Chạy đua cấp vũ khí cho Ukraine, Mỹ đối mặt những rạn nứt về năng lực sản xuất
Mặc dù tự hào về ngân sách quân sự lớn nhất thế giới – hơn 800 tỷ USD/năm, Mỹ từ lâu đã chật vật để phát triển và sản xuất hiệu quả các loại vũ khí giúp họ vượt qua các nước cùng đẳng cấp về mặt công nghệ.
Những thách thức đó giờ đây còn lớn hơn khi chiến sự quay trở lại châu Âu.
Công nhân nhà máy đạn dược Scranton đang xử lý quả đạn pháo nóng đỏ trong ảnh chụp hồi tháng 2/2023. Ảnh: The Washington Post
Một âm thanh rít chói tai vang lên trong nhà máy khi những quả đạn pháo nóng đỏ được nhúng vào dầu sôi.
Richard Hansen, một cựu chiến binh Hải quân phụ trách giám sát cơ sở vũ khí này, giải thích cách chất lỏng 1.500 độ khóa các đặc tính hóa học tại chỗ để đảm bảo khi đạn được bắn – có lẽ trên chiến trường ở Ukraine – chúng sẽ phát nổ gây sát thương như được thiết kế.
“Đó là những gì chúng tôi làm” – Hansen nói – “Chúng tôi chế tạo những thứ để giết người”.
Nhà máy Đạn dược Quân đội Scranton, một trong mạng lưới các nhà máy liên quan đến sản xuất đạn pháo 155 mm cho quân đội Mỹ, là cơ sở cho nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí mà Ukraine cần.
Kế hoạch tăng quy mô sản xuất đạn pháo trong hai năm tới của Lầu Năm Góc đánh dấu một bước đột phá trong nỗ lực giải quyết “cơn khát” vũ khí của Ukraine. Nhưng cuộc xung đột đã đặt ra những vấn đề sâu xa mà nước Mỹ phải vượt qua để sản xuất hiệu quả các loại vũ khí cần thiết, không chỉ để hỗ trợ các đồng minh mà còn để tự vệ cho chính mình.
Đạn pháo thành phẩm tại nhà máy Scranton. Ảnh: Washington Post
Hàng ngàn quả đạn pháo thành phẩm tại nhà máy Đạn dược Quân đội Scranton, bang Pennsylvania. Ảnh: Washington Post
Mặc dù tự hào về ngân sách quân sự lớn nhất thế giới – hơn 800 tỷ USD một năm – và ngành công nghiệp quốc phòng tinh vi nhất của mình, Mỹ từ lâu đã chật vật để phát triển và sản xuất hiệu quả các loại vũ khí giúp các lực lượng của họ vượt qua các nước cùng đẳng cấp về mặt công nghệ. Những thách thức đó giờ đây còn lớn hơn khi chiến sự đã quay trở lại châu Âu.
Video đang HOT
Ngay cả khi sự ủng hộ của công chúng đối với những khoản viện trợ khổng lồ dành cho Ukraine ngày càng giảm đi và gây chia rẽ hơn, cuộc xung đột đã làm dấy lên một cuộc thảo luận rộng rãi hơn về sự cần thiết phải xây dựng sự bền vững của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ và nghĩ ra những phương tiện mới để nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất vũ khí vào những thời điểm khủng hoảng. Một số nhà quan sát lo ngại Lầu Năm Góc vẫn chưa thể hiện đủ mạnh mẽ để bổ sung cho hàng tỷ USD vũ khí đã rời kho của nước này.
Nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) thực hiện cho thấy sản lượng hiện tại của các nhà máy vũ khí Mỹ có thể không đủ để ngăn chặn sự cạn kiệt kho dự trữ các mặt hàng chính mà Mỹ đang cung cấp cho Ukraine. Ngay cả với tốc độ sản xuất tăng tốc, có thể sẽ mất ít nhất 5 năm để phục hồi kho tên lửa chống tăng Javelin, tên lửa đất đối không Stinger và các mặt hàng có nhu cầu khác.
