Châu Phi sắp “lâm nguy” vì các dự án viễn thông của Trung Quốc?
Tạp chí “Quan hệ Quốc tế và An ninh” cho rằng, không phải ngẫu nhiên mà Mỹ, Anh, Australia đều đã cấm các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc trong các dự án quan trọng và châu Phi cần “rất cảnh giác”.
Hồi tháng 8/2013, sự kiện Ethiopia kí kết với Tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc một thỏa thuận thiết lập mạng băng thông rộng trị giá 800 triệu USD một lần nữa dấy lên mối quan ngại về hoạt động gián điệp kinh tế của Trung Quốc tại châu Phi.
Theo thỏa thuận này, ZTE sẽ xây dựng một mạng băng thông rộng 4G tại thủ đô Addis Ababa và mạng 3G trên khắp phần còn lại của đất nước. Thỏa thuận với ZTE nằm trong giai đoạn cuối của dự án đầu tư trị giá 1,6 tỉ USD chung giữa ZTE và Công ty Huawei Technologies theo tỉ lệ 50/50.
Từ góc độ của chính phủ Ethiopia, thỏa thuận đạt được với ZTE và Huawei có thể giống như một “món quà” nếu xét đến điều kiện cho vay lãi suất thấp, giá cả cạnh tranh, hệ thống quản lí đầy đủ và tiềm năng cung cấp kết nối chi phí thấp cho người dân. Tuy nhiên, các thông tin này xuất hiện đúng vào lúc giới chức Mỹ liên tiếp phát đi những cảnh báo tin rằng Trung Quốc đang phát triển một mạng lưới do thám nguy hiểm tại châu Phi.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn của Tạp chí “Tài chính Australia” hồi tháng 7/2013, ông Micheal Hayden, cựu Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành hàng loạt hoạt động gián điệp với phương Tây.
“Chí ít thì Huawei cũng sẽ chia sẻ với giới chức Trung Quốc về những thông tin sâu rộng liên quan đến các hệ thống viễn thông nước ngoài mà Công ty này tham gia”, Hayden cho biết.
Những cáo buộc xung quanh việc Huawei Technologies vi phạm an ninh mạng nổi lên từ cuối tháng 11 năm ngoái, sau khi các cơ quan tình báo và các Công ty an ninh phát hiện thấy các cuộc tấn công các trang web xuất phát từ Trung Quốc. Tại Mỹ, phần lớn các hoạt động của Huawei Technologies đã bị cấm, và hiện cả Huawei lẫn ZTE đều đang bị điều tra về cáo buộc thâm nhập các hệ thống của Mỹ và đánh cắp tài sản trí tuệ.
Năm 2008, Huawei Technologies và đối tác Bain Capital đã phải từ bỏ việc đấu thầu một dự án cung cấp thiết bị máy tính do có những quan ngại về bảo mật, và năm ngoái họ đã không được phép mua bằng sáng chế từ một hãng sản xuất máy chủ của Mỹ. Năm 2012, Bộ Thương mại Mỹ đã cấm Huawei tham gia đấu thầu xây dựng một mạng lưới khẩn cấp toàn quốc cũng vì lí do an ninh. Cũng trong năm 2012, Australia cũng đã cấm công ty này tham gia đấu thầu dự án thiết lập mạng băng thông rộng cáp quang trên toàn quốc với lí do “lợi ích quốc gia”. Mặc dù Huawei Technologies đã cung cấp các thiết bị mạng cho ngành viễn thông Anh từ năm 2005, Văn phòng Nội các Anh đã tuyên bố hồi tháng 7 năm nay rằng họ sẽ rà soát lại Trung tâm đánh giá an ninh mạng của công ty này, được gọi là Banbury Cell, do nhận thấy mối liên hệ giữa Công ty này và Chính phủ Trung Quốc “thiếu minh bạch”.
“Những lo ngại của Mỹ về hoạt động gián điệp một phần dựa trên những báo cáo tình báo cho rằng các thiết bị định tuyến do Công ty Huawei Technologies Ltd cung cấp cho khách hàng Mỹ đã “vận hành một cách kì quặc”, ví dụ như các bộ định tuyến tự động bật mở giữa đêm khuya và truyền với các gói dữ liệu lớn về Trung Quốc. Các lo ngại khác liên quan đến khả năng tin tặc Trung Quốc có thể che giấu các cuộc tấn công của chúng bằng cách thay đổi lộ trình qua ngả châu Phi. Hơn thế, các tài liệu nội bộ của Huawei Technologies mà các nhà chức trách Mỹ thu được từ một cựu nhân viên của công ty này cho thấy Huawei còn cung cấp “dịch vụ mạng đặc biệt” cho một đơn vị chiến tranh mạng thuộc quân đội Trung Quốc”, tờ tạp chí “Quan hệ Quốc tế và An ninh” viết.
Với việc Huawei Technologies tiếp tục phát triển mạnh trên khắp châu Phi thông qua việc bán điện thoại thông minh giá rẻ, được hỗ trợ bởi hạ tầng viễn thông chi phí thấp của ZTE, các nước châu Phi nên cảnh giác với “món quà” từ Trung Quốc, tạp chí này nhấn mạnh.
Do Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất có khả năng làm gián điệp thông qua các mạng viễn thông, các nhà lãnh đạo châu lục nên cẩn trọng khi xem xét lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ tiềm năng. Một cách mà các quốc gia châu Phi có thể dựa vào để giảm thiểu rủi ro từ hoạt động gián điệp kinh tế là sử dụng kiểm toán độc lập đối với phần cứng cũng như phần mềm của nhà cung cấp công nghệ. Thông qua việc quản lí độc lập và sử dụng các kiểm toán viên bên ngoài, các nước châu Phi có thể tin tưởng rằng các thiết bị và mạng lưới do nước ngoài cung cấp cho họ là an toàn.
Theo Infonet
Việt Nam xếp thứ 56 về tốc độ Internet, Mỹ xếp thứ 31
Một kết quả mới vừa được trang SpeedTest.net cho thấy, Việt Nam đứng thứ 56 về tốc độ Internet.
Theo danh sách vừa được SpeedTest thu thập về tốc độ kết nối Internet băng thông rộng của 186 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam xếp thứ 56 với tốc độ 12,86 Mbps.
Trong khi đó, bảng xếp hạng có khá nhiều bất ngờ khi Mỹ, vốn là cường quốc Internet và là nơi có nhiều trụ sở công nghệ nhất thế giới như Google, Microsoft,... chỉ xếp hạng thứ 31, thấp hơn cả một số nước có nền công nghệ yếu hơn rất nhiều như Moldova (thứ 17) hay Uruguay (thứ 30).
Hiện tại, danh sách top 10 vẫn đa phần vẫn là các nước châu Á. Dẫn đầu là Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc (thứ 4), Nhật Bản (thứ 7) Macao (thứ 8) và Đài Loan (thứ 10). Nước xếp cuối bảng là Afghanistan.
Theo Slashgear
Sony đang phát triển dịch vụ TV trực tuyến riêng Hãng giải trí khổng lồ này được cho là sắp trình làng dịch vụ TV web nhằm cạnh tranh với các dịch vụ truyền hình cáp, vệ tinh và băng thông rộng. Theo trang Variety, Sony đang nghiên cứu phát triển một dịch vụ truyền hình đa kênh trực tuyến và sẽ ra mắt trong năm nay. Theo đó, hãng công nghệ Nhật...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tiết lộ mới về iOS 19

