Chây ì ngàn tỉ đồng nợ bảo hiểm xã hội
Những tưởng khởi kiện ra tòa sẽ khiến các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội nhanh chóng đóng tiền, nhưng “bài thuốc” này vẫn không hiệu quả như mong muốn.
Minh họa: DAD
Những bản án bị vô hiệu
Hà Nội là một trong những địa phương có nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) cao nhất nước. Bà Huỳnh Thị Mai Phương, Phó giám đốc BHXH Hà Nội, cho hay doanh nghiệp (DN) nợ trên địa bàn TP ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước cả về số đơn vị, số lao động và số tiền. Nếu như năm 2010, số nợ BHXH ở Hà Nội là 555 tỉ đồng, thì đến năm 2012, số nợ là 1.803 tỉ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, số nợ đã hơn 1.878 tỉ đồng. Đáng chú ý, các đơn vị nợ với số tiền lớn lên tới hàng chục tỉ đồng, kéo dài nhiều năm ngày càng tăng. Đơn cử như Công ty TNHH may mặc và xuất khẩu VIT Garment; Công ty CP Sông Đà 8…
Có DN giao thông nói thẳng thừng, công an, đầu gấu còn chẳng sợ, huống gì là mấy ông bảo hiểm
Một cán bộ BHXH H.Từ Liêm
Mặc dù 8 tháng đầu năm, BHXH TP.Hà Nội đã hoàn thiện hồ sơ và tiến hành khởi kiện ra tòa đối với 52 đơn vị nợ đọng từ 1 tỉ đồng trở lên, nhưng số tiền thu hồi chỉ được khoảng 69 tỉ đồng trên tổng số nợ 251 tỉ đồng. Phần lớn những “con nợ” khó đòi tập trung chủ yếu ở H.Từ Liêm…
Trong số hơn 9.595 tỉ đồng nợ đọng BHXH trên cả nước, riêng tại TP.HCM chiếm đến khoảng 2.000 tỉ đồng. Kiện để đòi nợ cho công nhân được TP.HCM thực hiện thường xuyên từ năm 2005 đến nay. Trong năm 2012, gần 600 DN tại TP.HCM nợ BHXH đã bị kiện ra tòa, chiếm hơn 80% số DN trong cả nước bị khởi kiện. Thế nhưng, sau khi bản án của tòa có hiệu lực, tỷ lệ đòi được nợ BHXH chỉ đạt gần 30% so với số nợ phải thu. 7 tháng đầu năm 2013, BHXH TP.HCM tiếp tục khởi kiện 397 DN ra tòa với tổng số nợ khoảng 107 tỉ đồng. Dù thắng kiện nhưng nhiều bản án vẫn không được thực thi.
“Công an, đầu gấu còn chẳng sợ”
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó giám đốc BHXH H.Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: “Có đến 7 bản án có hiệu lực nhưng không thể thi hành vì chủ DN trên địa bàn không còn khả năng trả nợ, thi hành án cũng không thu hồi được tiền. Điển hình nhất là Công ty CP Cavico hạ tầng, khi phát hiện trong tài khoản có 4,6 tỉ đồng, cơ quan thi hành án đến “siết nợ” nhưng tài khoản đã bị ngân hàng phong tỏa bởi DN còn nợ ngân hàng hơn 100 tỉ”. Theo bà Bình, để không phải trả tiền bảo hiểm, DN đã tìm đủ mọi cách để trốn tránh cơ quan chức năng. Không ít DN từ khi nộp đơn đến thời điểm tòa án xét xử đều vắng mặt, không tìm thấy giám đốc, nhân viên, không có tài sản, không có tài khoản, DN không còn tồn tại.
Nhiều lần làm việc với những “con nợ chây ì”, bà Nguyễn Thị Đức, Phó giám đốc BHXH H.Thạch Thất (Hà Nội) ngao ngán: “Rõ ràng họ nợ tiền là vi phạm pháp luật, vậy mà chúng tôi nào dám dọa dẫm, trái lại phải nịnh nọt mong họ chuyển tiền sớm”. Một cán bộ BHXH H.Từ Liêm kể: “Có DN giao thông nói thẳng thừng, công an, đầu gấu còn chẳng sợ, huống gì là mấy ông bảo hiểm”.
Ông Đỗ Quang Khánh, Phó giám đốc BHXH TP.HCM, than thở: “Nợ đọng BHXH là chuyện khổ tâm lắm. Mặc dù đã nhiều lần tiến hành thanh tra, kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi người lao động nhưng không phải lúc nào cũng đòi được nợ. Thậm chí bản án có hiệu lực rồi nhưng thi hành được án cũng mệt và nhiều chuyện lắm”. Theo ông Khánh, “kiện ra tòa thì thắng chắc”, nhưng khi chủ DN “biến mất” hoặc chủ DN bỏ trốn…, thì không cách nào đòi được.
