Cháu trót yêu “gã nhà quê”
Anh ấy ăn nói rất lưu loát, chứ không nói hề ngọng như cháu vẫn nghĩ về người nhà quê
Bố mẹ cháu đều xuất thân từ nông thôn lên Hà Nội lập nghiệp. Tuy đã sống ở thủ đô khá lâu và gia đình cháu cũng thuộc vào loại có của ăn của để, nhưng cách suy nghĩ của bố mẹ cháu vẫn “nhà quê”. Chẳng hạn, bố mẹ cháu vẫn giữ ngôi nhà ông bà nội cháu để lại, thuê người trông nom và tháng nào cũng bắt anh em cháu phải về quê một lần (khoảng cách cả đi cả về gần 150km bác sĩ ạ). Theo kế hoạch thì đây sẽ là nơi bố mẹ cháu dưỡng già sau khi về nghỉ hưu và khi chúng cháu đã có công ăn việc làm đầy đủ. Về quê thì mệt mỏi, thiếu thốn đủ thứ nên chúng cháu chỉ thích về một ngày thôi, chứ hai ngày là chán. Bố mẹ cháu cố gắng để anh em cháu thấy yêu thích quê hương, nhưng thực sự là cháu thấy mệt mỏi mỗi khi về quê. Nhưng cháu thấy kinh khủng nhất là chuyện bố mẹ cháu chọn người yêu cho cháu. Lý do chọn người yêu cho con gái của bố mẹ cháu rất đơn giản: Ông bà, bố mẹ người ấy tốt sức khỏe tốt, chăm chỉ làm ăn, học giỏi, không có điều tiếng gì với bà con làng xóm láng giềng…
Lúc còn bé thì không sao nhưng càng lớn thì cháu lại càng bị ám ảnh bởi vụ hứa hôn của bố mẹ cháu, nhất là cái người mà bố mẹ cháu nhắm cho cháu thi đỗ đại học năm ngoái, với điểm số rất cao. Bố mẹ cháu về tận quê đón con rể tương lai lên nhà ăn nghỉ một tuần để thi đại học cho tốt. Rồi bố mẹ cháu kết luận cháu phải để người ấy dạy kèm để thi đỗ đại học năm nay. Cháu uất ức vì không hiểu sao bố mẹ không tin mình mà lại đi tin vào cái người nhà quê ấy. Cháu phản ứng ra mặt và người ấy cũng hiểu được vấn đề nên rất ít khi đến nhà cháu (người ấy cứ đến nhà là cháu lại tót đi chơi với bạn bè). Cứ mỗi lần nghĩ đến người ấy là cháu lại thấy tự ái và động lực học tập của cháu cứ tăng lên vùn vụt. Và cháu đã thi đỗ đại học năm nay. Bố mẹ cháu giờ đã nhìn cháu khác hơn nhưng có vẻ vẫn hay so cháu với người ấy: Nào là điểm thi của người ấy cao hơn của cháu, người ấy cùng lúc thi đỗ 2 trường…
Mấu chốt của vấn đề là vào ngày sinh nhật của cô bạn cùng lớp với cháu (không phải là bạn thân) vào cuối tuần qua, người ấy xuất hiện và được giới thiệu là bạn trai của cô bạn gái. Cháu như chết lặng bác sĩ ạ! Cháu không dám hỏi tại sao cô bạn cháu lại quen người ấy. Cháu chưa bao nghe người ấy nói (và thực tế hôm đó người ấy không hề nói ngọng như cháu vẫn nghĩ). Cháu chưa bao giờ nhìn thẳng vào mặt người ấy (người ấy có khuôn mặt rất đàn ông và đôi mắt rất sáng). Cháu chưa bao giờ nghĩ người ấy biết chơi thể thao (người ấy là đội trưởng bóng đá của khoa). Cháu chưa bao giờ nghĩ người ấy có khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội (người ấy là đội trưởng đội tình nguyện)…
Mỗi lời kể của cô bạn cháu về người ấy cứ như một mũi kim đâm vào tim cháu. Cả tuần nay cháu cảm giác như người bị mất của bác sĩ ạ, mất một món đồ có giá trị lớn lắm. Chẳng nhẽ đây lại là bi kịch đến với cháu khi cháu chuẩn bị được nếm mùi cuộc sống sinh viên?
Cháu mong bác sĩ cho cháu một liều thuốc lúc này, càng sớm càng tốt bác sĩ ạ!
Video đang HOT
Thu Minh
Mỗi lời kể của cô bạn cháu về người ấy cứ như một mũi kim đâm vào tim cháu (Ảnh minh họa)
“Mất chân” với thực tế
Thu Minh thân!