Bên trong Nhà máy đạn dược Scranton. Ảnh: Washington Post
Nghiên cứu trước đây được thực hiện bởi nhóm chuyên gia cố vấn của tờ Washington Post cho thấy một vấn đề phổ biến hơn: Tốc độ sản xuất chậm của Mỹ có nghĩa là sẽ mất tới 15 năm ở mức sản xuất thời bình và hơn 8 năm ở tốc độ thời chiến, để thay thế kho dự trữ lớn các hệ thống vũ khí như tên lửa dẫn đường, máy bay có người lái và máy bay không người lái vũ trang nếu chúng bị phá hủy trong trận chiến hoặc được tặng cho đồng minh.
“Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh”, Thượng nghị sĩ Jack Reed, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, cho biết, “Chúng ta phải có một cơ sở công nghiệp có thể đáp ứng rất nhanh.”
Một năm sau khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu, viện trợ quân sự của Mỹ đã lên tới con số đáng kinh ngạc là 30 tỷ USD, tài trợ mọi thứ từ kính nhìn đêm cho đến xe tăng Abrams. Phần lớn vũ khí được lấy từ kho của Lầu Năm Góc. Các hệ thống khác được sản xuất tại các nhà máy ở Mỹ.
Nhưng nỗ lực trang bị vũ khí cũng đã khiến các quan chức ở Mỹ và châu Âu lo lắng làm cạn kiệt kho dự trữ quân sự của các quốc gia tài trợ và làm lộ ra những lỗ hổng trong năng lực sản xuất của họ.
Trong những tháng mùa đông lạnh giá, cuộc chiến trên bộ đã trở thành một cuộc giao tranh đẫm máu, sử dụng nhiều pháo binh, với việc các lực lượng Ukraine bắn trung bình 7.700 quả đạn pháo mỗi ngày, vượt xa sản lượng của Mỹ trước chiến tranh là 14.000 quả đạn 155 mm một tháng. Trong 8 tháng đầu xung đột, các lực lượng Ukraine đã phóng hết lượng tên lửa phòng không Stinger tích lũy trong 13 năm và tên lửa Javelin trong 5 năm, theo Raytheon – nhà sản xuất cả hai loại vũ khí này.
Colin Kahl, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách, nói với các nhà lập pháp vào tuần trước: “Những gì cuộc xung đột Ukraine cho thấy, thành thật mà nói, cơ sở công nghiệp quốc phòng của chúng ta không ở mức chúng ta cần để sản xuất đạn dược”.
Mỗi ngày các lực lượng Ukraine bắn trung bình 7.700 quả đạn pháo, vượt xa sản lượng của Mỹ trước chiến tranh là 14.000 quả đạn 155 mm một tháng. Ảnh: Washington Post
Vấn đề không chỉ ở đạn dược, mà ở đủ các mặt hàng được cung cấp cho Ukraine. Theo Mark Cancian, chuyên gia quốc phòng của CSIS, tốc độ sản xuất tại các nhà máy của Mỹ có nghĩa là sẽ mất hơn 10 năm để thay thế phi đội trực thăng UH-60 Black Hawk của Mỹ và gần 20 năm để thay thế kho dự trữ tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến. Sẽ mất tối thiểu 44 năm để Lầu Năm Góc có thể thay thế hạm đội hàng không mẫu hạm của mình.
Ở châu Âu, các vấn đề cũng nghiêm trọng không kém. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã cảnh báo hồi tháng 2 rằng thời gian chờ đợi sản xuất vũ khí cỡ nòng lớn đã tăng hơn gấp ba lần, có nghĩa là các mặt hàng được đặt hàng bây giờ sẽ không được giao trong hơn 2 năm. Tại Đức, nguồn cung cấp đạn dược của nước này được cho là chỉ đủ cho 2 ngày chiến đấu; còn ở Anh thì đủ cho 8 ngày.
