Cháy bãi giữ xe của Cảnh sát giao thông TP Thủ Đức: Ai phải bồi thường?
Tối 30/3, bãi giữ xe tang vật và xe vi phạm của Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Thủ Đức (TPHCM) bỗng dưng bốc cháy khiến hàng loạt xe máy bị thiêu rụi. Dư luận đặt vấn đề về việc tài sản của người dân bị thiệt hại thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm?
Hàng loạt xe trơ khung sắt sau vụ cháy đêm 30/3 ở Thủ Đức. Ảnh: NB
Theo đó, khoảng 22h đêm 30/3, ngọn lửa bùng cháy tại bãi tạm giữ xe vi phạm thuộc Đội CSGT khu vực 3 (Công an TP Thủ Đức) nằm trên đường Thống Nhất, phường Bình Thọ, TP Thủ Đức. Lực lượng tại chỗ đã sử dụng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành. Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan bao phủ bãi giữ xe rộng cả trăm mét vuông. Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp dập tắt được ngọn lửa thì hàng loạt xe máy đã bị cháy trơ khung sắt.
Đến chiều 31/3, lực lượng chức năng Công an TP Thủ Đức vẫn đang phong tỏa nghiêm ngặt hiện trường để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy. Trả lời phóng viên, một lãnh đạo Công an TP Thủ Đức cho biết, vụ việc đang được điều tra nên tạm thời chưa thể cung cấp thông tin cho báo chí. Sau khi có kết luận điều tra, cơ quan công an sẽ có thông tin chính thức.
Video đang HOT
Ghi nhận của phóng viên, khu vực xảy ra cháy là bãi giữ xe nằm trên khu đất rộng lớn, được bao quanh bằng tường cao, không có mái che và nằm tách biệt với khu dân cư. Theo quan sát, có khoảng hơn 50 chiếc xe máy để ở khu vực này đã bị cháy rụi. Một khu vực khác cũng thuộc bãi xe này nhưng có mái che, có hàng trăm xe máy dựng xếp lớp may mắn không bị cháy.
Người dân trong khu vực cho biết, bãi giữ xe này thuộc Đội CSGT khu vực 3, thuộc Đội CSGT – Trật tự quận Thủ Đức cũ (nay là TP Thủ Đức). Bãi xe này là nơi tạm giữ phương tiện vi phạm luật giao thông, tang vật vụ án. “Bãi xe rộng hàng nghìn mét vuông được bao quanh bằng tường rào cao hơn 2m. Phía trước là khu vực có mái che dùng để giữ xe máy còn mới, có giá trị cao. Khu vực bị cháy không có mái che toàn là xe cũ nát đã phơi mưa, phơi nắng lâu lắm rồi”, ông Lê Quang Hải (46 tuổi, ở gần hiện trường) nói.
Liên quan đến vụ việc, luật sư Lê Quang Vũ (Đoàn Luật sư TPHCM) cho rằng, khi phương tiện của người vi phạm giao thông chỉ bị phạt tạm giữ thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó, trách nhiệm trông coi tài sản thuộc về cơ quan nhà nước. Trong trường hợp này, trách nhiệm cụ thể thuộc về CSGT TP Thủ Đức.
Trong trường hợp xe bị tạm giữ bị hư hỏng, cháy nổ hay mất mát thì về nguyên tắc, nếu chủ xe có yêu cầu, cơ quan CSGT TP Thủ Đức phải có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại cho chủ sở hữu của những chiếc xe đó.
“Theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì chủ xe có thể tự thỏa thuận, thương lượng với cơ quan CSGT TP Thủ Đức để nhận được đền bù tương ứng bằng tiền hoặc bằng hiện vật cụ thể. Trường hợp không thỏa thuận được thì chủ sở hữu có quyền khởi kiện ra Tòa, yêu cầu cơ quan Nhà nước bồi thường thiệt hại”, luật sư Lê Quang Vũ nói.
Theo luật sư Vũ, nếu xe máy đã được mua bảo hiểm tự nguyện cho mô tô – xe máy (phạm vi bảo hiểm bao gồm bảo hiểm cháy nổ) thì thiệt hại này do Công ty bảo hiểm chi trả không vượt quá số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Sau đó, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức gây ra vụ cháy bồi thường số tiền đã chi trả.
“Còn đối với xe đã có quyết định tịch thu, chuẩn bị đem bán đấu giá thì đây là tài sản công thuộc sở hữu nhà nước. Trong trường hợp này, sau khi điều tra, xác minh nguyên nhân cháy nổ, người gây ra vụ cháy sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nhà nước”, luật sư Vũ nói.
Xử phạt nghiêm các vi phạm trật tự an toàn giao thông
Vĩnh Phúc là tỉnh tiếp giáp thủ đô Hà Nội thuận lợi cho các hoạt động giao lưu, thương mại với các tỉnh phía bắc, đồng thời là tỉnh được đánh giá có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh với nhiều khu, cụm công nghiệp lớn.
