Cháu trai 4 tuổi dằn mặt chú rể trong đám cưới của dì khiến cả hội trường cười lăn lộn vì quá ngộ nghĩnh và già đời
Chẳng tỏ chút e ngại khi đứng trước đám đông, cậu bé 4 tuổi cầm micro dặn dò chú rể rất nghiêm túc, khiến khách đến dự đám cưới vừa buồn cười vừa giật mình vì sự già dặn của bé.
Ngày nay nhiều đứa trẻ còn nhỏ nhưng suy nghĩ rất “già đời” và có những câu nói khiến người lớn phải giật mình.
Điển hình là trường hợp dưới đây. Một cậu bé ở Trung Quốc đang chú ý bởi phát biểu “gây bão” ngay trong đám cưới của dì ruột.
Cậu bé đứng phát biểu dặn dò chú rể trong đám cưới như người lớn.
Mặc quần áo chỉnh tề, đầu tóc vuốt keo rất ra dáng, cậu bé tầm 4 tuổi cầm micro phát biểu trong đám cưới của dì như người lớn. Không hề tỏ ra ngượng ngịu trước đám đông khách mời, cậu bé nói: “Chú, từ nay dì của cháu sẽ là cô dâu của chú. Chú phải chăm sóc dì thật tốt. Nếu không, hãy cẩn thận với nắm đấm của cháu!”.
Giọng của cậu bé có vẻ nghẹn ngào, còn dì của bé đứng phía sau thì đã rơi lệ vì cảm động. Chú rể nghe cháu vợ nói thế, bật cười vì câu “dặn dò” rất “bề trên” của chú bé.
Lời nói của cậu bé 4 tuổi khiến nhiều người trong tiệc cưới sững sờ bởi không ai nghĩ với cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới mà cậu bé lại có thể nói ra những câu nói cảm động và đầy tâm tư như vậy.
Dì bật khóc vì lời dặn dò của cháu trai.
Nhiều cha mẹ buồn lòng khi con cái lớn lên ngày càng vô tâm. Thế nên hiện nay nhiều người đã quan tâm tới việc nuôi dạy con trở thành một người sống tử tế và biết yêu thương hơn là việc con có thành đạt hay không.
Video đang HOT
Vậy làm thế nào để giáo dục đứa trẻ trở thành một người biết quan tâm tới người khác?
Nói chuyện, chia sẻ với con nhiều hơn
Muốn con biết quan tâm tới người khác, đầu tiên, cha mẹ phải có thái độ quan tâm tới con. Không chỉ chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ, mà tới cả cảm xúc của con.
Hàng ngày, hãy dành thời gian nói chuyện, chia sẻ với con về mọi việc trong cuộc sống, những người, những việc con gặp. Qua đó, bố mẹ sẽ hiểu hơn về tâm tư, thái độ ứng xử của con và nhanh chóng uốn nắn, hướng dẫn nếu con chưa làm gì đúng.
Khen khi con có hành động tốt
Cha mẹ đừng chỉ tập trung vào điểm số, chuyện học hành của con và khen thưởng khi con đạt thành tích tốt. Hãy chú tâm tới những hành động tốt, dù nhỏ của con hàng ngày để khen, khuyến khích con. Không những thế, hãy nói cho con biết, khi ai đó được con giúp đỡ, họ sẽ rất vui và hạnh phúc. Từ đó con thấy những hành động tử tế của mình thật có giá trị và hình thành thói quen đối xử tử tế với mọi người.
Cha mẹ nên dũng cảm nhận lỗi
Khi làm sai chuyện gì đó, cha mẹ nên nhận lỗi với con, với người nào đó mà mình mắc lỗi để con thấy, ai làm sai, dù là người lớn hay trẻ con cũng phải chịu trách nhiệm. Muốn dạy con trở thành người tử tế, trước tiên bố mẹ phải là hình mẫu cho con học tập.
