Chạy đua với Mỹ, Trung Quốc vắt óc chế tạo vũ khí công nghệ cao
Quân đội Trung Quốc vừa thành lập một bộ phận mới, bắt chước mô hình cơ quan nghiên cứu công nghệ cao của Lầu Năm góc nhằm phát triển các loại vũ khí tối tân như máy bay tàng hình, súng điện…
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cho biết, Ủy ban Chỉ đạo Nghiên cứu Khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí công nghệ cao cho quân đội Trung Quốc được thành lập đầu năm nay nhưng đến nay mới được công bố rộng rãi.
Ủy ban này trực thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo. Ông Tập đang ra sức hiện đại hóa quân đội kể từ khi lên năm quyền năm 2012 với tham vọng biến quân đội Trung Quốc trở thành lực lượng chiến đấu nhanh nhẹn và hiện đại.
Ủy ban Chỉ đạo Nghiên cứu Khoa học được mô tả là có chức năng và nhiệm vu tương tự Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Mỹ được thành lập từ năm 1957. DARPA trực thuộc Lầu Năm góc chuyên nghiên cứu các công nghệ đột phá để đảm bảo an ninh quốc gia. Theo CCTV, Internet, các hệ thống định vị toàn cầu, máy bay chiến đấu tàng hình, súng điện, vũ khí laser cũng như các công nghệ tiên tiến khác đều liên quan đến DARPA.
Theo đó, Trung Quốc cần cố gắng nhiều hơn để thúc đẩy công nghệ khoa học trong quân đội của nếu muốn giành lợi thế cạnh tranh với Mỹ. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc nhấn mạnh J-20 là máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào hoạt động hồi tháng 3. Cũng trong tháng này, theo CCTV, kỹ sư hàng đầu của Hải quân Trung Quốc Ma Weiming đã phát triển thành công Hệ thống đẩy bằng điện tích hợp cho các tàu chiến (IEPS).
Ông Ma cho biết, IEPS được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề triển khai các vũ khí tần số vô tuyến năng lượng cao (HERF) trên các tàu. HERF là loại vũ khí hoàn toàn mới có khả năng tiêu diệt mục tiêu chính xác và hiệu quả hơn các vũ khí truyền thống. Loại vũ khí này sử dụng một luồng điện cực mạnh để phá hủy các máy tính và ngăn chặn các mối đe dọa tiếp cận tàu ngầm như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình siêu âm hoặc vũ khí trượt siêu âm. HERF có thể được sử dụng trong các hệ thống chống tên lửa. Hiện tại, Trung Quốc, Nga và Mỹ đang chạy đua để phát triển vũ khí HERF.
Song Zhongping, nhà bình luận quân sự ở Hong Kong nhấn mạnh rằng, Ủy ban Chỉ đạo Nghiên cứu Khoa học bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư hàng đầu vốn hoàn toàn quen thuộc với các công nghệ tiên tiến.
Theo Danviet
Video đang HOT
Vũ khí mới Mỹ sẽ dùng nếu Triều Tiên nã tên lửa hạt nhân
Mối nguy hiểm từ tên lửa Triều Tiên được xem là cú hích quan trọng giúp quân đội Mỹ nhìn lại và nâng cấp hệ thống phòng thủ lỗi thời của mình.
Vũ khí laser đời mới của Mỹ gắn trên tàu chiến.
Tiến bộ đáng chú ý của Triều Tiên trong việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể gắn được đầu đạn hạt nhân đang khiến Mỹ "đứng ngồi không yên". Quân đội và quốc hội nước này đang lên kế hoạch ngăn chặn các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.
Hiện nay, cuộc chạy đua công nghệ của Mỹ diễn ra ở cả đất liền, trên biển và trên không. Tuy nhiên, cách thức hiệu quả nhất ngăn chặn Triều Tiên vẫn là dừng tham vọng phát triển vũ khí hủy diệt của quốc gia Đông Á này.
"Phòng thủ tên lửa giúp chúng tôi có thêm thời gian và mở ra nhiều cơ hội mới", Todd Harrison, giám đốc Dự án An ninh Hàng không của Trung tâm An ninh và Nghiên cứu Quốc tế, nói. "Cách nước Mỹ tự bảo vệ trước các cuộc tấn công tên lửa là bằng hệ thống phòng thủ. Chúng ta cần cho đối phương biết Mỹ cũng sở hữu một hệ thống đủ mạnh và có thể đáp trả khi cần".
