Chảy máu khi quan hệ ở phụ nữ
Nhiều chị em bị chảy máu khi quan hệ tình dục song thường chủ quan. Tuy nhiên, nếu không phải chảy máu do quan hệ lần đầu tiên thì đây lại là điều bất thường, dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Cảnh báo chảy máu khi quan hệ vì những lý do sau:
Thông thường, hầu hết các chị em sẽ bị rách màng trinh, dẫn tới chảy một ít máu trong lần quan hệ đầu tiên song điều này không cần quá lo lắng bởi nó là đặc điểm sinh lý bình thường. Trong khi đó, nếu thường xuyên bị chảy máu khi quan hệ, chị em nhất định phải thật cảnh giác, tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị sớm nhất.
Do tổn thương âm hộ, âm đạo: Ống âm đạo thông thường được xếp sát với nhau vì hệ sinh dục của chị em chịu tác động theo chu kỳ kinh nguyệt nên khi có sự thăng hoa, các mạch máu sẽ dồn về vùng sinh dục giúp các cơ quan ở đây giãn nở. Vì vậy, nếu khi làm “chuyện ấy”, nam giới quá hưng phấn, tác động quá mạnh sẽ khiến vùng kín bị tổn thương gây hiện tượng chảy máu.
Do các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Chị em bị mắc các bệnh như bệnh lậu, Chlamydia sẽ dễ bị chảy máu khi quan hệ. Âm đạo khi đó cũng ngứa ngáy, có khí hư bất thường, đi tiểu bị đau rát. Những trường hợp này khó điều trị dứt điểm và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Do viêm nhiễm phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa có thể kể tới như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung. Viêm âm đạo có nhiều nguyên nhân (do nấm, trùng roi, tạp khuẩn,…) khiến khí hư bất thường, niêm mạc sung huyết, phù nề và khi có sự va chạm, cọ xát, âm đạo sẽ dễ bị trầy xước gây những vết thương hở và gây chảy máu khi quan hệ. Khi bị viêm lộ tuyến, nếu quan hệ mạnh có thể khiến cổ tử cung bị trầy xước và gây chảy máu.
Viêm cổ tử cung không chỉ gây chảy máu khi “yêu” mà còn khiến vùng kín tiết dịch bất thường, đau rát khi đi tiểu.
Do viêm màng trong dạ con: Đây cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bị chảy máu ít hoặc vừa khi quan hệ, đồng thời gây ra đau đớn khi giao hợp. Nếu không chú ý, bệnh này có thể gây vô sinh.
Giải quyết tình trạng chảy máu khi quan hệ như thế nào?
Chảy máu khi quan hệ thường xuyên là điều không thể coi thường. Nhiều người chỉ vì chủ quan hoặc e dè khi đi khám nên phải hứng chịu những hậu quả nguy hiểm về sau. Để tránh tổn thương âm đạo gây chảy máu, các cặp đôi nên có tư thế quan hệ phù hợp, tránh các kiểu khó, thô bạo.
Nếu thấy bất thường, chị em nên sớm đi khám để có thể phát hiện bệnh kịp thời và có hướng điều trị. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo là bệnh rất phổ biến, dễ tái phát và một trong những nguyên nhân gây nên bệnh là vệ sinh không tốt, không đúng cách (thụt rửa sâu trong âm đạo, vệ sinh quá nhiều lần/ngày, chọn dung dịch vệ sinh sai) dẫn tới mất cân bằng môi trường âm đạo, càng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển mạnh mẽ.
Chị em nên chọn các loại gel kháng khuẩn với độ pH an toàn = (4 – 6), thành phần Nano bạc tiên tiến (diệt vi khuẩn có hại, bảo toàn vi khuẩn có lợi), tinh chất bạc hà, chè xanh,…
Trong quá trình điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nên kiêng làm chuyện ấy để tránh chảy máu khi quan hệ và bệnh kéo dài, khó điều trị. Việc điều trị bằng kháng sinh tây y lâu dài thường diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi vì vậy, kết hợp với đơn thuốc của bác sỹ, chị em nên bổ sung lợi khuẩn (chế phẩm Immune Gamma), sử dụng kháng sinh thực vật (Trinh nữ hoàng cung, Khổ sâm, Hoàng bá, Dây kí ninh) để đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.