Để giải quyết những vấn đề đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đang khám phá các biện pháp để tăng tốc sản xuất, có thể bằng cách sử dụng các thỏa thuận mua trước, như cuộc đua phát triển vaccine COVID-19.
Binh sĩ Ukraine tải đạn lên xe chiến đấu bộ binh. Ảnh: Getty Images
Ở Ukraine, cuộc khủng hoảng đạn dược đang tồn tại. Tại những tiền tuyến như Bakhmut, lực lượng phòng thủ Ukraine nói rằng họ phải phân phối đạn dược vì nhận được ít hơn nhiều so với mức cần thiết.
May mắn cho Kiev là Nga, với ngành công nghiệp quốc phòng đang bị trừng phạt nặng nề, cũng gặp phải vấn đề tương tự. Theo ông Kyrylo Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Ukraine, Điện Kremlin đã buộc phải giảm tốc độ các cuộc không kích do nguồn cung vũ khí chủ chốt ngày càng cạn kiệt, trong đó có tên lửa hành trình Kalibr và Kh-101. Gần đây, ông cho biết việc sản xuất đủ tên lửa cho một cuộc tấn công lớn hiện mất tới hai tháng.
Politico: EU dự kiến chi 1 tỷ euro để mua đạn pháo cho Ukraine
Châu Âu muốn đảm bảo ngân sách 1 tỷ euro dành riêng cho các loại đạn pháo mà Ukraine đang rất cần để chống lại Nga.
Pháo binh Ukraine nã lựu pháo M777 về phía vị trí Nga ở tiền tuyến miền đông, ngày 23/11/2022. Ảnh: AFP/Getty Images
Trong một kế hoạch chi tiết mới về hỗ trợ quân sự cho Ukraine, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ đề xuất dành riêng 1 tỷ euro cho đạn dược, đặc biệt là đạn pháo 155mm - theo một tài liệu mà tờ Politico xem được.
EU đang giúp cung cấp vũ khí cho Ukraine thông qua một quỹ tiền mặt liên chính phủ ngoài ngân sách có tên là Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF), được sử dụng để hoàn trả cho các quốc gia gửi vũ khí sang Ukraine. Cho đến nay, EPF đã giải ngân 3,6 tỷ euro viện trợ quân sự cho Ukraine, với các quốc gia thành viên đã quyết định vào tháng 12 năm ngoái để tăng tài trợ thêm 2 tỷ euro vào năm 2023.
Cho đến nay, nhu cầu chi tiêu đã được xác định nhưng EU hiện đang tập trung nhiều vào đạn dược, vì các lực lượng Ukraine đang bị mắc kẹt trong các trận chiến tiêu hao bằng lựu pháo với lực lượng của Nga ở miền đông, xung quanh các thành phố điểm nóng như Bakhmut.
Nhà ngoại giao hàng đầu của EU là Josep Borrell dự định đề xuất một "gói hỗ trợ đặc biệt" trị giá 1 tỷ euro tập trung vào việc cung cấp đạn dược - theo tài liệu của EU, được soạn thảo bởi cơ quan ngoại giao của khối, Ủy ban châu Âu và Cơ quan Quốc phòng châu Âu.
Tài liệu này cho biết khoản tiền trị giá 1 tỷ euro nên được tập trung vào đạn dược, "đặc biệt là loại đạn pháo 155mm", ngay sau khi khoản bổ sung 2 tỷ euro cho EPF được "kích hoạt". Theo một quan chức EU, điều này có nghĩa là một nửa số tiền của quỹ này trong năm nay sẽ được dành riêng cho đạn dược, chủ yếu là đạn pháo.
Binh sĩ Ukraine chuẩn bị đạn pháo cho lựu pháo L119. Ảnh: AFP/Getty Images
Tài liệu của EU cũng dự kiến đẩy mạnh sản xuất công nghiệp của châu Âu, vốn đang trong tình trạng căng thẳng để có thể đảm bảo sản xuất đạn dược với tốc độ mà chiến sự ở Ukraine đòi hỏi.