Gần 3 tỉ mật khẩu và 14 triệu thẻ tín dụng bị đánh cắp

Áp lực đổi mới bủa vây các 'ông lớn' công nghệ toàn cầu

Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

Ứng dụng AI thúc đẩy phát triển du lịch

Google buộc các ứng dụng Android phải nâng cấp

Thống nhất đầu mối duy nhất quản lý kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia

Những trường hợp bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại từ tháng 8

Google trả gần 1,4 tỷ USD dàn xếp vụ kiện bảo mật dữ liệu

Phát triển robot bóng bàn với tiềm năng ứng dụng vượt trội

Những điều người dùng cần ở Smart TV

iPhone kỷ niệm 20 năm sẽ có đột phá lớn về màn hình
Có thể bạn quan tâm

Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar
Thế giới
21:33:49 12/05/2025
Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM
Tin nổi bật
21:27:55 12/05/2025
Vừa ra khỏi tòa sau ly hôn, chồng sung sướng chạy đến ôm nhân tình
Góc tâm tình
21:24:38 12/05/2025
Thái Hòa tái hợp Kaity Nguyễn trong phim về cướp máy bay
Phim việt
21:02:40 12/05/2025
Lưu Học Nghĩa chật vật sau 3 dự án liên tiếp thất bại
Hậu trường phim
21:01:19 12/05/2025
Jung Kyung Ho tái xuất, 'cạnh tranh' với bạn gái Choi Sooyoung
Phim châu á
20:58:30 12/05/2025
Băng nhóm sản xuất thuốc giả lĩnh án
Pháp luật
20:33:31 12/05/2025
Amber Heard thông báo hạ sinh cặp song sinh, nói 1 điều gây xúc động
Sao âu mỹ
20:26:13 12/05/2025
Lọ Lem đột ngột đổi xe, chở Hạt Dẻ xuống phố hậu ồn ào, sắc vóc ngỡ ngàng?
Netizen
20:23:44 12/05/2025
Thêm 1 nhân vật lên tiếng căng giữa drama tình ái của Wren Evans, thừa nhận giữ trong tay nhiều bí mật
Sao việt
20:21:56 12/05/2025