Nổi mụn cứng ở vùng kín và cách chữa nổi mụn cứng ở vùng kín
Nổi mụn cứng ở vùng kín là một triệu chứng thường gặp nhưng gây khó chịu cho chị em phụ nữ. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây nổi mụn cứng ở vùng kín và cách chữa trị tình trạng này.
Cách phòng tránh nổi mụn cứng ở vùng kín
Video đang HOT
Nổi mụn cứng ở vùng kín là một triệu chứng thường gặp nhưng gây khó chịu cho chị em phụ nữ. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, nổi mụn cứng ở vùng kín khiến chị em có tâm lý ngại ngùng, xấu hổ, mất tự tin.
Nổi mụn cứng ở vùng kín là tình trạng xuất hiện những nốt mụn cứng hoặc mụn thịt ở cơ quan sinh dục nam và nữ. Các nốt mụn này có thể gây ngứa hoặc không. Chúng có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc thành cụm tùy từng nguyên nhân.
Nếu bạn bị nổi mụn cứng ở vùng kín không đau, không ngứa nhưng đây là cơ quan nhạy cảm nhất trên cơ thể nên bạn cũng không nên chủ quan.
Nguyên nhân gây nổi mụn cứng ở vùng kín
Nổi mụn cứng ở vùng kín có thể vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đây là bộ phận nhạy cảm trên cơ thể nên có rất nhiều nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Một số nguyên nhân gây nổi mụn cứng ở vùng kín là:
1. Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Vùng kín không như các bộ phận khác trên cơ thể nên vẫn có những chị em chưa biết vệ sinh không đúng cách. Nếu để quá bẩn hoặc quá sạch cũng đều có thể là nguyên nhân gây nổi mụn cứng ở vùng kín do bị viêm nhiễm.
2. Quan hệ tình dục không an toàn
Các hoạt động tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn hoặc quan hệ với nhiều bạn tình sẽ khiến bạn có nguy cơ cao bị nổi mụn cứng ở vùng kín. Bạn có thể bị mắc những bệnh lây qua đường tình dục khiến vùng kín nổi mụn cứng.
3. Thay đổi nội tiết bên trong cơ thể
Khi lượng Androgen bị tăng quá mức sẽ khiến nội tiết thay đổi, các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến tốc độ sừng hóa của tế bào tăng nhanh. Lỗ chân lông dễ dàng bị bít tắc và gây nổi mụn cứng ở vùng kín.
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín còn có thể xuất hiện do dị ứng hóa chất, băng vệ sinh, dị ứng thuốc...
Nổi mụn cứng ở vùng kín là biểu hiện của bệnh gì?
1. Viêm nang lông
Đối với trường hợp nổi mụn cứng ở vùng kín do viêm nang lông, các nốt mụn sẽ có đầu mủ trắng và gây ngứa ngáy khó chịu. Viêm nang lông là căn bệnh do chị em vệ sinh vùng kín không đúng cách, khiến vi khuẩn tấn công hoặc do mặc đồ lót quá chật làm các nang lông bí tắc. Đây là căn bệnh không nguy hiểm và không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
2. Mụn rộp sinh dục
Quan hệ tình dục không an toàn khiến virus Herpes Simplex tấn công gây ra bệnh mụn rộp. Nổi mụn cứng ở vùng kín do mụn rộp thường xuất hiện các nốt mụn nhỏ nhưng lan rộng và vỡ chảy dịch. Trường hợp nặng có thể lan tới vùng hậu môn.
