Cháy gần giao lộ CMT8 – Võ Văn Tần, ùn xe hơn 30 phút
- Vào khoảng 7 giờ 15 sáng nay (9-2), một đám cháy phát ra từ khách sạn Cleopatra (số 48 CMT8, phường 6, quận 3, TP.HCM). Vị trí cháy gần giao lộ CMT8- Võ Văn Tần và CMT8- Nguyễn Thị Minh Khai.
Nhiều người đi đường thấy khói bốc lên dừng xe nhìn xem khiến giao thông bị ùn tắc kéo dài.
Ngay lập tức cảnh sát PCCC đã điều người và phương tiện đến hiện trường chữa cháy. CSGT phân luồng xe và giải tỏa ùn tắc.
Hiện trường vụ cháy. Ảnh: Ái Nhân
Xe thang tiếp cận hiện trường vụ cháy. Ảnh: H. Oanh
Video đang HOT
Trong khoảng 15 phút thì lực lượng cảnh sát PCCC đã khống chế đám cháy. Ảnh: Nguyễn Bình
Vụ cháy đã gây ùn tắc giao thông tại khu vực này. Ảnh: Nguyễn Bình
Bước đầu, cảnh sát PCCC cho biết đám cháy xuất phát từ căn phòng tại lầu của khách sạn trên. Đám cháy nhỏ thiêu hủy giường, nệm và một số vật dụng dễ cháy trong phòng. Tuy nhiên do khách sạn kín nên khói bốc ra khá nhiều. Cảnh sát PCCC đã phải phá cửa kính tại vị trí tầng lầu có cháy để dập tắt kịp thời đám cháy.
Hiện nguyên nhân đang được làm rõ.
Lưu Nguyễn
Theo_PLO
Vạch rõ nguyên nhân liên tiếp xảy ra hỏa hoạn
Từ ngày 2 đến 4-2, trên địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra 5 vụ cháy nhà dân. Nguyên nhân xảy cháy ban đầu được xác định đều do sự bất cẩn trong việc sử dụng điện, nguồn nhiệt của chủ nhà.
Hiện trường vụ cháy nhà tại cửa hàng đồ gỗ trên phố Đê La Thành
Cháy... nối cháy
Vụ cháy xảy ra tại cửa hàng bán túi xách, ba lô địa chỉ số 59 phố Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm vào lúc 0h ngày 3-2, đã thiêu rụi hoàn toàn tài sản của gia đình. Tiếp đến, vụ cháy tại xưởng cơ khí ở ngõ 219, Trung Kính, Cầu Giấy, lúc 19h45 cùng ngày đã gây thiệt hại không nhỏ về tài sản. Hơn 2 giờ đồng hồ sau đó, Phòng Cảnh sát PC&CC số 2 - Ba Đình, Đống Đa lại nhận được thông tin hỏa hoạn xảy ra tại một cửa hàng bán đồ gỗ trên phố Đê La Thành. Những chiếc xe chuyên dụng đã khẩn trương đến hiện trường, dập lửa, cứu nạn. Chỉ trong ít phút, đám cháy được khống chế, tuy nhiên do nơi bùng phát chứa gỗ, nỉ... chủ yếu là vật liệu dễ cháy, vì vậy ngôi nhà 6 tầng đã bị cháy đen, toàn bộ đồ đạc thành tro.
Vừa rút quân khỏi hiện trường vụ cháy này thì lực lượng Cảnh sát PC&CC số 2 lại tiếp nhận và triển khai đến hiện trường vụ chập cháy bình nóng lạnh tại tầng 2 và 3 của tòa nhà 284 phố Kim Mã... Chưa hết, rạng sáng 4-2, hỏa hoạn bùng phát ở một hộ dân tại khu A3, Thành Công. Rất may các vụ cháy và sự cố cháy nói trên không gây thiệt hại về người, nhưng thiệt hại tài sản lên đến hàng trăm triệu đồng.
Từng trực tiếp chỉ huy dập lửa và điều tra nguyên nhân các vụ cháy và sự cố cháy, Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội phân tích: "Chúng ta hay nói đến trách nhiệm và ý thức của người dân. Điều này nghe có vẻ chung chung nhưng lại rất cụ thể đối với công tác phòng cháy. Chỉ cần mỗi người để tâm đến việc phòng cháy và chấp hành quy định phòng cháy thì sự cố đáng tiếc sẽ không xảy ra".
