Cháy bệnh viện ở Ấn Độ, nhiều bệnh nhân COVID-19 tử vong
Ít nhất 9 bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại một bệnh viện ở ngoại ô phía Đông thành phố Mumbai của Ấn Độ vào tối 26/3.
Ít nhất 9 bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại một bệnh viện ở ngoại ô phía Đông thành phố Mumbai của Ấn Độ. Ảnh: indiatvnews.com
Nhà chức trách cho biết trên 70 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại đây đã được sơ tán sang cơ sở điều trị COVID-19 khác.
Các hình ảnh được phát sóng trên truyền hình cho thấy khói bốc ra từ khu vực bệnh viện trong khi lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tiến hành công tác dập lửa và tìm kiếm các bệnh nhân. Ít nhất 11 thi thể đã được đưa ra khỏi tòa nhà.
Video đang HOT
Một quan chức địa phương cho biết hai trong số các nạn nhân có thể đã tử vong do COVID-19 trước khi vụ cháy xảy ra. Hiện lực lượng chức năng đang đợi xác định thông tin.
Chưa rõ nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn và nhà chức trách đang tiến hành điều tra vụ việc.
Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ đang phải trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19, với trên 5.500 ca mắc mới trong ngày 25/3 – mức cao nhất từ trước tới nay. Các bệnh viện xung quanh thành phố đều đang vật lộn với số bệnh nhân mới đang ngày một gia tăng.
Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới trên toàn Ấn Độ cũng tăng thêm 59.118 ca – mức cao nhất kể từ ngày 18/10/2020, đưa tổng số ca mắc lên trên 11,85 triệu người, trong đó có 160.949 trường hợp không qua khỏi.
Phát triển thành công kháng thể giúp giảm 80% nguy cơ mắc bệnh COVID-19
Kết quả nghiên cứu công bố ngày 21/1 cho thấy kháng thể tổng hợp do hãng dược phẩm Eli Lilly phát triển có thể giúp giảm 80% nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới trung tâm y tế NYU Langone ở New York, Mỹ, ngày 8/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Tuy đây mới chỉ là kết quả sơ bộ và vẫn đang chờ ý kiến đánh giá của các chuyên gia, nhưng phát hiện này vẫn được các chuyên gia đánh giá cao, mở ra triển vọng về liệu pháp phòng ngừa mới bổ sung cho vaccine.
Kết quả trên được đưa ra sau cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối do Chính phủ Mỹ tài trợ, trong đó 299 cụ ông và cụ bà cùng 666 nhân viên làm việc tại các viện dưỡng lão đã tham gia tiêm kháng thể như một cơ chế phòng ngừa. Những người tham gia thử nghiệm được lựa chọn ngẫu nhiên, theo đó họ sẽ được tiêm 4,2 g kháng thể Bamlanivimab/người, hoặc giả dược.
Sau 8 tuần theo dõi, kết quả cho thấy nguy cơ phát triển các triệu chứng bệnh COVID-19 về tổng thể đã giảm 57% đối với những người tham gia thử nghiệm. Đặc biệt, những người được tiêm Bamlanivimab có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 thấp hơn tới 80% so với những người còn lại. Trong số 299 cụ tham gia, có 4 trường hợp đã tử vong sau đó do mắc COVID-19 và họ đều nằm trong nhóm sử dụng giả dược.
Ông Daniel Skovronsky - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khoa học của hãng Eli Lilly, cho biết: "Chúng tôi đặc biệt hài lòng với những kết quả tích cực cho thấy Bamlanivimab có thể giúp ngăn ngừa COVID-19, giúp giảm đáng kể các triệu chứng bệnh ở những cư dân viện dưỡng lão - một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội".
Nghiên cứu này cũng xem xét việc sử dụng kháng thể Bamlanivimab - liệu pháp đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ - để điều trị cho 132 bệnh nhân COVID-19 tại các nhà dưỡng lão (bao gồm 41 cụ ông và cụ bà, cùng 91 nhân viên). Trong số này sau đó có 4 trường hợp tử vong và họ đều là những người sử dụng giả dược.
Chuyên gia Nick Cammack cho biết: "Những kết quả này vượt quá sự kỳ vọng của chúng tôi. Điều đó chứng tỏ rằng phương pháp này có thể áp dụng cả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh và điều trị bệnh. Khả năng giảm nguy cơ mắc COVID-19 lên đến 80% sẽ là thông tin đáng chú ý và có thể gây những tác động đáng kể đến nguy cơ mắc bệnh của những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên toàn cầu".
Trong khi đó, bà Eleanor Riley - Giáo sư về Miễn dịch học thuộc Đại học Edinburgh (Anh), cho biết liệu pháp kháng thể có thể được sử dụng để bổ sung cho việc tiêm vaccine. Bà nêu rõ: "Sẽ luôn có một tỷ lệ nhỏ dân số không thể tiêm chủng hoặc không đáp ứng tốt với tiêm chủng do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nhiều vấn đề như suy giảm miễn dịch hoặc các liệu pháp ức chế miễn dịch".
Liệu pháp Bamlanivimab dựa trên "kháng thể trung hòa" hiệu quả mà hãng dược phẩm Lilly phát hiện ở một bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh COVID-19. Bamlanivimab liên kết với một protein bề mặt của virus SARS-CoV-2 để ngăn chặn virus này xâm nhập các tế bào của con người. Các tế bào miễn dịch của con người tạo ra các kháng thể có thể được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để tạo ra hàng loạt các protein mong muốn.
Tây Ban Nha ghi nhận 44.357 ca mắc COVID-19 trong ngày Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 21/1 ghi nhận thêm 44.357 ca mắc mới bệnh COVID-19, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 2.456.675 ca. Trong 24 giờ qua, Tây Ban Nha có thêm 404 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số người...