Đề xuất cũng trích dẫn "một tỷ lệ hoàn trả thuận lợi, chẳng hạn như lên tới 90%... do tính cấp bách cực độ và sự cạn kiệt nguồn dự trữ của các quốc gia thành viên."
Tỷ lệ cao như vậy có thể nhằm trấn an các nước thành viên cung cấp trợ giúp quân sự lớn. Vào năm ngoái, khi tỷ lệ hoàn trả giảm xuống dưới 50%, điều này đã gây ra vấn đề cho một số quốc gia EU, đặc biệt là Ba Lan, một trong những nhà tài trợ vũ khí lớn nhất của EU cho Ukraine.
Đề xuất tài trợ cũng cung cấp một giải pháp khả thi như "đóng góp tài chính tự nguyện" cho các quốc gia không tham gia, chẳng hạn như Áo, quốc gia trung lập; hoặc quốc gia miễn cưỡng cung cấp vũ khí như Hungary.
Văn bản trên nhấn mạnh rằng các ràng buộc pháp lý cụ thể của một số quốc gia "sẽ được xem xét", trong đó đề cập đến khả năng "từ bỏ mang tính xây dựng đối với các biện pháp viện trợ sát thương".
Về việc mua sắm chung, cụ thể là đề xuất các nước EU hợp tác mua vũ khí, Cơ quan Quốc phòng châu Âu cùng với các nước thành viên sẽ sử dụng một kế hoạch mới nhằm mua "bảy loại vũ khí từ cỡ vũ khí nhỏ cho đến nòng 155mm".
Dự án này sẽ được "tiến hành trong thời hạn 7 năm" và cho đến nay, 25 quốc gia thành viên EU cộng với Na Uy đã xác nhận mong muốn tham gia.
Đặc biệt, việc mua sắm đạn pháo 155mm nên được đẩy nhanh "thông qua thủ tục nhanh chóng để đàm phán trực tiếp" với một số nhà cung cấp. Loại đạn này đặc biệt có nhu cầu cao do được các lực lượng Ukraine sử dụng trong các trận địa pháo chính xác, tầm xa.
Theo văn bản, thời gian là điều cốt yếu: "Do tính cấp bách, Thỏa thuận Dự án cần được ký kết chậm nhất là vào tháng 3". Và các hợp đồng nên "được ký kết sơ bộ từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5."
Tài liệu cũng chỉ ra sự cần thiết phải tăng cường hỗ trợ để đẩy mạnh sản xuất, vì các nhà máy vũ khí ở châu Âu gần như đã hoạt động hết công suất và chi phí tăng vọt. Các biện pháp có thể bao gồm "xác định và giúp loại bỏ các nút cổ chai trong sản xuất ở EU" cũng như "tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác của các công ty có liên quan trong nỗ lực chung của ngành nhằm đảm bảo tính sẵn có và nguồn cung".
Tài liệu nói trên sẽ được các bộ trưởng quốc phòng EU thảo luận tại một cuộc họp không chính thức ở Stockholm vào tuần tới và sau đó dự kiến sẽ được các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng chính thức thông qua vào ngày 20/3. Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng dự kiến sẽ phê chuẩn lần cuối tại cuộc họp vào ngày 23 và 24/3.
Ngành quốc phòng Mỹ căng sức sản xuất vũ khí: Quá muộn cho giai đoạn quyết định ở Ukraine? Để duy trì việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và xây dựng lại kho dự trữ của riêng mình, Lầu Năm Góc buộc phải lên kế hoạch chạy đua tái vũ trang, bắt tay vào đợt gia tăng sản xuất đạn dược lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Vỏ đạn pháo 155mm được đúc bên trong nhà máy Scranton. Ảnh: CNN Bên...