Chảy máu sau quan hệ, do đâu?
Tôi 39 tuổi. Gần đây, tôi hay đau bụng dưới, cảm giác như bị kéo căng. Mỗi khi gần gũi chồng thì đau nhiều hơn, thỉnh thoảng có chảy máu.
Xuất huyết âm đạo sau khi quan hệ có thể do nhiều nguyên nhân. Phụ nữ thời kỳ mãn kinh có nguy cơ cao bị viêm teo âm đạo do tình trạng sụt giảm nồng độ estrogen, có thể xuất huyết âm đạo sau khi quan hệ. Polyp cổ tử cung là một nguyên nhân khác gây xuất huyết âm đạo. Hiện tượng này xảy ra khi lớp tế bào lót bên trong cổ tử cung nhô ra ngoài, mạch máu có thể bị vỡ khi quan hệ tình dục. Những phụ nữ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể có xuất huyết bất thường.
Tình trạng này hay gặp ở phụ nữ trẻ tuổi, đang uống thuốc ngừa thai hoặc người mang thai có cổ tử cung mềm hơn bình thường. Một nguyên nhân khác gây xuất huyết âm đạo có thể kể đến là dị sản cổ tử cung. Các tế bào lót cổ tử cung thay đổi bất thường, mang tính chất tiền ung thư và có thể diễn tiến thành ung thư nếu không được điều trị. Phương pháp phết tế bào cổ tử cung có thể chẩn đoán bệnh lý này.
Video đang HOT
Triệu chứng đau vùng bụng dưới, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục, có thể là một chỉ điểm của bệnh viêm phần phụ. Bệnh lý này thường do vi khuẩn lây lan qua đường tình dục, từ âm đạo lên tử cung, lan ra vòi trứng và buồng trứng hai bên. Chị nên đi khám phụ khoa ngay để tìm nguyên nhân chảy máu và đau bụng. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Theo VNE
Dấu hiệu mắc bệnh tình dục
Nhiều bệnh lây qua đường tình dục không có dấu hiệu rõ ràng, vì thế người mắc có thể không biết mình đã bị bệnh.
Các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục (LTQĐTD) là bệnh tật được truyền từ người nọ sang người kia do nhiều tác nhân. Thông thường thì các tác nhân này lây truyền hoặc lan truyền qua hoạt động tình dục không được bảo vệ với người đang mang bệnh LTQĐTD. Ngoài ra, LTQĐTD còn lây qua mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích vào da.
Rất nhiều bệnh LTQĐTD không thể hiện dấu hiệu rõ ràng cho dù là giới nam hay giới nữ, vì thế người mắc có thể không biết rằng mình đã bị bệnh, nhưng họ vẫn có thể làm lây bệnh cho người khác. Đây chính là đặc điểm rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân làm cho bệnh LTQĐTD rất dễ lây lan, khó phòng tránh nếu không có đầy đủ hiểu biết và đề phòng.
Ví như bệnh do Chlamydia tới 70% trường hợp không có triệu chứng hoặc người nhiễm virut viêm gan B, C hoặc nhiễm virut HIV, thường không thấy bất kỳ dấu hiệu gì của bệnh này trong nhiều năm sau khi bị lây nhiễm. Chỉ có làm xét nghiệm mới biết được mình có bị nhiễm bệnh hay không mà thôi!.
Tuy nhiên, nếu bạn đã quan hệ tình dục với một người mà bạn không biết chắc là không có bệnh, hoặc sau khi có quan hệ tình dục không an toàn mà cơ quan sinh dục của bạn có những biểu hiện bất thường, bạn nên nghi ngờ tới khả năng là mình mắc bệnh.
Mỗi bệnh LTQĐTD có những biểu hiện lâm sàng khác nhau, tuy nhiên sau đây là một số triệu chứng thường thấy của một số bệnh LTQĐTD mà nếu có một trong những biểu hiện này, cần phải đi khám bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị đúng bệnh: có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật.
Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường. Các tổn thương này có thể đau hoặc không đau. Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường. Đau bất thường ở vùng bụng dưới mà không liên quan gì tới việc hành kinh.
Trên da có nhiều mụn cóc, hoặc các mụn phỏng rộp đau, chảy nước, hoặc có lốm đốm đỏ, hay các u nhọt quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục hoặc nổi hạch ở vùng bẹn... Đau nhiều khi giao hợp ở các thiếu nữ hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục.
Theo VNE
70% các ông chồng có tinh trùng ít, yếu hoặc dị dạng! Ghi nhận của Bệnh Viện Từ Dũ đối với các trường hợp đến khám tại đây. Trên thế giới cũng báo động, tinh trùng ở đàn ông đang bị sụt giảm... Chính xác là hơn 70% người chồng đến khám có tinh dịch đồ dưới mức bình thường như tinh trùng ít, yếu hoặc dị dạng và không có tinh trùng. Khảo sát...