Cháu ruột mới 10 tháng bị tử vong, cô gái đau lòng lên tiếng cảnh báo căn bệnh dễ dàng lấy mạng sống trẻ nhỏ chỉ qua 1 hành động người lớn hay làm
Chủ tài khoản T.N.L cho biết, khi đọc được câu chuyện Em bé bị viêm phổi kéo dài sau 3 tuần do nhiễm virus Adeno, cô đau lòng nhớ đến trường hợp thương tâm của cháu mình.
Nhưng đau lòng hơn, cháu cô không được may mắn cứu sống vì phát hiện quá muộn.
Mới đây, mạng xã hội facebook đang xôn xao truyền tay nhau dòng chia sẻ của một cô gái về trường hợp của cháu ruột mình. Theo đó, chủ tài khoản T.N.L (HN) cho biết, khi đọc được câu chuyện Em bé bị viêm phổi kéo dài sau 3 tuần do nhiễm virus Adeno, cô đau lòng nhớ đến trường hợp thương tâm của cháu mình. Cùng nhiễm loại virus đáng sợ này nhưng cháu cô không được may mắn cứu sống vì phát hiện quá muộn, tử vong khi mới 10 tháng tuổi.
Đoạn chia sẻ đầy thương tâm của cô gái khi nói về cái chết thương tâm của cháu ruột.
Chia sẻ trên facebook cá nhân, chủ tài khoản viết: “Cháu ruột mình mới 10 tháng cũng mắc phải con virus Adeno như bé này, bé đã nằm viện hơn 2 tháng và đã mất cách đây mấy tuần.
Con virus này thực sự rất nguy hiểm khi trên thế giới không hề có thuốc chữa trị, không có vắc-xin mà nó phụ thuộc toàn bộ vào sức đề kháng của bé. Bé sẽ phải tự chống chọi với virus, bé có thể thắng và cũng có bé sẽ không vượt qua.
Bé cháu mình bị sốt gần 2 tháng trời, cả nhà phát điên lên vì làm xét nghiệm các kiểu mà không tìm được nguyên nhân, cháu bị sốt liên miên 39 – 40 độ. Người lớn sốt 30 – 40 độ mấy ngày còn đuối, chứ đừng nói tới em bé phải chịu sốt liên miên hơn 2 tháng.
Mà nó sẽ gây ra lần lượt các bệnh, ban đầu chỉ là sốt thông thường chứ các bộ phân khác hoàn toàn không sao. Sau rồi các bệnh sẽ xuất hiện cho tới khi vào tới phổi nên ban đầu cực khó phát hiện.
Càng xét nghiệm thì thấy cháu càng bị nhiều bệnh. Nào thì viêm ruột, viêm tiết niệu, dịch sản, trướng bụng, phù nề, nhiễm trùng máu… Nhưng khi xét nghiệm ra các bệnh đó, bác sĩ bảo vẫn không phải nguyên nhân gây sốt và tiếp tục làm các xét nghiệm khác. Sau khi biết về virus, đọc các bệnh virus gây ra thì cháu mình bị đủ hết các bệnh nó gây ra, cuối cùng là viêm phổi, hoại tử rồi tử vong”…
Cháu bé thực sự rất đáng thương khi bị chọc các loại kim, cắm các loại máy vào người, ven vỡ hết vì phải tiêm truyền trong thời gian dài. Khi quá mệt, bé nằm đó và chảy nước mắt, ánh mắt cầu cứu mà không ai hiểu bị làm sao.
Chủ tài khoản T.N.L (HN) cho biết, khi đọc được câu chuyện Em bé bị viêm phổi kéo dài sau 3 tuần do nhiễm virus Adeno, cô đau lòng nhớ đến trường hợp thương tâm của cháu mình.
Đến khi chuyển lên bệnh viện Nhi Trung ương thì cơ thể bé đã bị tàn phá nặng nề, gây hoại tử, làm hỏng phổi của bé. Những ngày cuối, bé không thể tự thở bằng phổi mà hoàn toàn thở bằng máy. Rồi lượng oxy trong máu vẫn hạ dần, gia đình không thể giữ bé ở lại.
Câu chuyện đau lòng này nhận được nhiều bình luận, bày tỏ cảm xúc và đặc biệt là 1.300 chia sẻ chỉ sau 2 ngày. Nhiều người bình luận tuyệt đối không được hôn trẻ nhỏ vì loài virus này rất dễ lây cho trẻ chỉ cần qua một nụ hôn.
Virus Adeno là gì?