Luật sư Phạm Thanh Tùng, Trưởng văn phòng luật sư Phạm Hoàng (thuộc Đoàn luật sư Hà Nội), cho rằng kiện ra tòa cũng chỉ là biện pháp tình thế giải quyết sự việc đã rồi. Chế tài hiện nay quá nhẹ, chậm đóng cùng lắm cũng chỉ chịu phạt vài chục triệu đồng. Hành vi trốn đóng BHXH là vi phạm pháp luật, chiếm dụng vốn của người lao động nên cũng phải xử lý hình sự giống như hành vi trốn nộp thuế.
Chậm vì phải qua nhiều “cửa” Khoản 1 và 4, điều 165 luật Thi hành án dân sự quy định: “Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định; không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, ông Đỗ Quang Khánh cho biết chưa có trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì cố tình trốn tránh việc thi hành án nợ đọng tiền BHXH. “Việc xử lý còn chậm lắm vì phải qua nhiều “cửa” (nhiều cơ quan chức năng khác như Sở LĐ-TB-XH, thi hành án, công an…)”, ông Khánh lý giải nguyên nhân.
Người lao động chịu thiệt thòi Theo cơ quan BHXH, những thủ đoạn trốn đóng BHXH, BHYT của các DN ngày càng tinh vi. Nhiều DN thường không đóng đủ hoặc báo cáo số lượng không đúng thực tế, chỉ đăng ký đóng BHXH cho lãnh đạo quản lý, nhân viên văn phòng… Hiện có hàng chục ngàn lao động bị nợ BHXH không thể chốt sổ BHXH vì DN “không rõ tung tích”; nếu không tìm cách tháo gỡ, người lao động vô cùng thiệt thòi.
Theo TNO
Lừa đảo xuất khẩu lao động rồi ôm tiền đặt cọc bỏ trốn
Sau khi nhận tiền đặt cọc đi xuất khẩu lao động của nhiều người dân, bà Đào hứa hẹn hết lần này đến lần khác nhưng 1 năm trôi qua vẫn không đi được. Khi người dân đến nhà đòi lại tiền thì bà Đào đã "cao chạy xa bay".
Dân nghèo ôm nợ vì bị lừa đi xuất khẩu lao động
Theo đơn tố cáo của nhiều người dân trú tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, họ đã bị một người tên Hoàng Thị Đào (trú tại số nhà 68, ngõ 15, phưởng Cửa Nam, TP. Vinh , Nghệ An) lừa tuyển đi lao động xuất khẩu tại Hà Lan. Nhưng sau khi nhận tiền đặt cọc, bà Đào đã không làm thủ tục để người dân được đi xuất khẩu lao động mà "cao chạy xa bay" với số tiền chiếm đoạt lên tới hàng trăm triệu đồng.
Theo trình bày của những người dân này, vào khoảng giữa năm 2012, khi biết bà Hoàng Thị Đào có nhu cầu tuyển lao động đi xuất khẩu lao động, nhiều người đã liên hệ và được bà Đào giới thiệu công việc trồng cỏ nuôi bò sữa tại Hà Lan. Mức lương khởi điểm là 1.000 USD/tháng/người. Từ tháng thứ hai là 1.500 USD/tháng/người. Làm việc 12 tiếng/ngày, công ty lo ăn, ở đầy đủ với tổng chi phí đi là 5.800 USD/người, làm việc theo hợp đồng 3 năm. Ngay sau đó, bà Đào đã ra giá đặt cọc đợt đầu là 500USD cùng với ảnh và hộ chiếu.
Vì tin tưởng bà Đào nên vào ngày 29/7/2012, nhiều người đã đến nhà riêng của bà Đào để đóng tiền đặt cọc là 500 USD. Tất cả đều được bà Đào viết giấy biên nhận bằng tay và ký xác nhận với lời hứa "Thời gian xuất cảnh là 3-5 tháng. Sau thời gian trên nếu không đi được, tôi xin hoàn trả số tiền trên".
Khoảng 2 tuần sau khi nhận tiền đặt cọc, bà Đào tiếp tục thu mỗi người là 3.900.000 đồng để đưa ra Hà Nội khám sức khỏe. Tại bệnh viện, người dân được làm các xét nghiệm như xét nghiệm HIV, viêm gan B và tiêm một liều văcxin 3 trong 1. Tuy nhiên sau khi khám, người dân không được cấp kết quả khám bệnh. Sau đó, mọi người lại tự túc bắt xe về quê.
Giấy biên nhận tiền đặt cọc của các nạn nhân được bà Đào ghi, ký xác nhận và hứa nếu đến hạn mà các lao động không được đi sẽ hoàn lại tiền.
Nhưng rồi hết thời hạn 3 đến 5 tháng, những người này vẫn không được đi xuất khẩu lao động như lời hứa, khi họ hỏi bà Đào thì lại nhận được những lời hứa hết lần này đến lần khác. Đến ngày 12/1/2013 bà Đào gọi những người dân này sang nhà bà và tiếp tục thu thêm mỗi người 1.300USD để làm visa và mua vé máy bay. Sau khi nhận tiền, bà Đào tiếp tục ghi thêm vào giấy biên nhận là đã nhận thêm số tiền trên và hứa nếu đến ngày 20/3/2013 không đi được bà Đào sẽ hoàn trả lại số tiền trên.