Việc cha mẹ biết nhận lỗi khi sai là để cho con thấy, con người, ai cũng có thể mắc lỗi, nhưng quan trọng là biết hối lỗi, phục thiện để không mắc phải sai lầm nữa.
An Nhiên
Đêm tân hôn, cô dâu tái mặt phát hiện chú rể ôm tiền vàng "bùng mất", ngờ đâu sáng sớm anh trở về cùng sự thật phía sau khiến cô chết lặng
"Thẫn thờ em ngồi ôm gối khóc cạn nước mắt tong phòng tân hôn, nửa hận T. nửa hoang mang không biết từ mai phải đối diện với gia đình người thân như thế nào...", cô dâu chia sẻ.
Đêm tân hôn luôn được chờ đợi, đón nhận với tâm trạng hồi hộp, háo hức của cả cô dâu chú rể. Song chính trong đêm trọng đại này cũng xảy ra không ít những tình huống ngoài sức tưởng tượng khiến người trong cuộc nhiều khi hoảng hồn. Giống câu chuyện mới được chia sẻ dưới đây của một cô dâu vừa trải đêm tân hôn đáng nhớ.
" Chẳng biết tân hôn của các chị thế nào, chứ tân hôn của em đúng là 50 sắc thái cảm xúc luôn. Giờ nghĩ lại vẫn còn vã mồ hôi hạt.
Vợ chồng em yêu nhanh lắm, 5 tháng cả quen cả yêu. Quen nhau qua mạng, 2 tuần sau gặp, ưng mắt yêu luôn. Em 25, anh ấy 27 tuổi, công ăn việc làm cũng ổn định cả, tuy lương lậu không cao, cả 2 chỉ làm văn phòng thôi nhưng thấy gặp đúng người, đúng thời điểm, hai gia đình giục quá trời nên cưới luôn.
Ảnh minh họa
Được cái T. nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Mỗi lần tới nhà em chơi là xắn tay vào nấu nướng chẳng nề hà gì. Bố em thấy anh thế cũng quý. Ăn Tết xong, hai nhà bố chí gặp mặt, ấn định ngày cưới.
Đám cưới của tụi em cũng đơn giản thôi vì thật tình chỉ nhà em có điều kiện chứ nhà T. khá hoàn cảnh. Bố anh là công nhân nghỉ hưu, mẹ anh làm ruộng không lương, anh chị em cũng không có điều kiện. Ngược lại, bố mẹ em kinh doanh buôn bán từ trẻ nên cũng có của ăn của để. Hôm cưới bên nhà ngoại trao cho em khá nhiều của hồi môn, các cô các thím trong họ ít cũng vài ba triệu bỏ phong bì, không thì vòng vàng, nhẫn đeo tay, các kiểu. Thậm chí trước cưới bố mẹ em còn mua sẵn cho hai đứa căn chung cư 70m vuông nên sau khi kết hôn vợ chồng chẳng phải lo chỗ ở.
Có điều với em mấy thứ đó cũng chỉ là vật ngoài thân, em không quan trọng chuyện tiền bạc, vật chất. Miễn T. quan tâm yêu em thật lòng là được.
Cả ngày tất bật chạy ngược chạy xuôi lo khách khứa, cỗ bàn. Đến tối xong việc cũng gần 10 giờ. Em mệt mỏi về phòng thì T. đã chuẩn bị hết quần áo cho em đi tắm để nghỉ ngơi.
Ngâm mình trong nước ấm nửa tiếng, em mở cửa nhà tắm đi ra lại chẳng thấy chồng đâu. Tìm khắp nơi cũng chẳng được, gọi điện đổ chuông 1 hồi T. không nghe máy, sau lại thuê bao không liên lạc được.
Tự nhiên em thấy bất an, chột dạ em quay vào tủ kiểm tra xem tiền vàng cưới thấy bốc hơi hết sạch chẳng còn gì. Lúc ấy em mới sững người nghĩ chắc chú rể của mình ôm tiền vàng cưới bùng ngay đêm tân hôn rồi. Không ngờ chuyện em tưởng như chỉ có trên phim cuối cùng chính mình dính phải.