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên trong buổi bắn thử.
Cách đây ít ngày, Mỹ đã đánh chặn thành công một thiết bị mô phỏng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên bằng dàn vũ khí THAAD "bách phát bách trúng". Hiện nay, Mỹ có 36 dàn tên lửa đánh chặn cùng loại và dự kiến nâng lên con số 44 vào cuối năm nay. Các dàn THAAD này sẽ lắp đặt ở bang Alaska.
Tại California, quốc hội Mỹ đang tính toán đổ tiền để xây dựng hệ thống phòng thủ mặt đất GMD nhằm bảo vệ vùng phía đông nước Mỹ. Cũng trong năm nay, Lầu Năm Góc sẽ nghiệm thu công trình phòng thủ tên lửa từ vũ trụ từng được cố Tổng thống Ronald Reagan đề xuất năm 1984 trong thời gian Chiến tranh Lạnh leo thang.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng đang yêu cầu Cơ quan Phòng thủ Tên lửa nước này đánh giá lại toàn bộ chiến lược phòng thủ tên lửa. Theo tính toán, Bình Nhưỡng sở hữu 1.000 tên lửa các loại và hàng chục vạn khẩu pháo truyền thống. Những vũ khí này đang nhắm vào căn cứ Mỹ tại Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Guam.
Pháo hạng nặng Triều Tiên dội "biển lửa" ở ven biển.
Những hệ thống tầm ngắn, bán trung và trung của Mỹ đang được nâng cấp để tấn công nhanh hơn, phạm vi xa hơn và chính xác cao hơn. Ngoài các vũ khí hiện tại, Mỹ đang phát triển thêm các vũ khí mới để đáp ứng chiến lược phòng thủ tên lửa của mình.
Vệ tinh thế hệ tiếp theo
Công nghệ vệ tinh hiện tại nhận diện khi nào một tên lửa được phóng và khu vực có khả năng bị tấn công, theo trung tướng Henry Obering, cựu giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa. Tuy nhiên, Obering nói rằng vệ tinh không giúp chỉ rõ chính xác địa điểm sẽ bị tấn công mà chỉ khoanh vùng.
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ đang dự kiến tung ra một "chòm vệ tinh", gồm nhiều vệ tinh nhỏ giúp gia tăng độ chính xác trong việc dò tìm tên lửa đối phương. Khi đó, hệ thống đánh chặn sẽ hiệu quả và chính xác hơn. Hệ thống vệ tinh mới cho phép tấn công hàng loạt vào cùng một mục tiêu nếu cần thiết.
Thiết bị hủy diệt đa đầu đạn
Hệ thống GMD của Mỹ thử nghiệm đánh chặn tên lửa.
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ cũng phát triển một thiết bị hủy diệt nhiều đầu đạn cho phép các dàn tên lửa đánh chặn từ mặt đất tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Thông tin được Kingston Reif, chuyên gia cao cấp về Giải trừ quân bị tại Tổ chức Kiểm soát Vũ khí, cung cấp.
Nhược điểm của hệ thống này chính là tính ưu việt của nó khiến Nga và Trung Quốc "nóng mắt" và có thể đẩy thế giới vào một cuộc chạy đua vũ trang.
Hệ thống đánh chặn từ không gian
Quân đội Mỹ đang nghiên cứu sử dụng tên lửa hóa học hoặc vũ khí laser để chặn đứng tên lửa Triều Tiên từ vũ trụ. Theo nghiên cứu của Trung tâm An ninh và Nghiên cứu quốc tế, kế hoạch như vậy cần ít nhất 30 vệ tinh quét toàn bộ diện tích Triều Tiên vì vệ tinh chỉ "phủ sóng" một phạm vi hạn chế khi bay tầm thấp.
Mỗi vệ tinh có thể được thiết kế để mang nhiều đầu đạn tên lửa và tự bảo vệ nó nếu bị Triều Tiên tấn công. Chuyên gia Obering nói: "Những vệ tinh này có thể gắn thiết bị laser".
Theo Danviet
Mỹ lần đầu bắn vũ khí laser từ siêu trực thăng Apache Quân đội Mỹ đã bắn hạ thành công mục tiêu không người bằng vũ khí laser năng lượng cao gắn trên máy bay trực thăng Apache AH-64. Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại bãi tên lửa White Sands ở bang New Mexico, Mỹ. Vũ khí laser năng lượng cao của công ty Raytheon gắn trên máy bay trực thăng tấn công Apache...