Tuy nhiên đến ngày 29/3/2013, người dân vẫn chưa được bay đi xuất khẩu lao động. Quá lo lắng, người dân đã liên lạc theo 3 số điện thoại của bà Đào thì cả 3 số đều không liên lạc được. Họ đã tìm đến nhà riêng của bà Đào thì mới tá hỏa vì bà Đào đã đi khỏi địa phương.
Chuyện vỡ lở, lộ ra đường dây lừa đảo
Ngay sau khi nhận được đơn tố cáo của người dân trình báo, cơ quan công an phường Cửa Nam đã chuyển hồ sơ lên cơ quan công an TP Vinh, Nghệ An thụ lý, giải quyết vụ việc. Quá trình tiến hành điều tra vụ việc, cơ quan công an xác định trước đó bà Đào cũng đã từng dính líu đến một vụ lừa đảo tương tự.
Theo cơ quan công an, vào năm 1998, bà Đào đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, đến năm 2002 thì về nước. Qua thời gian ở nhà, bà Đào đã làm quen được với bà Nguyễn Thị Đức (trú tại số nhà 58, đường Trần Quang Diệu, phường Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An).
Biết nhà bà Đức gần địa điểm làm hộ chiếu xuất nhập cảnh Công an tỉnh Nghệ An, bà Đào đã trao đổi và nói bà Đức "tuyển lao động" giúp bà Đào. Sau khi nhận lời bà Đào, bà Đức nói lại với con rể là Nguyễn Chiêu Dương (trú tại khối 1, thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) để thông báo tuyển dụng lao động đi nước ngoài.
Ngay sau khi ra thông báo, 70 lao động ở xã Quỳnh Hải (Quỳnh Lưu, Nghệ An) và 5 lao động ở xã Nghi Lâm (Nghi Lộc, Nghệ An) đã đến nộp hồ sơ tuyển dụng và mỗi người nộp cho bà này số tiền từ 6-20 triệu đồng tiền đặt cọc.
Sau khi nhận tiền đặt cọc, bà Đức và con trai dẫn những lao động này ra Hà Nội để khám sức khỏe. Tại đây, bà Đức đã yêu cầu mỗi người đưa cho bà Đào số tiền 5 triệu đồng. Sau khi khám xong, bà Đào thông báo có 34 người trúng tuyển và hẹn về chờ. Sau khoảng thời gian chờ đợi, số người "đạt yêu cầu" còn lại 25 người.
Nhiều người dân nghèo đang "quay cuồng" với số nợ khi bị các đối tượng lừa đảo.
Tuy nhiên, sau nhiều lần bà Đào hẹn các lao động sẽ được bay trong thời gian tới, nhưng chờ mãi cũng không được nên những người này đã đến nhà riêng yêu cầu trả lại tiền đặt cọc thì không được. Ngay sau đó, những người này đã làm đơn tố cáo đến cơ quan công an để được giúp đỡ. Sau đó, cơ quan công an đã triệu tập bà Đào để lấy lời khai. Khi các nạn nhân ở Hà Tĩnh nộp đơn tố cáo thì bà Đào cũng đã bỏ đi khỏi địa phương.
Được biết, bà Trần Thị Đức làm theo lời bà Hoàng Thị Đào và nộp số tiền thu lại của các nạn nhân cho bà Đào nên cơ quan công an đang xem xét yếu tố phạm tội. Riêng bà Hoàng Thị Đào, Cơ quan điều tra đang tiến hành xác minh việc bà này khai là nộp tiền và ảnh cho một người đàn ông tên Vương Đình Chính tại Đài Loan nhưng bà Đào đã không xuất trình được bất kỳ giấy tờ hay tài liệu nào liên quan.
Trong trường hợp nếu như có ông Vương Đình Chính thì bà Đào lại là người trung gian bị lừa, nhưng theo các điều tra viên thì để xác minh được đối tượng này thì đang rất khó. Hiện vụ án vẫn đang được cơ quan công an thành phố Vinh (Nghệ An) tiếp tục điều tra làm rõ những người liên quan.
Ngọc Tú - Lany Nguyễn
Theo Dantri
Quảng Ngãi: Hàng trăm doanh nghiệp nợ BHXH Theo số liệu của BHXH tỉnh, đến cuối tháng 10, toàn tỉnh có 630 doanh nghiệp (DN), đơn vị nợ tiền BHXH, với số tiền hơn 65 tỉ đồng. Một số DN dù bị nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn trây ỳ như: Cty CP bêtông Ly Tâm Dung Quất, Cty đầu tư - dịch vụ tổng hợp Phan Vũ, Cty cổ phần...