Chảy máu âm đạo dễ ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung phát sinh từ nội mạc tử cung (lớp niêm mạc lót lòng trong buồng tử cung).
Các dấu hiệu đầu tiên thường xuyên nhất là chảy máu âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt, đau khi đi tiểu hoặc giao hợp, đau vùng xương chậu… Khi thấy có hiện tượng chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh cần cảnh giác ung thư nội mạc tử cung.
1. Triệu chứng ung thư nội mạc tử cung:
- Triệu chứng thường gặp nhất là ra máu âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh. Vì vậy tất cả các phụ nữ đã mãn kinh bị chảy máu âm đạo cần lưu tâm đến khả năng bị ung thư nội mạc tử cung.
Các phụ nữ chưa mãn kinh có kinh nguyệt kéo dài, ra máu nhiều hơn bình thường hoặc ra máu giữa kỳ kinh cũng cần được kiểm tra sinh thiết nội mạc tử cung.
Đừng chủ quan với những dấu hiệu bất thường ở ‘vùng kín’ (Ảnh minh họa: Internet)
- Giai đoạn sau thường kèm theo đau bụng dưới, vàng da, tắc ruột hoặc dịch ổ bụng.
- Soi buồng tử cung, nạo buồng tử cung lấy bệnh phẩm làm tế bào học và giải phẫu bệnh học thể hiện ung thư nội mạc tử cung.
Ung thư nội mạc tử cung phát hiện sớm ở giai đoạn I hoặc II điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung, có hoặc không kết hợp với xạ trị có kết quả cao ngăn chặn sự xâm lấn di căn của ung thư. Bệnh nhân có thể sống nhiều năm sau mổ. Vì vậy khi có những dấu hiệu chảy máu bất thường đường âm đạo cần được khám xác định bệnh sớm khi còn khả năng điều trị được phẫu thuật.
2. Các giai đoạn ung thư nội mạc tử cung:
Giai đoạn I:
- Giai đoạn IA: Ung thư nội mạc tử cung chưa lan sang các lớp cơ của tử cung.
- Giai đoạn IB: Ung thư đã lan rộng hơn và xâm lấn vào các cơ của tử cung.
Giai đoạn II: Ung thư đã di căn vào mô liên kết ở cổ tử cung, nhưng không lan ra ngoài tử cung.
Giai đoạn III: Ung thư đã lan rộng ra khỏi tử cung và cổ tử cung, nhưng đã không lan tràn ra ngoài khung xương chậu.
Video đang HOT
Hãy đến gặp bác sĩ để kịp thời điều trị các bệnh phụ khoa (Ảnh minh họa: Internet)
- Giai đoạn IIIA: Ung thư đã lan ra các lớp bên ngoài tử cung và/hoặc các ống dẫn trứng, buồng trứng, và dây chằng tử cung.
- Giai đoạn IIIB: Ung thư đã lan đến âm đạo hoặc các mô liên kết và chất béo xung quanh tử cung.
- Giai đoạn IIIC: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở xương chậu và/hoặc xung quanh các động mạch chủ (động mạch lớn nhất trong cơ thể, có thể mang máu về tim).
Giai đoạn IV: Trong giai đoạn IV, ung thư đã lan tràn ra ngoài khung xương chậu.
- Giai đoạn IVA: Ung thư đã lan đến bàng quang và/hoặc thành ruột.
- Giai đoạn IVB: Ung thư đã lan ra các phần khác của cơ thể, vượt quá khung xương chậu, bao gồm cả vùng bụng và/hoặc các hạch bạch huyết ở vùng háng.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Theo SKĐS
Nên và không nên làm gì để 'vùng kín' khỏe mạnh?
Khi môi trường tự nhiên trong âm đạo bị mất cân bằng, chị em có thể bị viêm nhiễm, nhiễm trùng âm đạo.
Một âm đạo khỏe mạnh có đặc điểm là cân bằng vi khuẩn và có tính a-xít một cách tự nhiên. Các vi khuẩn có lợi trong âm đạo giúp chống nhiễm trùng và duy trì độ pH bình thường. Khi môi trường tự nhiên trong âm đạo bị mất cân bằng, chị em có thể bị viêm nhiễm, nhiễm trùng âm đạo.
Viêm âm đạo là tình trạng viêm do vi khuẩn trong âm đạo gây ra. 40% các trường hợp viêm âm đạo là do nấm Candida, và 75% trường hợp là do nấm men, gọi là nhiễm trùng nấm men.
