Chạy đua ‘truy lùng’ siêu chiến đấu cơ mất tích ở Biển Đông
Hải quân Mỹ đang cố gắng trục vớt chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình của nước này vừa bị rơi ở Biển Đông, để tránh các bí mật công nghệ bị lọt vào tay các đối thủ mà nổi bật là Trung Quốc.
Hồi đầu tuần, chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-35C, dòng máy bay tiêm kích đa nhiệm mới nhất của hải quân Mỹ, đã gặp sự cố khi hạ cánh xuống tàu sân bay USS Carl Vinson của nước này đang hoạt động ở Biển Đông.
Một chiếc F-35C trên tàu USS Carl Vinson trong lần hoạt động ở Biển Đông vào tháng 9.2021. Ảnh US NAVY
Các quan chức hải quân Mỹ cho biết chiếc F-35C đã va chạm vào sàn đáp của tàu sân bay khiến phi công phải bật chế độ bắn ra khỏi buồng lái, còn chiếc máy bay bị rơi xuống biển sâu. Vụ tai nạn làm phi công và 6 thành viên trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson bị thương.
Thách thức cho Mỹ
Sự cố không gây thiệt hại đối với USS Carl Vinson, nhưng hải quân Mỹ phải đối mặt một thách thức lớn là thu hồi chiếc F-35C đã rơi ở Biển Đông – vùng biển đang được xem là có tranh chấp phức tạp nhất thế giới và một đối thủ của Mỹ là Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát bằng mọi giá. Nhất là khi cả hải quân Mỹ lẫn hải quân Trung Quốc đều thường xuyên hiện diện ở Biển Đông.
Mỹ nỗ lực trục vớt chiến đấu cơ F-35C gặp nạn trên Biển Đông
Liên quan vấn đề này, hải quân Mỹ chỉ phát ngôn rất hạn chế: “Chúng tôi đang tiến hành các hoạt động trục vớt chiếc máy bay F-35C có liên quan sự cố trên tàu USS Carl Vinson”, theo CNN. Trong khi đó, Bắc Kinh chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào liên quan vụ việc.
Tàu sân bay USS Carl Vinson tại biển Philippine vào ngày 22.1, trước khi vào Biển Đông. Ảnh US NAVY
CNN dẫn lời ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp – Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) nhận định: “Trung Quốc sẽ cố gắng xác định vị trí và khảo sát kỹ lưỡng bằng tàu ngầm và một trong những tàu lặn lặn sâu của họ”.
Cựu đại tá Schuster lo ngại khả năng Trung Quốc có thể đưa ra yêu sách về quyền trục vớt dựa trên yêu sách lãnh thổ của họ ở Biển Đông. Ông phân tích: “Việc trục vớt chiếc máy bay cùng với các tài sản bảo vệ bờ biển và thương mại sẽ cho phép Bắc Kinh tuyên bố rằng họ đang thu hồi các thiết bị quân sự tiềm ẩn nguy cơ môi trường hoặc nước ngoài từ lãnh hải của mình”.
Trong khi đó, TS Swee Lean Collin Koh (chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) cho rằng Bắc Kinh khó có thể công khai thực hiện một hành động như vậy, vì “nguy cơ làm trầm trọng thêm căng thẳng với Washington”. Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhận định Trung Quốc sẽ dò la, theo dõi hoạt động cứu hộ và thu gom máy bay của Mỹ.
Nguy cơ rò rỉ bí mật công nghệ
F-35 là dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình tối tân của Mỹ và được cung cấp cho một số đồng minh thân cận, gồm nhiều phiên bản khác nhau dành cho cả không quân lẫn hải quân. Hiện tại, hải quân Mỹ đã triển khai phiên bản F-35C cho các tàu sân bay và F-35B cho các tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp, lớp America. Chiếc F-35C vừa gặp nạn có giá trị lên đến 100 triệu USD (gần 2.400 tỉ đồng).