Trước hết xin chúc mừng cháu đã thi đỗ đại học, tôi biết đây là một bước ngoặt cuộc đời với nhiều bạn trẻ ở Việt Nam. Tôi sẽ cho cháu (với tư cách là tân sinh viên, người trí thức tương lai) không phải một mà là ba liều thuốc dưỡng sinh: Liều đầu tiên là học quan hệ giữa khách quan với chủ quan trong tâm lý cuộc sống liều thứ hai là tôn trọng con người, nhất là những người ở xa, người ở thôn quê, người nhà quê liều thứ ba là ý thức về cái dốt của mình để sống khiêm nhường, không phải cái gì mình cũng biết hết.
Trong lịch sử khoa học thế kỷ 20, các nhà khoa học nôm na phân biệt những gì khách quan với những gì chủ quan. Nhưng khi chúng ta đi vào chi tiết hơn thì khách quan và chủ quan như âm dương với nhau vì hai quan điểm này xuất phát từ trí con người. Ví dụ nói tình yêu là chủ quan, nhưng khách quan phải có chuẩn này hoặc chuẩn khác để biết những cớ và bàn cớ yêu thật sự là gì. Anh yêu tôi thì anh hôn tôi. Nhưng hôn thế nào, lúc nào, ở đâu, nói gì thì chỉ có hoàn cảnh và tình hình cụ thể như thế nào mới cho biết cái hôn có phải là thật tình hôn yêu. Nói cách khác, lấy cái chủ quan con người đánh giá những gì mình cho là khách quan, rồi phải thấy những gì khách quan là đều do tính chủ quan mình suy diễn và phân tách ra. Người khoa học phải biết “nghi vấn” tất cả những gì mà lúc ban đầu ta cho là khách quan hoặc chủ quan. Nhà triết học Descartes nói cái lô-gích lý trí (la rationnalité) phải trải qua cái sàn lược nghi vấn (le doute méthodique).
Chỉ như thế mình mới có thể nghĩ người ở quê không phải người nào cũng là người quê mùa cả. Trường hợp của cháu là gia đình đã cáo buộc các con “về” quê giữ nhà mà các con không có ý thức, cảm xúc rằng nhà này là nhà của gia đình, là của cải của ông bà để lại. Chắc ở đó không có truyền hình cáp, không có Internet, không có các trung tâm mua sắm…? Không thích về quê nên không thích người ở quê. Nói cách khác, nhà ai nấy lo, chuyện ai nấy làm. Thế thì càng thêm không chấp nhận bố mẹ “lo” đến tương lai học vấn và tình cảm của mình, nghĩ là ông bà không tin tưởng nơi con đúng mức. Thế thì ta chỉ cần bố mẹ giữ vị trí cung cấp kinh phí – làm kho bạc thôi. Bố mẹ mình vốn từ thôn quê ra thành phố, nhưng vẫn là… người nhà quê đấy.
Liều thuốc chót là thuốc ngừa “mất chân” với thực tế mà chỉ xem biết bề ngoài, thấy hình tượng mà tưởng như hình thật. Về ngôn ngữ học, khi con người kết một danh từ vào một thực trạng thì thực trạng ấy phải tuân theo ý nghĩa và nội dung của danh từ ấy (thuật ngữ khoa học là énon-cé performatif): Anh ấy là “nông dân” thì không thể nào chúng ta có thể tin tưởng anh ấy là người có danh tài… vì không nông dân nào có tài.
Thân
Theo Bưu Điện Việt Nam
Có còn cơ hội?
Thưa chị Hạnh Dung, Em 27 tuổi, đã kết hôn được hơn ba năm, có một bé trai 26 tháng tuổi. Vợ chồng em tuy còn ở nhà thuê nhưng em đang kinh doanh một phòng internet nên cuộc sống cũng tương đối thoải mái, đầy đủ. Thế nhưng, khoảng cuối năm 2011, vợ em nửa đùa nửa thật đòi ly hôn mà không nói rõ nguyên do.
Tự xem xét lại, em thấy mình không làm gì có lỗi với vợ. Chuyện ly hôn được vợ em lặp lại nhiều lần sau đó khiến em đâm ra nghi ngờ. Em giữ điện thoại của vợ không cho sử dụng nữa, cài phần mềm theo dõi trên máy vi tính ở phòng net. Cuối cùng, em phát hiện ra những tin nhắn tình cảm giữa vợ em và người khác. Lúc đó, giận quá em đã tát vợ em hai cái. Em cũng biết anh ta là một thanh niên không ra gì, không chỉ xấu tệ bề ngoài mà còn mới ly hôn vợ, hàng ngày vẫn chơi cầu lông với vợ em. Em không hiểu vợ em nghĩ sao mà muốn bỏ gia đình vì một người như thế.
