Chảy máu cam ở trẻ em và cách xử trí
Theo ghi nhận ở các cơ sở y tế, mới vào mùa đông nhưng số trẻ đi khám do bị chảy máu cam tăng. Nhiều cha mẹ lo lắng con bị bệnh hiểm nghèo.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây chảy máu mũi
Theo TS.BS Đào Đình Thi – Trưởng khoa nội soi, BV Tai mũi họng TW, dân gian hay gọi là chảy máu cam nhưng về y khoa thì gọi đó là hiện tượng chảy máu mũi. Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh chảy máu mũi, thứ nhất là do tổn thương tại chỗ như người bệnh có khả năng bị u ở vùng hốc mũi, viêm nhiễm, rối loạn đông máu hoặc chấn thương dị vật; thứ hai là do chịu tăng áp lực từ bên trong (nguyên nhân này thường gặp ở người già bị bệnh cao huyết áp); thứ ba do thành mạch bị yếu. “Thực tế, có 90% trẻ bị chảy máu mũi là do thành mạch yếu, chỉ có 10% là do nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng” – TS.BS Đào Đình Thi nhận định.
Sở dĩ vào mùa đông, thời tiết hanh khô, trẻ bị chảy máu mũi nhiều hơn là do trẻ bị khô mũi, bị viêm, hay ngoáy mũi làm xước niêm mạc và giảm sức bền của thành mạch.
Dấu hiệu nhận biết những bất thường của chảy máu mũi
Nếu trẻ bị chảy máu mũi thông thường, cha mẹ có thể quan sát con sẽ chỉ bị chảy máu một bên mũi, máu chảy ra từ phía trước mũi (nếu có chảy xuống họng thì số lượng cũng ít). Khối lượng máu chảy không nhiều và thường ngừng chảy máu sau khi cha mẹ dùng hai tay giữ ở cánh mũi của trẻ một lúc.
Sau đó cha mẹ nên dùng nước muối biển xịt vào mũi hoặc nhỏ nước muối sinh lý để giữ ẩm cho mũi. Nếu thực hiện các bước trên xong mà trẻ vẫn bị chảy máu mũi với khối lượng nhiều thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm.
TS.BS Đào Đình Thi khuyên cha mẹ nên đưa con đi khám ở Bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng, làm phương pháp loại trừ trước rồi có thể trẻ sẽ được chuyển đến khám tại khoa tim mạch (nếu huyết áp tăng) hoặc khám ở BV huyết học nếu trẻ bị rối loạn đông máu…
Phòng bệnh cho con
Cha mẹ có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách giữ ẩm cho mũi, rửa sạch không để mũi bị viêm nhiễm, không cho trẻ ngoáy mũi và bổ sung vitamin C thường xuyên. Tránh cho trẻ hoạt động mạnh hoặc chơi các môn thể thao như chạy, nhấc vật nặng. Nếu trẻ bị táo bón thì cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước và tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày.
Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì để phòng ngừa?
Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì là băn khoăn được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Bởi nếu như không biết việc trẻ bị chảy máu cam nên ăn uống gì có thể khiến cho bệnh tình của trẻ trở nên nặng hơn trước. Đồng thời, làm cho vấn đề điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
Video đang HOT
Trẻ bị chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi, là tình trạng bệnh lý thuộc Tai- Mũi- Họng, hiện đang khá phổ biến đối với đối tượng là trẻ em. Khi bị chảy máu cam, trẻ thường chảy một bên máu mũi, có thể khối lượng nhiều hoặc không nhiều. Nếu xuất hiện với tần suất dày đặc có thể gây nên viêm mũi và làm trẻ khó chịu.
Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì?
Nếu trẻ bị chảy máu cam bình thường, hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà trước khi điều trị tại cơ sở y tế. Dưới đây là một số loại thực phẩm không thể thiếu đối với những trẻ bị chảy máu cam:
Thực phẩm giàu vitamin K
Thực phẩm giàu vitamin K như cải xoăn, rau bina, rau xanh mù tạt, bông cải xanh, cải bắp,... có liên quan đến sự hình thành collagen giúp tạo ra một lớp lót ẩm bên trong mũi của bé. Vitamin này giúp giữ cho các mạch máu trong tình trạng tốt ngăn ngừa chúng không bị vỡ. Để chữa bệnh lâu dài, bổ sung thực phẩm giàu vitamin K giúp ích rất nhiều. Rau lá xanh tạo điều kiện đông máu.
Các loại thực phẩm giàu vitamin K. (Ảnh minh họa)
Thực phẩm chứa vitamin C
Ăn uống đủ thực phẩm vitamin C hàng ngày có thể giúp làm cho các mạch máu mạnh hơn để chúng ít bị vỡ hơn và gây chảy máu mũi. Nếu như bị thiếu hụt vitamin thì mạch máu trong mũi sẽ bị yếu hơn, mỏng hơn và rất dễ bị vỡ, gây chảy máu cam. Các bố mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin C bằng các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, kiwi,...hay củ cải trắng, cà chua, cải bắp, hạt dẻ tươi.
Lưu ý: Vitamin C và K là những thực phẩm giúp làm giảm chảy máu cam lâu dài và không thể giúp bé giảm ngay lập tức.
