong phải làm ướt cơ thể, sau đó cúi người men theo các bức tường để thoát thân. Người bên ngoài phải am hiểu địa hình bên trong căn nhà thì mới được vào ứng cứu, người lạ liều mạng vào rất dễ bị mắc kẹt và tử nạn theo.
Về phương án an toàn phòng chống cháy nổ, thượng tá Nguyễn Mạnh Trưởng khuyên người dân nên lắp các thiết bị báo cháy tự động. Chi phí lắp đặt không cao nhưng chỉ cần có khói hay lửa nhỏ thì thiết bị sẽ báo động ngay để người dân thoát thân.
“Các thiết bị này nhà nào cũng lắp được. Nhiều thiết bị còn liên kết với trung tâm 114, chỉ cần xảy ra cháy có khi người nhà còn chưa biết nhưng chúng tôi đã nắm được và ứng cứu kịp thời”, ông Trưởng nói.
Cẩn thận mùa nắng nóng
Trước tần suất các vụ cháy xuất hiện nhiều trong mùa nắng nóng, cơ quan công an khuyến cáo:
Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy gần nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy trong nhà; trường hợp cần thì chỉ dự trữ số lượng ít và để nơi riêng biệt.
Ôtô, xe máy, các phương tiện và dụng cụ có xăng dầu, chất dễ cháy phải để xa bếp, nguồn sinh nhiệt. Không để ôtô trong nhà ở để phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy. Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện vào ban đêm…
Tết hiu quạnh của cậu bé không cha, mồ côi mẹ
'Tết đầu tiên không có mẹ, em rất buồn vì nhà mình không có ai, nhìn nhà hàng xóm sum vầy em càng thấy cô đơn', Đức Anh nói.
Ghé vào thôn thôn 2, xã Bối Cầu, Bình Lục (Hà Nam) vào dịp Tết, hỏi nhà em Trần Đức Anh (13 tuổi, học sinh lớp 8 tại Trường Trung học cơ sở Bối Cầu), không ai không biết bởi hoàn cảnh gia đình vô cùng éo le của cậu bé đang trong tuổi ăn, tuổi học.
Ngay đầu ngõ là cây rau mồng tơi già, trụi lá, leo chằng chịt lên đám cỏ dại. Mồng tơi là thứ rau duy nhất trong vườn mà cậu bé mồ côi Đức Anh hằng ngày vẫn hái vội sau mỗi buổi học để nấu bát canh ăn qua ngày. Vừa bước vào sân, khung cảnh đìu hiu, vắng hơi ấm của người. Bước vào trong, căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, đầy mùi ẩm mốc bốc lên từ nền đất, đồ đạc không có gì ngoài chiếc giường, bộ bàn ghế và ban thờ. Đức Anh bước ra, gương mặt bỡ ngỡ khi thấy người lạ đến thăm, em lễ phép chào hỏi rồi mời vào nhà.
Ngôi nhà cấp 4 lụp xụp của cậu bé 13 tuổi sống một mình.
Vốn nhút nhát, ít nói, em nói chuyện cũng khó khăn nên từ ngày mẹ mất, ngôi nhà của em chẳng mấy khi đón khách. Dù nhà không rộng, nhưng cảnh sống một mình khiến em cảm thấy trống trải, lúc nào cũng mong có người ghé tới. Khi nhắc đến người thân, gương mặt em thoáng buồn.
Nhìn di ảnh mẹ trên bàn thờ, em kể mẹ của em là Trần Thị Sao, ngày còn sống đi làm thợ may ở gần nhà. Mẹ em sinh được 4 người con, 3 chị gái lớn đã lập gia đình ở xa, còn Đức Anh ở với mẹ. Từ nhỏ, em đã không biết bố là ai, cũng có vài đôi lần cậu từng vài lần hỏi mẹ "bố là ai", nhưng lần nào mẹ cũng lắc đầu, lảng tránh, sợ mẹ buồn nên em tuyệt nhiên không hỏi nữa.
Ban ngày mẹ đi làm ở xưởng, Đức Anh đi học ở trường, sợ mẹ mệt, mỗi khi đi học về em vẫn phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm. Khi rảnh, hai mẹ con lại ngồi tâm sự. Với nam sinh, mẹ là người quan trọng nhất. Nhưng cách đây hơn một năm, khi trên đường đi học về, Đức Anh nhận tin mẹ bị tai nạn giao thông. Chẳng nghĩ được nhiều, em chỉ cố gắng chạy thật nhanh về nhà để gặp mẹ.
"Về tới nhà em thấy mẹ nằm im trên giường, em cứ ôm chặt lấy mẹ mà gào khóc. Em chỉ mong mẹ có thể mở mắt rồi cười nói như trước chứ đừng nằm im như thế, nhưng hình như mẹ không nghe thấy, không có phép màu nào xảy ra, mẹ không tỉnh lại nữa. Mẹ bỏ em lại rồi", giọng cậu nấc nghẹn.
Những bữa cơm lủi thủi một mình của Đức Anh hơn một năm nay.