Video đang HOT
Theo Webmd, virus Adeno hay còn gọi là Adenovirus. Đây là một nhóm virus phổ biến lây nhiễm vào niêm mạc mắt, đường thở và phổi, ruột, đường tiết niệt và hệ thần kinh. Adeno là nguyên nhân phổ biến gây sốt, ho, viêm họng, tiêu chảy và đau mắt đỏ.
Adeno là nguyên nhân phổ biến gây sốt, ho, viêm họng, tiêu chảy và đau mắt đỏ.
Bệnh do virus Adeno là bệnh virus cấp tính với hội chứng lâm sàng đa dạng. Đặc biệt, trẻ nhỏ thường bị virus cấp ở đường hô hấp trên, triệu chứng điển hình là viêm mũi. Với đường hô hấp dưới, trẻ nhỏ dễ bị viêm phế quản và viêm phổi.
Virus Adeno thường lây truyền cho trẻ em thường xuyên hơn so với người lớn. Hầu hết trẻ em sẽ bị nhiễm virus này một lần trong đời trước tuổi lên 10. Thông thường, chúng có triệu chứng nhẹ, tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, loại virus lây truyền này cũng có thể nghiêm trọng hơn ở người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là trẻ em.
Virus Adeno lây lan như thế nào?
Virus Adeno rất dễ lây. Virus có thể lây lan khi ai đó ho hoặc hắt hơi. Các giọt chứa virus bay vào không khí và hạ cánh cả trên cơ thể trẻ nhỏ. Con bạn có thể bị nhiễm virus Adeno khi chạm vào tay người nhiễm bệnh. Hoặc, con bạn dùng đồ chơi hoặc đồ dùng của người có virus này.
Trẻ nhỏ cũng có thể bị nhiễm bệnh khi thay tã. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị bệnh do ăn thức ăn được chuẩn bị bởi người chưa rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh. Virus này cũng tồn tại trong nước như hồ bơi, bể bơi nhưng không phổ biến.
Khi bị lây nhiễm virus Adeno, bệnh nhân có triệu chứng gì?
Mỗi loại adenovirus có thể dẫn đến những triệu chứng khác nhau:
- Viêm phế quản: Ho, sổ mũi, sốt, ớn lạnh.
- Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, sưng hạch.
- Các vấn đề ở thanh quản: Ho dai dẳng, khó thở, âm thanh cao khi hít vào.
Mỗi loại adenovirus có thể dẫn đến những triệu chứng khác nhau.
- Nhiễm trùng tai: Đau tai, sốt.
- Đau mắt đỏ.
- Viêm phổi: Sốt, ho, khó thở.
- Nhiễm trùng dạ dày và ruột: Tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, sốt, co thắt dạ dày.
- Viêm màng não: Nhức đầu, sốt, cứng cổ, buồn nôn và nôn.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau buốt khi đi tiểu, có máu trong nước tiểu…
Giới chuyên gia nhấn mạnh, nếu thấy con có biểu hiện nhiễm virus Adeno cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ chuyên khoa. Nếu xuất hiện những triệu chứng nặng như khó thở, sưng quanh mắt, sốt không hết sau vài ngày, mất nước… cần nhanh chóng nhập viện.
Ngoài ra, tuyệt đối không cho bất cứ ai hôn hít trẻ nhỏ. Bạn có thể giải thích cụ thể, tránh sự cả nể bỏ qua dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Chú ý bảo vệ con nơi công cộng bằng biện pháp che chắn cẩn thận. Quan sát kỹ trẻ, không để trẻ cầm nắm đồ dùng người khác.
Theo afamily
Điều cần biết trong mùa cúm: Những người dị ứng với trứng có thể tiêm phòng cúm hay không?
Hiện nay, rất nhiều người cho rằng bị dị ứng trứng không thể thực hiện tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, thông tin này liệu có phải sự thật?
Mặc dù mỗi người nên tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, những lầm tưởng về vắc-xin vẫn khiến nhiều người sợ hãi không muốn thực hiện phương pháp phòng bệnh này. Rất nhiều chuyên gia khuyến cáo, nếu bạn không mắc phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì tuổi tác hay dị ứng, các bệnh miễn dịch, tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa cúm tấn công.
Dưới đây là những lời giải thích của các chuyên gia về mối liên hệ giữa dị ứng trứng và tiêm phòng cúm:
Trứng tác động thế nào với vắc-xin?
