“Cháy” mặt, mụn chảy nước chỉ vì chấm thuốc trị nám
Sau khi được chấm thuốc trị nám tại một spa, da mặt của người phụ nữ ở Quảng Ninh trở nên sưng nề, nổi mụn nước, ăn uống khó khăn. Bệnh nhân được chẩn đoán bị bỏng da.
Thời gian qua, khoa Da liễu, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tai biến do làm đẹp trị nám ở các cơ sở thẩm mỹ thiếu an toàn. Trường hợp của chị Nguyễn T.M.H. (TP Hạ Long, Quảng Ninh) là một ví dụ. Chị bị bỏng da mặt, nổi nhiều mụn nước chảy, sưng nề, ăn uống khó khăn sau khi chấm thuốc trị nám tại một cơ sở spa tại TP Hạ Long.
Thậm chí chị còn được nhân viên chăm sóc da dùng cồn để tẩy rửa mặt khiến các vết thương sưng nề. Dù vậy, càng vết thương không khỏi mà càng chảy dịch nhiều hơn.
Bệnh nhân bị bỏng da do trị nám bằng hóa chất lột tẩy
Sau một tuần, chị đến Bệnh viện Bãi Cháy thăm khám và được chẩn đoán bỏng da sau dùng hóa chất lột tẩy da mặt.
Video đang HOT
Một trường hợp khác là chị N.T.T (45 tuổi, TP Hạ Long, Quảng Ninh) cũng được chẩn đoán u hạt sau tiêm thuốc trị nám không rõ nguồn gốc với các biểu hiện sưng đỏ, nổi sẩn, đau nhức trên hai gò má.
Không đến spa nhưng áp dụng phương pháp làm đẹp tại nhà theo thông tin truyền miệng, chị P.T.T (35 tuổi, TP Hạ Long, Quảng Ninh) cũng gặp “quả đắng”. Chị đã giã lá trầu không và đắp lên vùng da bị nám trong suốt một tháng. Kết quả vết nám không biến mất mà da xuất hiện nhiều vết thâm loang lổ.
Những trường hợp tai biến do làm đẹp trị nám được điều trị với phác đồ thuốc bôi phục hồi da, kháng sinh… phù hợp.
U hạt da (bên trái) và vết thâm loang lổ do điều trị nám sai cách
Bác sĩ CKI Trần Thu Trang, Phụ trách Đơn nguyên Laser- Thẩm mỹ – Da liễu, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết trị nám sai phác đồ, sử dụng dược mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chăm sóc da không đúng cách tại các cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín khiến chị em nguy cơ gặp các tai biến như đau, da bị đỏ, sưng ngứa, tăng hoặc giảm sắc tố da, da trở nên nhạy cảm hơn, bỏng da… thậm chí để lại sẹo lâu dài. Bệnh nhân phải trải qua quá trình trị liệu lâu dài để phục hồi làn da bị tổn thương trong khoảng từ ít nhất 3 tháng đến 1 năm. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin của bản thân.
Vì thế, bác sĩ khuyên khi có nhu cầu làm đẹp chị em nên chọn cơ sở uy tín, tránh tiền mất tật mang.
Sần sùi da mặt do trị nám sai cách
Người phụ nữ ngoài 30 tuổi, dùng cồn để tẩy rửa mặt trị nám, song nám không hết mà mặt bỏng rát, nhiều mụn nước.
Hơn một tuần sau, bệnh nhân mới đến Khoa Da liễu, Bệnh viện Bãi Cháy, khám, ngày 1/12. Khuôn mặt lúc này sưng nề, ăn uống khó khăn. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bỏng da sau dùng hóa chất tẩy lột mặt.
Một bệnh nhân khác, 45 tuổi, tiêm thuốc trị nám không rõ nguồn gốc, mặt sưng đỏ, nổi sần, đau nhức trên hai gò má. Bác sĩ chẩn đoán mắc u hạt sau tiêm thuốc.
Một bệnh nhân 35 tuổi, suốt một tháng giã lá trầu không đắp lên vùng da bị nám. Vết nám không mất mà da xuất hiện nhiều vết thâm loang lổ. Các bác sĩ phải điều trị với thuốc bôi phục hồi da kết hợp kháng sinh.
Bệnh nhân bị bỏng da do trị nám bằng hóa chất lột tẩy. Ảnh: Mạc Thảo
Hiện tượng nám diễn ra phổ biến ở phụ nữ ngoài 30 tuổi và sau sinh. Do cơ thể thay đổi sản xuất melanin và phân bố chúng không đồng đều nên những mảng nám sẫm màu dễ hình thành trên mặt. Nám chủ yếu tập trung ở hai bên gò má, trán, mũi, cằm... Nếu không điều trị sớm, các tế bào này sẽ lan rộng và ăn sâu vào da.
Nhiều nguyên nhân gây nám như yếu tố di truyền, rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh, tác động của ánh nắng mặt trời, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc... Thói quen chăm sóc da và chế độ ăn uống không hợp lý cũng khiến nám xuất hiện.
Bác sĩ Trần Thu Trang, Phụ trách Đơn nguyên Laser - Thẩm mỹ - Da liễu, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết trị nám sai phác đồ, sử dụng dược mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chăm sóc da không đúng cách dẫn đến nguy cơ tai biến như đau, da đỏ, sưng ngứa, tăng hoặc giảm sắc tố da, da nhạy cảm hơn, bỏng da... thậm chí để lại sẹo. Quá trình trị liệu lâu dài để phục hồi làn da bị tổn thương, ít nhất 3 tháng đến một năm, ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin của bản thân. Chi phí trị các biến chứng khá tốn kém.
Điều trị đúng cách là ứng dụng các phương pháp thẩm mỹ chuyên sâu như bắn tia laser, lăn kim tế bào, thay da sinh học (peel da)... Chăm sóc da bằng các dược mỹ phẩm an toàn như kem bôi có thành phần trị nám, làm trắng da, chống tia UV...
Bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng như thế nào? Bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ nhi khoa chẩn đoán bệnh tay chân miệng chính xác bằng các xét nghiệm, tuy nhiên bệnh cũng có thể được xác định thông qua các triệu chứng lâm sàng. Bệnh tay chân miệng (HFM) là một bệnh nhiễm vi rút nhẹ và kéo dài, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Biểu hiện đặc...