Cùng với sự sôi động về kinh tế - xã hội, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn diễn biến phức tạp, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn hạn chế, người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng, tổ chức giao thông còn nhiều bất cập.
Cảnh sát giao thông TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) sử dụng hình thức dán giấy thông báo vi phạm đối với xe ô-tô.
Trước tình hình nêu trên, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, tăng cường tuần tra kiểm soát, đồng loạt ra quân triển khai thực hiện quyết liệt các phương án, kế hoạch theo chỉ đạo của Cục CSGT Bộ Công an và ảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh về các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT. Bên cạnh đó, lực lượng CSGT Công an tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công dân khi tham gia giao thông bằng nhiều hình thức, nội dung tuyên truyền tập trung vào việc chấp hành thực hiện Nghị định số 100/2019/N-CP của Chính phủ; công tác xử phạt nguội giao thông qua hình ảnh và các chuyên đề công tác trọng tâm năm 2020. ã chủ động phối hợp Phòng An ninh kinh tế, Phòng Chính trị nội bộ đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan, doanh nghiệp và học sinh, sinh viên trong các nhà trường. Kèm theo đó là những hình ảnh của các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn để tuyên truyền vận động và tổ chức ký cam kết chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ, không vi phạm Luật Giao thông. Trong đó, đã tổ chức 92 buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, tổ dân cư trên địa bàn tỉnh, với hơn 22.000 người tham gia. Phối hợp cơ quan báo chí, đài truyền hình trung ương và địa phương xây dựng, đăng tải 31 tin, bài về công tác bảo đảm trật tự ATGT gắn với chủ đề "ã uống rượu, bia không lái xe"; tuyên truyền Nghị định số 100/2019/N-CP của Chính phủ; công tác xử phạt nguội qua hình ảnh và các chuyên đề công tác lớn. Phối hợp các cơ quan chức năng kẻ vẽ hàng nghìn pa-nô, áp-phích, băng-rôn, khẩu hiệu, phát hàng nghìn tờ rơi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ. Duy trì công tác tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh tại các xã, phường, thị trấn hai lần mỗi ngày về công tác bảo đảm trật tự ATGT và chế tài xử phạt của Nghị định 100/2019/N-CP của Chính phủ.
Cùng với công tác tuyên truyền, lực lượng CSGT Công an tỉnh còn đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm về trật tự ATGT. Mở nhiều đợt cao điểm tăng cường công tác tuần tra kiểm soát bảo đảm trật tự ATGT theo chuyên đề như: Cao điểm tổng kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; cao điểm xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng; cao điểm kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm về ma túy, nồng độ cồn; phòng, chống đua xe trái phép... Qua tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự ATGT, lực lượng CSGT Công an tỉnh đã tổ chức 7.120 ca tuần tra, kiểm soát; lập biên bản vi phạm hành chính 25.793 trường hợp; tạm giữ 3.110 phương tiện, 21.678 giấy tờ xe. Ra quyết định xử phạt 22.019 trường hợp, nộp vào Kho bạc Nhà nước hơn 11,296 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, lực lượng CSGT đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ dân, hộ kinh doanh ven đường tự giác tháo dỡ, thu dọn công trình, biển, bảng quảng cáo lấn chiếm hành lang ATGT trên các tuyến giao thông. Qua đó, đã nhắc nhở 230 hộ dân treo biển, bảng, phơi nông sản, tập kết vật liệu xây dựng lấn chiếm hành lang; thu giữ, vận động tự tháo dỡ 580 biển, bảng quảng cáo, mái che, ghế nhựa, cọc sào, băng-rôn, cắt 20 trụ bê-tông, xử lý một điểm tập kết vật liệu xây dựng lấn chiếm hành lang ATGT.
Với những biện pháp mạnh và quyết liệt trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có những chuyển biến đáng kể, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân được nâng lên, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh được giữ vững, ổn định.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự ATGT thời gian tới, lực lượng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các đơn vị chức năng Công an tỉnh tăng cường công tác tuần tra kiểm soát trên tất cả các tuyến đường, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về trật tự ATGT, nhất là các lỗi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong do tai nạn giao thông, góp phần làm giảm tai nạn giao thông xảy ra.
Hà Nội phát hiện và xử lý hàng nghìn ôtô vi phạm tốc độ Từ tháng 10/2020-1/2021, Hà Nội đã có 42 đơn vị với tổng số 79 xe vi phạm về tốc độ; 1.812 đơn vị với 12.352 xe vi phạm về thời gian làm việc của lái xe... Lực lượng Cảnh sát giao thông tiến hành dừng xe, kiểm tra người điều khiển phương tiện. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) Tin từ Sở Giao thông Vận tải...