Nổi mụn cứng ở vùng kín do mụn rộp có thể gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
3. Sùi mào gà
Nổi mụn cứng ở vùng kín có khả năng cao là biểu hiện của bệnh sùi mào gà. Vùng kín sẽ xuất hiện những nốt mụn cứng mọc thành từng đám sần sùi như mào gà, mụn lây lan rất nhanh. Đây là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản, khó chữa trị và rất dễ tái phát.
4. Mụn cóc sinh dục
Nổi mụn cứng ở vùng kín có thể là biểu hiện của bệnh mụn cóc sinh dục. Nếu vùng kín nổi các nốt mụn cóc, cứng, có màu hồng, mọc thành từng đám và gây ngứa thì khả năng cao bạn đã mắc bệnh mụn cóc sinh dục.
5. Viêm nhiễm phụ khoa
Chị em bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,... có thể xuất hiện triệu chứng nổi mụn cứng ở vùng kín đi kèm với khí hư ra nhiều, đau rát khi quan hệ tình dục,...
6. U nang bã nhờn
Nổi mụn cứng ở vùng kín không đau cũng có thể là biểu hiện của u nang bã nhờn. Khối u nang bã nhờn thường có màu trắng, mọc đơn lẻ. Thông thường các u nang bã nhờn này lành tính và có thể tự biến mất.
Cách chữa nổi mụn cứng ở vùng kín
Nổi mụn cứng ở vùng kín là tình trạng thường gặp và muốn chữa trị dứt điểm, bạn phải tìm ra nguyên nhân là gì. Bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân để có phương hướng điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám, quan sát hình dạng các nốt mụn cứng ở vùng kín, tìm hiểu tiền sử quan hệ tình dục cùng các triệu chứng đi kèm,... Nếu cần, bạn có thể phải làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân và hướng xử lý phù hợp.
Tùy từng nguyên nhân gây ra nổi mụn cứng ở vùng kín, bác sĩ thường chỉ định thuốc nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa.
1. Nổi mụn cứng ở vùng kín do viêm nhiễm
Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp và kê đơn cho bạn. Các loại thuốc trong đơn có thể là thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hoặc kết hợp các loại thuốc trên.
2. Nổi mụn cứng do viêm nang lông, u nang bã nhờn
Trng những trường hợp này, các nốt mụn sẽ tự biến mất. Tuy nhiên nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn hãy tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời.
3. Nổi mụn cứng do các bệnh xã hội và những trường hợp nặng
Nếu bị nhiễm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như sùi mào gà, mụn rộp,... hoặc các trường hợp nặng khác, chị em cần tới ngay các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị. Nếu vùng kín bị lở loét, tổn thương nghiêm trọng, các bác sĩ có thể can thiệp ngoại khoa bằng các biện pháp như ALA- PDT, Oxygen- O3, DHA... nhằm hỗ trợ điều trị các loại bệnh viêm nhiễm và bệnh xã hội.
Cách phòng tránh nổi mụn cứng ở vùng kín
Với những nguyên nhân gây nổi mụn cứng ở vùng kín trên, chị em cần biết cách để phòng tránh và ngăn cho tình trạng này tái phát bằng cách:
- Vệ sinh vùng kín hằng ngày, không thụt rửa âm đạo, không sử dụng xà phòng, sữa tắm để rửa vùng kín.
- Quan hệ tình dục an toàn
- Trong quá trình điều trị cần kiêng quan hệ tình dục nhằm tránh làm mụn vỡ gây lở loét lan rộng và lây cho bạn tình. Quan hệ tình dục trong quá trình điều trị cũng làm giảm hiệu quả của thuốc và tốc độ lành bệnh.
- Không gãi hoặc nặn mụn.
- Không dùng dao cạo hoặc dùng thuốc tẩy lông vùng kín.
- Mặc đồ lót chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt. Nên thay đồ lót tối thiểu 1 lần/ngày.
"Chuyện ấy" khi điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa dễ gặp ở chị em. Đây là tình trạng các tế bào lát đã phát triển quá mức ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi nằm phía dưới lớp tế bào lát nên bệnh nhân thường có hiện...