Mối liên hệ của vấn đề này dựa trên quy trình sản xuất vắc-xin. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), quy trình này vốn bắt nguồn từ trứng và đã được áp dụng hơn 70 năm tính đến nay. Để tạo ra vắc-xin, CDC hoặc các tổ chức y tế khác sẽ tiến hành lấy virus cúm. Sau đó, chúng được tiêm vào trứng gà đã thụ tinh rồi ủ trong vài ngày để virus tự nhân lên.
Chất lỏng có chứa virus sẽ được lấy ra từ trứng. CDC giải thích, các virus cúm sau đó sẽ bị tiêu diệt, phá vỡ và được thanh lọc. Đối với vắc-xin dạng xịt mũi, virus khởi đầu đều là những loại yếu và trải qua một quy trình sản xuất khác.
Ngoài việc chuẩn bị vắc-xin cúm theo mùa, CDC cũng thường xuyên phát triển thuốc mới để có khả năng đối phó kịp thời với sự biến đổi của virus. Một số loại virus cúm mới có khả năng gây bệnh cao và tất dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng đe dọa không nhỏ tới tính mạng con người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), quy trình này vốn bắt nguồn từ trứng và đã được áp dụng hơn 70 năm tính đến nay.
Về cơ bản, theo William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm kiêm giáo sư tại Đại học Y Vanderbilt, trứng có thể coi là ống nghiệm để sản xuất vaccine. Virus chỉ có khả năng phát triển trong một môi trường nhất định. Hầu hết mọi người lại nhầm tưởng đĩa Petri, dụng cụ thủy tinh hình trụ vốn thường dùng để nuôi cấy tế bào, là nơi sản xuất vắc-xin.
Do virus phát triển ở môi trường này, các protein trong trứng sẽ tác động một phần tới thành phẩm cuối cùng. Đây là lý do khiến không ít người cho rằng dị ứng với trứng sẽ khiến bạn khó thể tiêm phòng cúm.
Dị ứng trứng có thể tiêm phòng cúm hay không?
Mọi người hoàn toàn có thể dùng vắc-xin dù cơ thể không dung nạp được trứng. Theo Amesh A. Adalja, bác sĩ, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm kiêm nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins, dị ứng với loại thực phẩm này không phải là vấn đề lớn do số lượng protein trứng trong vacccine không đủ để gây nên phản ứng nghiêm trọng.
Từ lâu, chuyên gia Schaffner khẳng định, những người tiêm phòng nói chung đều có thể bị dị ứng với thành phần trong vaccine. Tuy hầu hết mọi người đều nghĩ do trứng gây nên, trong 10 năm qua, một số nghiên cứu đã kết luận, protein trứng trong vắc-xin cúm không phải là nguyên nhân gây nên phản ứng dị ứng này.
uy hầu hết mọi người đều nghĩ do trứng gây nên, trong 10 năm qua, một số nghiên cứu đã kết luận, protein trứng trong vắc-xin cúm không phải là nguyên nhân gây nên phản ứng dị ứng này.
Trước đây, tất cả những người bị dị ứng trứng thường phải theo dõi phản ứng dị ứng trong 30 phút sau khi tiêm phòng. Tuy vậy, hiện nay CDC và các tổ chức y tế khác chỉ đưa ra khuyến cáo này đối với những người có tiền sử phản ứng nặng với trứng, có thể đe dọa tới tính mạng. Dù được tiêm phòng môi trường y tế nội trú hay ngoại trú như bệnh viện, phòng khám, họ cần được giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện và kiểm soát phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Hiện nay, các chuyên gia cũng nghiên cứu sản xuất ra nhiều loại vắc-xin không dùng đến trứng mà dựa trên tế bào và sự tái tổ hợp của virus. Các loại này được sản xuất vì nhiều lý do khác nhau, không phải chỉ dành riêng cho những người dị ứng trứng.
Nhìn chung, nếu đang dị ứng với trứng, bạn vẫn nên tiêm phòng cúm. Chuyên gia Schaffner cho biết, dùng vắc-xin việc làm cần thiết giúp mọi người vượt qua mùa bệnh này.
(Nguồn: Health)
Theo Helino
Người đàn ông lạ ẩn hiện sau cái chết thương tâm của người vợ trẻ Đế ngậm ngùi: Tôi không có chủ ý giết vợ. Tôi đến đó chỉ để rình xem vợ có quan hệ với người đàn ông khác hay không. Khi nghe cô ấy hẹn người đàn ông kia và người kia cũng đồng ý gặp thì tôi bực tức. Hai vụ án mạng thương tâm vào những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10-2019...