Chạy đua chức tổng thống để chứng minh “chưa chết”
Một người đàn ông Ấn Độ, bị tuyên bố đã chết, đang phải “chạy đua” chức tổng thống Ấn Độ để chứng minh mình còn sống.
Santosh Kumar Singh, một đầu bếp 32 tuổi, đã phải đấu tranh hơn 10 năm qua với chính quyền địa phương để chứng minh mình còn sống, nhưng bất thành. Anh đành phải đăng ký tự ứng cử chức tổng thống Ấn Độ, sau nhiều lần viết thư cầu cứu lên thủ tướng Ấn Độ, Telegraph đưa tin ngày 23.6.
“Tôi đăng ký tự ứng cử chức tổng thống Ấn Độ cũng chỉ để chứng minh với mọi người rằng tôi vẫn còn sống, chứ tôi cũng chẳng muốn làm chính trị gì cả”, Singh cho biết.
Chính những người thân trong gia đình “tẩy chay” Singh bằng cách làm giấy báo tử. Lý do là người đàn ông này đã cưới một phụ nữ thuộc bộ tộc Dalit.
Video đang HOT
Ở Ấn Độ, những người thuộc bộ tộc Dalit được xem là tiện dân, và nếu ai đụng đến hoặc cưới những người Dalit sẽ bị xem là làm ô uế gia đình.
Một người thuộc bộ tộc Dalit – Ảnh: Reuters
Hồi năm 2000, Singh lên Mumbai tìm được việc làm đầu bếp rồi sau đó trở về nhà giới thiệu với gia đình cô vợ mới cưới thuộc bộ tộc Dalit.
Để giữ thể diện cho dòng họ, những người bà con trong gia đình đã lập tức xua đuổi, tẩy chay anh Singh bằng cách hối lộ với quan chức địa phương để làm giấy báo tử cho Singh.
“Họ còn dọa sẽ giết tôi nếu không chịu bỏ nhà ra đi. Tôi đến cảnh sát địa phương cầu cứu và cảnh sát cũng dọa đánh tôi”, Telegraph dẫn lời Singh.
Người đàn ông này từng đến một đồn cảnh sát ở thủ đô New Delhi trình bày về “cái chết” oan ức của mình. Anh được hướng dẫn phải phạm một tội hình sự gì đó mới được chứng minh là “còn sống”.
Thế là, giải pháp cuối cùng là đăng ký làm ứng viên tổng thống Ấn Độ.
“Nếu chính phủ Ấn Độ không thể tuyên bố tôi còn sống thì tôi sẽ thỉnh cầu họ giết tôi để có một giấy báo tử thật”, Singh cay đắng cho biết.
Theo Thanh niên
Cảnh báo tình trạng phân biệt đối xử người cao tuổi
Ngày 18/6, nhân kỷ niệm Ngày thế giới quan tâm đến người cao tuổi (15/6), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã cảnh báo tình trạng phân biệt đối xử tồi tệ đối với người cao tuổi đang trở thành vấn đề đáng báo động toàn cầu.
Thế giới cần hành động để tạo cho người già các điều kiện sống tốt nhất. Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ông Ban nhấn mạnh, do lo ngại hiện trạng này lan rộng, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 15/6 là Ngày thế giới quan tâm đến người cao tuổi, nhằm tạo cơ hội đánh giá hàng năm tình trạng của người cao tuổi trên thế giới.Năm 2012 - năm đầu tiên thế giới kỷ niệm ngày này nhằm khẳng định quyền con người của người già phải được tôn trọng như tất cả mọi người.
Ông nêu rõ, đối xử phân biệt và tệ hại đối với người già về phẩm giá và các quyền của con người là sự tấn công không thể chấp nhận.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, hiện có 4-6% số người già trên thế giới bị đối xử phân biệt và tệ hại về thể chất, tình cảm và tài chính.
Các nghiên cứu mới nhất của Liên hợp quốc cũng cho thấy, hiện tại, việc lạm dụng, thiếu quan tâm hoặc sử dụng bạo lực đối với người già trong gia đình và ngoài xã hội đã phổ biến hơn nhiều so với trước đây. Vấn đề đã nghiêm trọng hơn trước, nhưng chưa được thế giới quan tâm một cách đúng đắn.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các chính phủ, các tổ chức và cá nhân có liên quan xây dựng và thúc đẩy các chiến lược ngăn chặn hiệu quả hơn, cũng như thực thi các chính sách và luật pháp mạnh mẽ hơn để xử lý mọi khía cạnh của việc lạm dụng, đối xử tệ hại với người già./.
Theo TTXVN
Cuộc sống của đồng tính nữ ở Trung Quốc Chỉ ít phút sau khi gặp mặt, Wu Zheng đã làm cho cô bạn gái sốc vì một nụ hôn ngay trên đường phố Bắc Kinh. "Tôi hỏi "Mình làm thế ngay đây à?". Tôi là một người Singapore và chúng tôi rất thận trọng trong những chuyện này", cô Charlene Lee, 30 tuổi kể lại. "Tôi thấy không có vấn đề gì",...