Thực phẩm giàu vitamin B9 và B12
Nếu như cơ thể không được cung cấp đủ vitamin B9 và B12 sẽ khiến cho hàm lượng nồng độ homocysteine trong máu tăng cao, làm tổn thương mạch máu. Từ đó, khiến cho thành mạch bị phình, dễ vỡ. Tốt nhất nên bổ sung vitamin B9 bằng các loại thực phẩm như ngũ cốc, ổi chín, rau củ quả tươi sống, rau đay, rau mồng tơi và cả rau muống. Một số loại vitamin B12 thường sẽ xuất hiện nhiều ở sò, cua, sữa chua, thịt bò, lòng đỏ trứng...
Thực phẩm giàu kali
Hỗ trợ điều chỉnh các loại chất lỏng bên trong cơ thể giúp cân bằng được lượng nước sâu từ bên trong. Nếu như thiếu kali sẽ khiến cho bé bị khô mũi, làm tăng nguy cơ bị chảy máu cam nhanh hơn, nhiều hơn. Nếu mẹ không biết bé bị chảy máu cam nên ăn uống gì để bổ sung kali thì một số thực phẩm như khoai tây, khoai lang, chuối, dưa hấu, đậu đen, bí đỏ, đậu trắng, củ cải, sữa chua...có chứa rất nhiều kali.
(Ảnh minh họa)
Thực phẩm giàu sắt
Đây là thành phần có tác dụng sản xuất máu, bổ sung lượng máu bị mất trong khi bé bị chảy máu cam. Sắt có rất nhiều trong các loại như gan, thịt bò, ngũ cốc, gan, các loại đậu.
Thực phẩm giàu vitamin A
Là thành phần giúp cho các niêm mạc ở mũi, miệng, mắt cũng như đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh, giữ ẩm. Hãy cho bé ăn thêm cà chua, xoài, cà rốt, phô mai, trứng gà..để bổ sung vitamin A giúp mũi bé luôn đủ ẩm mẹ nhé!.
Trẻ bị chảy máu cam không nên ăn gì?
Ngoài việc tìm hiểu trẻ chảy máu cam nên ăn gì, mẹ cũng nên tránh một số loại thực phẩm có chứa khả năng kích thích khiến triệu chứng chảy máu cam nghiêm trọng hơn như:
Các loại thức ăn nhanh
Mặc dù là nhóm thức ăn được nhiều trẻ yêu thích nhưng những loại thực phẩm này lại chứa khá nhiều gia vị và chất béo no, làm cho cơ thể bị mất nước. Hơn nữa, thành phần dinh dưỡng trong các loại đồ ăn nhanh cũng có thể làm trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, suy dinh dưỡng.
Vì thế, nên tránh một số loại đồ ăn, thực phẩm làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình làm đông máu cũng như phục hồi vết thương như snack, đồ hộp, thịt xông khói, xúc xích...
Các loại thực phẩm cay nóng
Các loại thực phẩm cay nóng còn khiến cho tần suất chảy máu cam của trẻ tăng cao hơn. Khi trẻ ăn thực phẩm này sẽ khiến cho cơ thể trẻ dễ bị nóng trong người, mấy nước làm cho bề mặt niêm mạch mũi nhanh chóng bị khô, vỡ hoặc chảy máu.
Trẻ không nên ăn thực phẩm cay nóng. (Ảnh minh họa)
Làm sao để ngăn ngừa chảy máu cam của trẻ?
Nếu bạn muốn bé không còn chảy máu cam nữa, hãy thực hiện theo lời khuyên dưới đây:
- Đừng ngoáy mũi hay dán bất cứ thứ gì lên mũi bé.
- Tránh cho bé xì mũi quá mạnh.
- Sử dụng nước muối (nước muối) xịt mũi, nước muối nhỏ mũi hoặc gel nước muối hai hoặc ba lần một ngày nếu bé cảm thấy ngứa mũi.
- Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé để giúp mũi của bé không có cảm giác khô bên trong.
- Tránh cho bé uống nước nóng hoặc thức ăn nóng, tắm nước nóng trong vòng ít nhất 24 giờ.
- Cho bé nghỉ ngơi trong vài giờ tới nếu tình trạng chảy máu cam không nghiêm trọng. Nếu bị chảy máu cam nghiêm trọng, cần được sự hỗ trợ từ y tế.
- Nếu mũi của bé nhà bạn bị khô và nứt, hãy bôi gel hoặc thuốc mỡ gốc dầu (ví dụ Vaseline) vào lỗ mũi, thường là hai lần mỗi ngày trong một tuần. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng đầu bông hoặc ngón tay, và chà nhẹ vào bên trong mũi.
Không sử dụng phương pháp này ở trẻ em dưới bốn tuổi vì chúng không có khả năng hợp tác hoặc ngồi yên, và mũi của chúng có thể bị thương.
Lưu ý là nếu trẻ bị chảy máu cam không cầm được máu sau khi đã được áp dụng các biện pháp sơ cứ 20 phút, các bậc phụ huynh cần phải đưa bé đến các cơ sở y tế được thăm khám và xử lý kịp thời.
Những căn bệnh nguy hiểm có thể 'ẩn mình' sau hiện tượng chảy máu cam Đừng xem thường hiện tượng chảy máu cam vì có thể do nguyên nhân bệnh lý. Nguyên nhân chảy máu cam có thể chia thành nguyên nhân ngoại khoa và nội khoa. Nguyên nhân ngoại khoa - Vết thương do ngoáy mũi, tai nạn xe cộ... - Lệch vách ngăn mũi - Viêm xoang cấp và mãn tính, viêm xoang do nấm, viêm...