Hiện trường vụ cháy xưởng tại Trung Kính
Theo lực lượng cảnh sát PCCC, mặc dù nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng cơ khí tại ngõ 219 Trung Kính tối 3-2 đang được điều tra nhưng rất có thể do việc hàn, cắt gây ra. Tại hiện trường cho thấy nhà xưởng này có nhiều máy hàn cắt sắt công suất lớn. Nếu những chiếc máy cắt sắt, hàn sắt cùng hoạt động thì rất dễ dẫn đến việc quá tải dòng điện và gây chập cháy. Nguy cơ càng lớn hơn nếu chủ nhà xưởng thuê những công nhân chưa qua đào tạo, chỉ làm theo... kinh nghiệm. Người thợ thiếu kiến thức, làm cho xong việc, trong khi đó người chủ không giám sát thì việc xảy cháy chỉ là sớm muộn.
Tự cứu mình!
Trong cuộc điều tra xã hội gần đây nhất của lực lượng PC&CC, tỷ lệ người dân tự trang bị bình cứu hỏa tại gia đình gần như... bằng không. Có những nơi có đầy đủ thiết bị chữa cháy xách tay, nhưng kỹ năng sử dụng lại thiếu. Lại có những cơ sở có thiết bị chữa cháy nhưng đã hỏng hoặc quá "đát".
"Tôi đã chứng kiến nhiều vụ hỏa hoạn gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng thực sự chưa khi nào có suy nghĩ cần phải trang bị cho gia đình bình chữa cháy", anh Đào Đức Hiếu, trú tại số nhà 10 ngõ 567 phố Hoàng Hoa Thám, phường Bưởi, quận Tây Hồ thừa nhận. Không chỉ có gia đình anh Hiếu, hiện nay, công tác phòng cháy, chữa cháy đối với từng hộ dân chưa được quan tâm, thậm chí còn bị xem nhẹ.
Hiện trường vụ cháy tại A3 Thành Công
Thượng tá Nguyễn Trường Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát PC&CC số 2 cho biết: "Việc phòng ngừa cháy là hết sức quan trọng. Để hạn chế tối đa sự cố cháy to, cháy lan, cháy lớn, cần trang bị thiết bị chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy xách tay và sử dụng thành thạo. Có được những thiết bị chữa cháy cơ bản này, khi phát hiện xảy cháy, người dân dùng bình bọt khống chế ngọn lửa thì việc cháy to, cháy lan khó có thể xảy ra". Cũng theo Thượng tá Nguyễn Trường Sơn, những vụ cháy trong thời gian qua đều xuất phát từ việc không phát hiện kịp thời, hoặc có phát hiện được nhưng chủ nhân không có thiết bị chữa cháy tại chỗ. Nguy hiểm hơn là khi đó chủ nhân lại không bình tĩnh và gọi ngay cho lực lượng chữa cháy, theo số điện thoại 114. Hậu quả đám cháy bùng phát to gây thiệt hại lớn về tài sản, thậm chí về người.
Cháy liên tiếp xảy ra trong nhà dân những ngày gần đây cho thấy trách nhiệm của người dân một phần nhưng còn có cả trách nhiệm của cơ quan phòng cháy cơ sở. Đại tá Tô Xuân Thiều, Phó Giám đốc Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội đã nêu rõ điều này trong buổi làm việc với một số đơn vị phòng cháy thuộc quận, huyện trên địa bàn thành phố. Thói quen sinh hoạt tùy tiện của người dân, hay ý thức "có vấn đề" tồn tại đều do khâu kiểm tra, xử lý vi phạm chưa dứt điểm. Và cũng do công tác tuyên truyền đảm bảo an toàn PCCC của những đơn vị có trách nhiệm chưa "thấu" đến từng người dân.
Theo An ninh thủ đô
Xe máy bốc cháy dữ dội dưới chân cầu vượt Cát Lái Đang lưu thông trên xa lộ Hà Nội, bất ngờ phát hiện lửa từ bộ phận lốc máy của xe bốc cháy, đôi nam nữ hoảng hốt tháo chạy... Khoảng 16h ngày 26/1, đôi nam nữ đi chung trên xe máy Exciter BKS 59X2-356.28 lưu thông trên XLHN (theo hướng từ Thủ Đức về cầu Sài Gòn). Khi đến dưới dạ cầu vượt...