Cháy lớn ở Australia, ít nhất 100 ngôi nhà bị thiêu rụi
Giới chức Australia ngày 17-10 cho biết, hàng ngàn đã phải sơ tán khỏi nhà của họ, sau khi một đám cháy bùng phát dữ dội gần thành phố Sydney, thiêu rụi ít nhất 100 ngôi nhà trong khu vực này. Chính quyền địa phương cảnh báo rằng thiệt hại còn tăng cao hơn nữa, khi ngọn lửa vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào hôm qua, ngày 17-10 ở bang New South Wales (NSW), phía đông Australia trong điều kiện nhiệt độ cao kết hợp với những cơn gió mạnh, dịch vụ cứu hỏa bang NSW (RFS) cho biết.
Một màn khói đen dày đặc bắt nguồn từ đám cháy đã bao phủ vùng núi Blue Mountains, phía tây thành phố Sydney. Sau đó, lan nhanh tới một số địa danh nổi tiếng như nhà hát Opera Sydney và cây cầu Harbour.
Lực lượng cứu hỏa đang cố gắng kiểm soát ngọn lửa
Hàng ngàn người đã phải di chuyển đến các trung tâm sơ tán ở vùng ngoại ô phía tây, cũng như phía nam và phía bắc thành phố.
Phát ngôn viên của RFS cho biết, một người đàn ông 63 tuổi đã chết do lên cơn đau tim, khi cố gắng bảo vệ tài sản trong ngôi nhà bị cháy. Nhiều người cũng đã gọi diện đến đài phát thanh Sydney thông báo rằng, tro bụi từ đám cháy rơi xuống nhiều bãi biển nổi tiếng, bao gồm cả bãi biển Bondi.
Video đang HOT
Khói đen dày đặc bao trùm bầu trời New South Wales
Mối đe dọa lớn nhất là ở khu vực Wyong, cách thành phố Sydney 75 km về phía bắc, hàng chục căn nhà bị thiêu rụi. Bộ trưởng Dịch vụ khẩn cấp Mike Gallacher cho biết 100 ngôi nhà bị phá hủy có thể coi là “may mắn” do đám cháy rất lớn và nằm ngoài tầm kiểm soát.
Thời tiết hanh khô và gió thổi mạnh ở Australia rất dễ gây ra cháy lớn. Năm 2009, một vụ cháy rừng đã xảy ra ở bang Victoria đã giết chết 173 người và gây thiệt hại 4,4 tỷ USD.
Theo ANTD
Quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đầu tiên "nói có" với kết hôn đồng tính
Hàng chục cặp đôi đồng tính hôm nay 19/8 đã nói lời nguyện ước bên nhau khi New Zealand trở thành quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đầu tiên và nước thứ 14 trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Một trong những cặp đồng tính đầu tiên ở New Zealand tổ chức kết hôn vào hôm nay 19/8.
Những lời nguyện ước đã được trao trong một loạt bối cảnh khác nhau, từ trên máy bay ở độ cao hơn 9.000m đến một nhà tắm cổ, khi những người đồng tính nam và nữ tận dụng sự thay đổi của luật pháp.
Chiến dịch vì Công bằng hôn nhân cho biết luật mới đã chấm dứt bất công có từ hàng nghìn năm nay và tình yêu của mọi người đã được luật pháp công nhận là như nhau.
"Những cặp đôi kết hôn vào ngày hôm nay đã tổ chức ăn mừng hoành tráng. Công bằng trong hôn nhân cuối cùng đã đến với New Zealand", người phát ngôn của Chiến dịch, Conrad Reyners, cho hay.
Luật sửa đổi Luật hôn nhân đã được quốc hội New Zealand thông qua hồi tháng 4 song mới chỉ có hiệu lực từ ngày hôm nay, 19/8.
Hai đài phát thanh đã cạnh tranh tổ chức đám cưới đồng tính đầu tiên, với hôn lễ được phát trực tiếp trong các chương trình buổi sáng. Hôn lễ được diễn ra vào khoảng 8h30, sau khi các văn phòng chính phủ cấp giấy kết hôn mở cửa.