Trong khi đó, Trung Quốc phát triển dòng máy bay tương tự là FC-31 (hay còn gọi là J-31) cũng bao gồm cả phiên bản cho tàu sân bay, nhằm giải quyết các hạn chế của dòng J-15 mà nước này đang trang bị cho tàu sân bay. Thế nhưng, theo nhiều nguồn tin, FC-31 vẫn còn nhiều hạn chế và chưa hoàn thiện, đặc biệt phiên bản cho tàu sân bay vẫn đang phát triển. Nguyên nhân được cho là vì Trung Quốc chưa làm chủ nhiều công nghệ quan trọng.
F-35C có giá trị lên đến 100 triệu USD. Ảnh US NAVY
CNN dẫn lời cựu đại tá Schuster cho biết các tàu cứu hộ của Mỹ phải mất từ 10-15 ngày mới có thể đến được địa điểm trục vớt, và có thể phải mất đến 120 ngày mới có thể thu gom chiếc máy bay gặp nạn. Quá trình kéo dài như vậy trong khu vực có nhiều tàu của đối thủ là một rủi ro lớn của việc bí mật công nghệ của F-35 có thể bị lộ lọt nếu một số bộ phận rơi vào tay đối thủ.
Vì thế, câu hỏi đặt ra là Mỹ có thể dùng ngư lôi hay chất nổ để phá hủy hoàn toàn chiếc F-35C trên hay không. Nhận định về khả năng này, ông Collin Koh cho rằng đó là giải pháp không hữu hiệu vì việc phá hủy như vậy có thể để sót lại một số mảnh vỡ của F-35C và đó chính là kho thông tin tình báo quan trọng về bí mật công nghệ.
Xuất hiện đoạn phim quay lại khoảnh khắc chiếc F-35B rơi khỏi tàu sân bay Anh
Những năm qua, đã có một số vụ tai nạn của dòng F-35 và phía nước sở hữu đã phải nhanh chóng thu hồi nhằm tránh bị rò rỉ công nghệ.
Chiến hạm 6 nước diễn tập rầm rộ ở Thái Bình Dương
17 chiến hạm của 6 nước, bao gồm hai tàu sân bay Mỹ và một của Anh, tham gia diễn tập chung trên Biển Philippines cuối tuần trước.
Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (JMSDF) ngày 4/10 cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson hội quân với tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh cùng chiến hạm thuộc hải quân Nhật Bản, New Zealand, Hà Lan và Canada trên Biển Philippines cuối tuần qua.
Các chiến hạm sau đó tổ chức huấn luyện phòng không, tác chiến chống ngầm, di chuyển chiến thuật và thông tin liên lạc tới hết 3/10. Trong ảnh là tàu sân bay trực thăng Nhật Bản và tàu sân bay Anh, Mỹ dẫn đầu 13 chiến hạm tham gia diễn tập trên Biển Philippines
Hộ vệ hạm HMZNS Te Kaha của New Zealand (thứ hai từ bên phải của nhóm tàu phía sau) tham gia tập trận cùng các tàu của Anh, Mỹ, Canada, Hà Lan và Nhật Bản ở Biển Philippines.
Tầm nhìn từ hộ vệ hạm HMZNS Te Kaha của New Zealand khi tập trận cùng 5 nước.
Từ ngoài vào trong là các tàu USS Ronald Reagan (CVN-76), HMS Queen Elizabeth (R08), JS Ise (DDH-182) và USS Carl Vinson (CVN-70).
JMSDF cho biết cuộc tập trận đã nâng cao kỹ năng chiến thuật và khả năng tương tác với các lực lượng hải quân tham gia.
Nhật và Mỹ nói cuộc tập trận thể hiện ý chí mạnh mẽ của các nước tham gia nhằm thực hiện một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Biên đội chiến đấu cơ F/A-18E, EA-18G và F-35B/C xếp đội hình bay qua nhóm tàu trong cuộc diễn tập.
Anh cũng khẳng định việc điều chiến hạm tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm khẳng định cam kết của nước này với khu vực.
Tìm thấy thi thể người mất tích trong vụ lật thuyền ngoài khơi Florida, Mỹ Ngày 26/1, Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ thông báo các đội cứu hộ đã tìm thấy một thi thể nạn nhân trong vụ lật thuyền ngoài khơi bang Florida khiến 39 người mất tích. Chiếc thuyền bị lật úp ngoài khơi bang Florida, Mỹ. Ảnh (do Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cung cấp ngày 25/1/2022): AFP/TTXVN Phát biểu họp...