Thẫn thờ em ngồi ôm gối khóc cạn nước mắt trên giường tân hôn, nửa hận T. nửa hoang mang không biết từ mai phải đối diện với gia đình người thân như thế nào.
Đến 5h sáng, mệt quá em dựa tường thui thiu thiếp đi được tí liền giật bắn người nghe tiếng mở cửa. Bóng T. mệt mỏi bơ phờ đi vào làm em đơ người. Vừa khóc em vừa chạy lại túm T. chất vấn: 'Đêm tân hôn anh ôm hết tiền vàng cưới, bỏ tôi một mình để anh đi đâu. Anh đã làm gì, ở với ai suốt đêm qua?'.
T. nắm tay em vội vàng xin lỗi rồi giải thích: 'Tối qua, lúc em vừa vào phòng tắm thì anh rể anh gọi điện. Dự đám cưới chúng mình xong, trên đường về anh chị ấy gặp tai nạn giao thông. Anh ấy chỉ bị xây xước nhẹ, còn chị gái anh bị thương rất nặng. Lúc nhập viện chảy nhiều máu phần đầu, bất tỉnh hoàn toàn. Bác sỹ yêu cầu mổ cấp cứu gấp mà anh rể lại không có tiền trong người nên gọi anh mang ra. Mà em biết đó, tiền tiết kiệm anh cũng không còn, có bao nhiêu anh dồn lo đám cưới. Thành thử, lúc anh ấy gọi anh cuống quá, vơ hết chỗ tiền mừng, cầm thêm cả vàng cưới đi vì sợ chi phí ca mổ hết nhiều tiền.
Anh xin lỗi vì không hỏi ý kiến em. Thật sự lúc ấy tình thế nguy cấp, em lại đang tắm. Hơn nữa anh cũng không muốn em phải lo lắng nên cứ chạy lo việc trước rồi về nói với em sau.
Ảnh minh họa
Nói xong T. đưa lại hộp vàng cưới vào tay em: 'Cũng may chị gái anh đã qua cơn nguy kịch. Chi phí cho ca mổ không mất quá nhiều nên anh chưa phải dùng tới số vàng cưới của chúng mình. Còn 70 triệu tiền mừng, anh rể vay sẽ trả lại cho vợ chồng mình sau'.
Nghe chồng nói mà em không cầm được nước mắt nghĩ vừa thương chị chồng, thương chồng lại trách bản thân chưa đâu đã nghĩ oan cho anh ấy.
Đấy tân hôn người ta ngọt ngào còn tân hôn của em thì hú hồn tưởng chú rể bùng mất. Tới giờ bọn em cũng đã được động phòng đâu, cứ chạy ngược chạy xuôi vào ra viện lo cho chị anh ấy. Không biết bao giờ em mới được tân hôn đây".
Theo dõi hết câu chuyện của cô dâu mới này đúng là ai cũng được phen hú tim cùng cô. Quả không sai khi cô nói đây là đêm tân hôn nhớ đời của hai vợ chồng. Song ai cũng chúc mừng cô khi cuối cùng thì chú rể của cô đã trở lại để giải tỏa mọi hiểu lầm. Vậy là hạnh phúc của cô đã trọn vẹn.
Hải Hương
Đám cưới có '1-0-2', chú rể dùng chân trao nhẫn và chuyện tình cảm động của cô gái 1,1m với chàng trai không tay Trong lễ cưới, chú rể cởi giày và tất, dùng chân trao nhẫn cho cô dâu bé nhỏ khiến ai nấy đều cảm thấy xúc động. Đám cưới của cặp đôi chú rể Zhang Gang không tay, cao 1,8m kết hôn với cô dâu Peng Yu chỉ cao 1,1m được tổ chức vào ngày 16/2 năm ngoái ở Hạc Cương (tỉnh Hắc Long...