Các triệu chứng khi bị viêm âm đạo:
- Rát và ngứa ở âm hộ và âm đạo
- Dịch âm đạo ra nhiều
- Đỏ, sưng, đau đớn
- Xuất hiện những tổn thương
- Có mùi hôi.
Một số nguyên nhân gây ra mất cân bằng âm đạo:
- Do dùng thuốc kháng sinh
- Thay đổi nội tiết khi mang thai
- Bị bệnh tiểu đường
- Sử dụng corticosteroid
- Bị bệnh tình dục
- Nhiễm HIV
- Dùng thuốc tránh thai
- Béo phì
- Lượng đường trong máu cao
- Mặc quần áo quá chật
- Không giữ vệ sinh trong ngày 'đèn đỏ'.
Viêm âm đạo là tình trạng viêm do vi khuẩn trong âm đạo gây ra (Ảnh minh họa: Internet)
Điều cần làm để giữ 'vùng kín' khỏe mạnh
- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống cân bằng các dưỡng chất và tiêu thụ nhiều nước là việc rất quan trọng nếu bạn muốn duy trì âm đạo khỏe mạnh.
- Uống nước ép nam việt quất: Loại trái cây này rất giàu các hợp chất có tính a-xít nhưng không gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn chống lại vi khuẩn rất tốt. Nó cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu rất hiệu quả.
- Bổ sung thực phẩm có chứa Vitamin E: Vitamin này là một chất chống oxy hóa và có tác dụng chống lại sự lão hóa, thiệt hại trong các tế bào cơ thể. Nhờ đó nó cũng giúp các bộ phận cơ thể khỏe mạnh. Vitamin E có nhiều trong đậu phụ, bông cải xanh, rau bina, hải sản, dầu oliu, cà chua, kiwi, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân...
- Uống đủ nước: Các màng nhầy ở vùng mũi, mắt, miệng, và âm đạo cần được bổ sung nước để hoạt động đúng chức năng. Cơ thể được bổ sung đủ nước cũng sẽ tránh được tình trạng có mùi hôi ở 'vùng kín'.
- Tập các bài tập cho vùng âm đạo: Để tăng cường các cơ sàn chậu, bạn nên tậpbài tập kegel. Điều này làm cho các cơ vùng này khỏe mạnh hơn, thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
- Sử dụng bao cao su: Bao cao su giúp đỡ và bảo vệ chúng ta từ khi mang thai và các bệnh STDs. Ngoài ra, nó còn có ích trong việc duy trì độ pH của âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn lactobacilli - vi khuẩn ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng nấm men và vi trùng - tồn tại.
Ăn uống cân bằng các dưỡng chất và tiêu thụ nhiều nước là việc rất quan trọng nếu bạn muốn duy trì âm đạo khỏe mạnh (Ảnh minh họa: Internet)
Những điều tránh làm để không làm hại 'vùng kín'
- Thụt rửa: Thụt rửa âm đạo có thể làm giảm độ pH của âm đạo và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ phụ khoa khi lựa chọn các sản phẩm vệ sinh để tránh ảnh hưởng đến sự cân bằng pH của âm đạo.
- Ăn thực phẩm chứa chất béo Trans: Tránh chất béo này để hạn chế tạo điều kiện cho các loại vi trùng phát triển. Các loại thực phẩm chứa chất béo trans bạn nên tránh bao gồm: bánh ngọt, bánh quy, bánh rán, bánh quy giòn, hành tây chiên, khoai tây chiên, bơ thực vật và thực phẩm chế biến.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh giết lactobacilli - vi khuẩn tốt trong âm đạo. Trong trường hợp nhất định phải uống thuốc kháng sinh, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ và ăn thêm thực phẩm chứa probiotic để giảm ảnh hưởng do kháng sinh gây ra.
- Vệ sinh bằng xà phòng: Xà phòng có mùi thơm thường gây hại cho âm đạo vì chúng dễ làm khô da, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Để giữ sạch âm đạo, tất cả bạn cần là nước ấm. Nếu bạn vẫn sử dụng xà phòng để vệ sinh, nên chọn loại có mùi nhẹ nhàng và tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Theo Afamily
Những vấn đề nữ giới không biết tỏ cùng ai Các nghiên cứu gần đây cho thấy có những điều thầm kín về sức khỏe bản thân mà phụ nữ ít khi nói ra. Hãy vượt qua các mặc cảm của bản thân để bảo vệ sức khỏe, luôn làm cho mình trở nên đẹp nhất bởi phụ nữ chính là hiện thân của vẻ đẹp mà tự nhiên ban tặng. Dưới đây...