Lúc đầu em có nhờ anh chị vợ khuyên can, vợ em hứa sẽ quên anh ta, em cũng đồng ý dành cho vợ một cơ hội. Sau đó, vợ em thú nhận là đã có những lúc thân mật với anh ta nhưng chưa quan hệ em vừa thấy nhục cho vợ, vừa thương cho mình, cứ nghĩ đến chuyện đó là giận không chịu được. Rồi nghĩ tới nghĩ lui, em thấy sự thay đổi của vợ em có thể là do vợ em sống thiên về tình cảm trong khi em suốt ngày lo làm ăn, không quan tâm đến vợ nhiều. Mới đây, buồn quá em có nói với vợ là muốn đi đâu thì đi, để con cho em nuôi. Vợ em trách em đã hứa cho cô ấy một cơ hội sao giờ lại nói như vậy? Nói chia tay với vợ mà trong lòng em rất đau khổ, lại sợ con không có mẹ. Em thật sự không biết giải quyết thế nào, dù còn thương vợ nhiều lắm.
Tuấn (Đồng Tháp)
Tuấn mến,
Em viết là không biết giải quyết thế nào nhưng thật ra trong lòng em đã có sẵn hướng giải quyết. Nếu ít thương vợ một chút, ích kỷ một chút, lòng tự ái đàn ông to hơn một chút, ngay khi đã có đủ "bằng chứng" có thể em đã đùng đùng chia tay, chứ chẳng dùng dằng như thế. Tất nhiên, không dễ mà "nuốt cho trôi" cái thực tế phũ phàng là vợ ngoại tình, lại với một kẻ chẳng ra gì, nên những phản ứng của em như tát vợ, tâm trạng nặng nề, hứa cho một cơ hội rồi thay đổi... là có thể hiểu và thông cảm được. Tuy nhiên, ẩn sau những điều đó là một sự thật mà em cũng nhận ra là lòng em còn thương vợ và không muốn con mình thiếu mẹ. Em đã thử tìm nguyên nhân và tự nhận ra phần lỗi của mình là thiếu quan tâm đến vợ, trong khi vợ em lại là người sống thiên về tình cảm. Sự yếu lòng của vợ em có lẽ xuất phát từ đó. Anh chàng kia có thể là kẻ không ra gì nhưng có thể anh ta có thời gian để săn đón, gần gũi và sẵn có những lời ngọt ngào nên dễ đánh đổ vợ em - một phụ nữ trẻ đang thiếu thốn tình cảm vì chồng mải lo làm ăn. Phân tích như thế để em thông cảm hơn với vợ mình vì chính em cũng đã góp phần tạo ra sơ hở để kẻ trộm vào nhà.
Hạnh Dung nghĩ, lòng còn thương yêu và biết mình cũng có phần lỗi sao em không rộng lòng tha thứ cho vợ? Vì con mà cũng vì chính em. Chỉ là một phút yếu lòng, đừng bắt vợ em phải trả giá quá đắt. Em cũng cần hiểu, sau một sự việc như thế, vợ chồng cần có thời gian để tình cảm được phục hồi, đừng để những cảm giác nặng nề hiện tại có điều kiện bộc phát, sẽ dễ dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ. Mặt khác, là đàn ông, đã tha thứ thì em phải tha thứ cho trọn vẹn, bỏ qua tất cả, đừng nghĩ đến hay nhắc đi nhắc lại chuyện cũ mà đay nghiến vợ cũng đừng có thái độ kẻ cả, ban ơn vì sẽ khiến tình hình càng xấu hơn. Em hãy xem đây là một bài học, đừng quá tham công tiếc việc mà lơ là, bỏ quên không chăm sóc vợ con. Kiếm tiền là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là hạnh phúc gia đình, là vợ chồng con cái biết gần gũi, chăm sóc lẫn nhau, quan tâm đến nhau. Đồng tiền cũng chỉ là để phục vụ cho cuộc sống, em đừng quên điều đó.
Chúc gia đình em sớm vượt qua được cơn sóng gió này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vợ chỉ nghiện "khẩu dâm" Nếu không nói bậy, cô ấy không thể "lên đỉnh" được. Tôi là một người chồng đang rơi vào tâm trạng không biết phải diễn tả thế nào về vợ tôi. Chúng tôi mới cưới được 3 tháng. Ban đầu, cô ấy rất hiền lành, nhu mì, khéo léo. " Chuyện ấy" với chúng tôi cũng không quá nhiều nhưng tôi vẫn đáp...