Cháy nắng trong ngày râm mát, vì sao?
Tôi có biểu hiện rát da, sạm da khi xuống biển tắm và đi cả ngày mà không đội mũ mặc dù trời hôm ấy nhiều mây và không có nắng. Có phải tôi bị cháy nắng? Tại sao lại bị như vậy?
Ảnh minh họa
Trả lời:
Cháy nắng là do tiếp xúc với ánh sáng cực tím (UV) quá nhiều. Khi tiếp xúc với tia UV, da tăng tốc độ sản xuất melanin để bảo vệ da. Tuy nhiên, bảo vệ chỉ đến một mức độ tùy thuộc vào số lượng melanin cơ thể có thể sản xuất. Số lượng melanin một người sản xuất được xác định về mặt di truyền và nhiều người chỉ đơn giản là không thể sản xuất melanin, đủ để bảo vệ da tốt.
Khi cháy nắng, da bị sạm màu, đỏ ửng, rát. Mức độ nặng hơn có thể gây phồng rộp trên da, sốt, nhức đầu và mệt mỏi nếu diện tích da bị cháy nắng rộng. Các dấu hiệu và triệu chứng bị cháy nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nhưng cũng có thể mất một ngày hoặc lâu hơn để biết mức độ đầy đủ của cháy nắng. Trong vòng một vài ngày, da có thể tự bong, lột. Tùy thuộc vào mức độ có thể mất nhiều ngày hoặc nhiều hơn để vùng da cháy nắng lành trở lại.
Có thể bị cháy nắng vào những ngày nhiều mây, trời râm bởi 90% các tia cực tím đi qua đám mây. Tia UV cũng có thể phản xạ trên cát, nước, tuyết, đá và các bề mặt phản xạ khác gây đốt cháy làn da nghiêm trọng như ánh sáng mặt trời trực tiếp. Để phòng tránh cháy nắng, cần tránh ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều.
Video đang HOT
Bởi vì tia nắng mặt trời mạnh nhất trong những giờ này. Mặc quần áo dài, bao tay và chân, đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời. Sử dụng kem chống nắng thường xuyên ngay cả vào những ngày có mây. Bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau mỗi 2 giờ hoặc khi nó bị cuốn trôi bởi mồ hôi hoặc nước.
BS. Vũ Nam
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bác sĩ trả lời về thực hư về công dụng trị cháy nắng của rượu giấm táo: Mùa hè đến rồi, đừng chị em nào bỏ qua
Bên cạnh hiệu quả ngăn ngừa đầy hơi và giảm cân, rượu giấm táo còn được không ít người coi là phương thuốc thần kỳ trị cháy nắng ngày hè.
Cháy nắng xảy ra khi làn da tiếp xúc lâu dài và trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với ung thư da. Khi bị cháy nắng, làn da sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm, đau rát, ngứa ngáy và khó chịu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cháy nắng làm bong tróc lớp da và có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
Rượu giấm táo có thể trị cháy nắng không?
Gần đây trên mạng xã hội dấy lên tin đồn rượu giấm táo có thể đem lại một số lợi ích cho da, trong đó có khả năng làm dịu vết da cháy nắng. Melissa Kanchanapoomi Levin, chuyên gia y khoa, bác sĩ da liễu ở New York kiêm người sáng lập Hiệp hội Entière Dermatology cho biết, không ít người tin vào hiệu quả thần kỳ của sản phẩm này do chúng sở hữu đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ.
Gần đây trên mạng xã hội dấy lên tin đồn rượu giấm táo có thể đem lại một số lợi ích cho da, trong đó có khả năng làm dịu vết da cháy nắng.
Nhiều fan của rượu giấm táo cũng cho rằng các thành phần trong loại rượu này sẽ khắc phục vấn đề về da như chống da dầu khi bôi trực tiếp lên cơ thể hoặc sử dụng như sản phẩm chăm sóc da.
Giấm táo từng được nhiều nghiên cứu khẳng định có công hiệu trị nhiều vấn đề về da, làm dịu chứng viêm và sát trùng. Joshua Zeichner, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc nghiên cứu mỹ phẩm tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York cho biết, loại rượu này sở hữu nồng độ axit cao nên được dùng như một loại nước hoa tự nhiên dành cho da.
Hơn nữa, chuyên gia Levin cho biết thêm, rượu giấm táo chứa nhiều pectin, một loại chất xơ hòa tan trong táo, có khả năng cải thiện hàng rào bảo vệ da và giảm viêm.
Tuy nhiên, một tin tức mới đây cho biết rượu giấm táo hóa ra lại không thân thiện đối với người bị cháy nắng. Giấm táo rất giàu axit malic, một loại axit hydroxy có khả năng tẩy tế bào chết hiệu quả.
Không ít người nghĩ ra sáng kiến trộn rượu giấm táo với nước nhằm giảm thiểu tác động của chúng lên bề mặt da. Chuyên gia Levin khuyến cáo, dù pha loãng sản phẩm này theo đúng tỷ lệ có thể mang lại một số lợi ích cho da, nhưng việc làm này vẫn có nguy cơ gây kích ứng thêm.
Biện pháp hiệu quả nhất để đối phó với tình trạng cháy nắng
Nếu đang phải vật lộn với những vết bỏng nắng, bác sĩ Levin khuyên, mọi người nên làm mát da bằng khăn lạnh hoặc ngâm nước. Chuyên gia Zeichner cũng lưu ý, nếu có điều kiện hãy sử dụng các sản phẩm tẩy rửa để loại bỏ kem chống nắng còn sót lại trên da.
Đồng thời, tránh dùng xà phòng vì chúng có thể kích thích làn da vốn đang nhạy cảm này. Việc làm hàng đầu nhằm ngăn ngừa cháy nắng là hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời và uống nhiều nước.
Nếu da bạn bị sưng đỏ và đau khi chạm vào, hãy đến nhà thuốc gần nhất mua kem bôi hydrocortisone không kê đơn để làm dịu chứng viêm. Ngoài ra, hãy tránh sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa thành phần như benzocaine hoặc lidocaine do chúng có thể giữ nhiệt và gây kích ứng da.
Nếu có điều kiện, bạn nên sử bôi đam nhằm dưỡng ẩm và làm dịu khu vực da bị kích ứng một cách tự nhiên. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nha đam chứa hợp chất glycoprotein có thể thúc đẩy quá trình tái tạo da và ngăn ngừa đau nhức do viêm nhiễm gây nên.
Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ Levin cho biết, mọi người cần dùng thuốc chứa ibuprofen như Advil, Motrin và Aleve để giảm đau, sưng và đỏ da. Nếu vết bỏng phồng rộp nghiêm trọng, chiếm kích thước lớn trên cơ thể hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như sốt hoặc ớn lạnh, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Theo afamily
Nắng nóng kéo dài, làm ngay những điều này để bảo vệ sức khỏe Thời tiết nắng nóng đạt kỉ lục trong những ngày vừa qua làm ảnh hưởng sức khỏe của nhiều người. Nhiệt độ quá cao có thể dẫn đến cháy nắng, mất nước hoặc đột quỵ. Dưới đây là một số lời khuyên giúp giữ an toàn dưới ánh mặt trời. Thời tiết nóng có thể dẫn đến mất nước, đặc biệt nếu bạn...