Em kể thêm sau khi mẹ mất, em mới biết có lẽ đó là định mệnh vì buổi sáng hôm mẹ mất, mẹ cùng người hàng xóm cùng làm ở công ty đi chụp ảnh để làm hồ sơ. Chiều cùng ngày, một chiếc xe container đã gây ra vụ tai nạn, cướp đi tính mạng của mẹ em và người hàng xóm khi đang trên đường đi làm về. Chiếc ảnh thẻ mới chụp ban sáng bỗng chốc thành ảnh thờ của mẹ và cô hàng xóm.
Mẹ mất, em bắt đầu cuộc sống một mình, bản thân buộc phải tự lo liệu mọi việc từ nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa cho đến cố gắng học hành để "mẹ ở trên cao không còn phải lo lắng nữa". Còn 3 chị gái cũng có gia đình riêng, hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, khi có thời gian các chị vẫn sẽ về thăm. Họ hàng cũng chẳng khá hơn mấy, Đức Anh không muốn bản thân trở thành gánh nặng nên bắt đầu cuộc sống tự lập khi mới 12 tuổi.
Bằng tuổi Đức Anh, bạn bè cùng trang lứa vẫn được bố mẹ bao bọc, chăm chút từng ly, nhưng một mình em đã phải tự lập. Nhiều tối sau khi không ngủ được, nam sinh lại chạy ra ngoài hiên ngồi vì không chịu được không khí tĩnh lặng trong bốn bức tường.
Đang trò chuyện, tiếng hàng xóm gọi với vào hỏi thăm ngắt quãng, tiếng hàng xóm về Tết, Đức Anh mắt ươn ướt, tủi thân kể: "Tết đầu tiên không có mẹ, em rất buồn vì nhà mình không có ai, nhìn nhà hàng xóm sum vầy em càng thấy cô đơn. Ngày Tết chắc em chỉ ở nhà một mình, không đi đâu. Tết năm ngoái các chị có đến chơi nhưng rồi cũng về luôn".
Kể tiếp câu chuyện dang dở, Đức Anh bảo, ban ngày công việc có thể khiến em quên đi nỗi buồn, nhưng mỗi khi đêm xuống em lại nhớ mẹ. Đức Anh nhớ hình bóng mẹ khi nhắc nhở em học bài, nhớ những món ăn mẹ nấu không khó ăn như hiện tại, nhớ về chuyến đi biển cuối cùng của hai mẹ con mà khóc. "Nhìn các bạn được chăm sóc, được nghe bố mẹ quát mắng mà em thích lắm. Dù lúc đó có thể buồn nhưng các bạn sẽ không cô đơn như em. Khi đau ốm vẫn có mẹ quan tâm, khi buồn vẫn được vỗ về, còn em thì không", Đức Anh nghẹn lời.
Vốn là người trầm tính, ít nói, ít bạn bè nên sau giờ học em thường về nhà, cố gắng học tập và quán xuyến việc nhà cửa. "Dù mẹ em mất rồi nhưng em vẫn phải học thật giỏi và không được để nhà cửa bừa bộn vì mẹ sẽ không vui. Em luôn muốn giữ nguyên nếp sinh hoạt như ngày mẹ còn sống", Đức Anh kể.
Giờ đây, mong muốn lớn nhất của nam sinh là nỗ lực học tập để khi lớn lên sẽ có một công việc ổn định, có thể kiếm được tiền để nuôi sống bản thân.
Mỗi khi nhớ mẹ, Đức Anh lại lấy ảnh mẹ ngắm.
Ông Chu Văn Sơn, chủ tịch UBND xã Bối Cầu cho biết, em Trần Đức Anh là người của địa phương, nhưng so với các bạn, nam sinh không được hoạt bát và nhanh nhẹn, gia cảnh lại vô cùng éo le và đặc biệt nhất xã. "Gia đình cháu Đức Anh có 4 anh chị em, bố mẹ ly thân đã lâu, bố chuyển đi nơi khác sống, cháu ở với mẹ. Năm ngoái mẹ cháu không may qua đời do tai nạn giao thông, nên giờ cháu sống một mình, tự sinh hoạt và chăm sóc bản thân trong ngôi nhà mẹ để lại", ông Sơn nói.
Hiện tại, nam sinh đang học cấp 2, vẫn tự ăn uống nấu cơm và đi học bình thường. Gia đình Đức Anh thuộc hộ cận nghèo, UBND xã Bối Cầu cũng đã và đang tạo điều kiện giúp đỡ, có chương trình tặng quà, động viên khích lệ tinh thần cho nam sinh. "Bản thân cháu nó còn quá nhỏ nên không thể tự kiếm tiền, hoàn cảnh cũng éo le. Hiện tại Đức Anh đang được hưởng chế độ bảo trợ xã hội dành cho trẻ mồ côi, được trợ cấp hơn 400.000 đồng/tháng. Địa phương mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành giúp cháu Đức Anh, sau này cháu có cái nghề lo cho bản thân được tốt hơn", chủ tịch xã cho hay.
Đôi nam nữ thiệt mạng trong căn nhà cháy Hai người khoảng 35 tuổi ở Sóc Trăng được hàng xóm phát hiện tử vong trong căn nhà cháy. Người dân nói hai người xảy ra cãi nhau trước đó. Trưa 22/12, người dân ấp Ninh Thới, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) phát hiện lửa cháy trong một căn nhà cấp 4 gần cầu Vàm Mương. Mọi người chạy...