Đức cha Matt Tittle, nhà thờ Unitarian (Nhất thể giáo), Auckland, đã kết hôn cho một trong những cặp đôi đồng tính đầu tiên, Tash Vitali, 37 tuổi, và Mel Ray, 29 tuổi. "Lịch sử đang được tạo ra", đức chacho hay. "Hi vọng nó sẽ giúp các nước khác hành động như vậy và giúp người New Zealand nhận ra rằng mọi người đều xứng đáng và có phẩm giá dù cho là họ yêu ai đi chăng nữa."
Hãng hàng không Air New Zealand đã triển khai một chuyến bay đặc biệt từAuckland tới Queenstown, nơi cặp đôi Lynley Bendall và Ally Wanikau kết tóc se tơ trên không trung sau 14 năm bên nhau. Nhà vận động vì quyền người đồng tính người Mỹ, diễn viên Jesse Tyler Ferguson trong vở kịch nổi tiếng "Gia đình hiện đại", cũng tham dự lễ cưới này.
"Được kết hôn ở độ cao hơn 9.000m, dưới ánh sáng rực rỡ, trước sự chứng kiến của con cháu, bạn bè và gia đình, cũng đã khiến hôm nay là một ngày đáng nhớ. Đặc biệt hơn khi lại có Jesse là một phần trong hôn lễ này", Bandall cho hay.
Tuy nhiên, nhóm vận động bảo thủ Family First cho rằng sửa đổi Luật hôn nhân là "hành động ngạo mạn phá hoại văn hóa", mà các chính trị gia đưa ra không cần ý kiến của công chúng.
Giáo hội Anh cũng yêu cầu các giáo sỹ chưa tiến hành các cuộc hôn nhân đồng tính cho tới khi có một báo cáo được trình lên vào năm tới.
New Zealand đã không quy kết phạm tội đối với đồng tình luyến ái vào năm 1986 và cho phép tồn tại các tổ chức dân sự đồng tính từ năm 2005.
Bộ Nội vụ New Zealand cho biết, luật sửa đổi trên đã khiến số đơn đăng ký kết hôn được tải từ trên trang mạng của bộ này tăng lên gấp 3 lần so với mức bình thường. Ít nhất 31 cặp đồng tính cho biết họ sẽ cưới vào thứ hai, ngày người ta ít khi tổ chức hôn lễ. Trong khi đó, giới chức trách New Zealand cũng nhận được đơn xin kết hôn từ các cặp đồng tính ở Nga, Mỹ, Anh, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Guyana và Bỉ.
Trong số những cặp đôi đầu tiên kết hôn có cặp người Úc McCarthy và Trent Kandler. Cặp đôi tới từ New South Wales này đã đánh bại 300 cặp đôi khác trong một cuộc thi về du lịch của New Zealand.
Đám cưới của họ sẽ không được pháp luật công nhận ở Úc nhưng McCarthy hi vọng ngày đó rồi sẽ đến và lễ cưới ở bảo tàng Te Papa ởWellington đã cho thấy: "Chúng tôi không có hai sừng, chúng tôi không lập dị và không có gì phải sợ về bình đẳng hôn nhân".
Khoảng 1.000 cặp đôi đồng tính ở Úc dự kiến sẽ bay tới New Zealand để kết hôn.
Còn Bộ trưởng Du lịch New Zealand Kevin Bowler cho hay nước này sẽ tự quảng bá là điểm đến cho những người đồng tính. "Người New Zealand đặc biệt thông cảm với những lối sống khác vì vậy tôi tin chắc rằng ngành du lịch sẽ tận dụng cơ hội này. Tôi nghĩ nhiều nhà thị trường không đánh giá thấp giá trị của các cặp đôi đồng tính".
Theo Dantri
Dùng Google Earth để tìm mỏ vàng khủng Jeff Harris và Brendan Elliott-hai nhà thám hiểm người Australia, sử dụng Google Earth và nhật ký của một người tìm vàng, để tìm kiếm một vỉa vàng lớn bị chôn vùi trong sa mạc. Mọi chuyện bắt nguồn từ năm 1929 khi một người đàn ông Australia có tên Harold Bell Lasseter tuyên bố mình đã phát hiện một vỉa vàng lớn...