Châu Phi phản đối Trung Quốc phân biệt đối xử công dân
Các đại sứ châu Phi tại Trung Quốc đã thư gửi tới Ngoại trưởng nước này để phản đối “sự phân biệt đối xử” đối với người châu Phi.
Người châu Phi ngủ trên nền đất ở Quảng Châu, Trung Quốc (Ảnh: Twitter)
Reuters đưa tin, vài quốc gia châu Phi đã yêu cầu Trung Quốc giải quyết các lo ngại của họ rằng người châu Phi, đặc biệt tại thành phố Quảng Châu ở miền nam nước này, đang bị phân biệt đối xử và quấy rối.
Sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh tại tâm dịch Covid-19 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc giờ đang lo ngại về các ca ngoại nhập và đã thắt chặt kiểm soát biên giới. Bắc Kinh đã bác bỏ các cáo buộc phân biệt đối xử trong khi tăng cường các biện pháp xử lý người nước ngoài không tuân thủ kiểm dịch.
Trong những ngày gần đây, nhiều người châu Phi tại Quảng Châu đã báo cáo tình trạng họ bị chủ nhà đuổi ra khỏi các căn hộ đang thuê, bị xét nghiệm Covid-19 vài lần mà không được thông báo kết quả, bị xa lánh và phân biệt đối xử nơi công cộng. Những cáo buộc này đã được báo chí địa phương và mạng xã hội đăng tải.
Theo Reuters, bức thư của các đại sứ nói rằng “sự kỳ thị và phân biệt đối xử” như vậy đã tạo ra ấn tượng sai lầm rằng người châu Phi đang phát tán virus này.
“Nhóm các đại sứ châu Phi tại Bắc Kinh ngay lập tức yêu cầu chấm dứt việc thử nghiệm ép buộc, cách ly và các biện pháp đối xử vô nhân đạo khác nhằm vào người châu Phi”, bức thư viết.
Bức thư trên đã được gửi tới nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc là Ngoại trưởng Vương Nghị, và bản sao của nó cũng được gửi tới Liên minh châu Phi, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và tất cả các ngoại trưởng châu Phi.
Phát biểu trong một cuộc họp báo hôm nay, một quan chức Bộ ngoại giao Trung Quốc cho hay Quảng Châu đang thực hiện các biện pháp chống dịch đối với bất kỳ ai từ nước ngoài đến thành phố này, không kể quốc tịch, giới tính hay chủng tộc.
Bức thư của các ngoại trưởng cũng nêu ra một số vụ việc được đưa tin gần đây, trong đó có các trường hợp người châu Phi bị đuổi khỏi khách sạn giữa đêm, bị tịch thu hộ chiếu, đe dọa thu hồi thị thực, bị bắt hoặc trục xuất.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Ghana Shirley Ayorkor Botchwey ngày 11/4 cho biết bà đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối về sự bất bình của bà và kêu gọi hành động ngay tức thì.
Bộ Ngoại giao Kenya cũng bày tỏ “lo ngại chính thức” và cho biết chính phủ đang phối hợp với giới chức Trung Quốc để giải quyết các vấn đề.
Ngày 10/4, nghị sĩ Nigeria Akinola Alabi đã đăng tải một video về cuộc gặp giữa lãnh đạo hạ viện Nigeria Femi Gbajabiamila và đại sứ Trung Quốc Zhou Pingjian, trong đó ông Gbajabiamila đề nghị nhà ngoại giao Trung Quốc giải thích về các cáo buộc kỳ thị đối với người Nigeria tại Trung Quốc.
An Bình
Những nước 'ra rìa' trong cuộc tranh giành vật tư y tế
Khi Mỹ và châu Âu đang giành giật khẩu trang, đồ bảo hộ y tế chống Covid-19, các nước nghèo hơn không thể cạnh tranh nổi với họ.
Các nhà sản xuất nói với những nhà khoa học ở châu Phi và Mỹ Latin rằng họ không thể nhận đơn đặt hàng vì hầu hết kit xét nghiệm sẽ được chuyển cho Mỹ hoặc châu Âu. Tất cả mặt hàng đều được báo giá tăng chóng mặt, từ kit xét nghiệm cho đến khẩu trang.
Thợ may may khẩu trang tại Belo Horizonte, Brazil ngày 8/4. Ảnh: AFP.
Nhu cầu lớn về khẩu trang và sự hỗn loạn của thị trường đã buộc một số nước đang phát triển phải xin sự trợ giúp từ UNICEF. Eussyva Kadilli, người giám sát nguồn cung tại cơ quan, cho biết họ đang cố gắng mua 240 triệu khẩu trang để hỗ trợ 100 quốc gia, nhưng mới chỉ tìm được khoảng 28 triệu chiếc.
"Một cuộc chiến đằng sau hậu trường đang diễn ra", Catharina Boehme, giám đốc điều hành Tổ chức Chẩn đoán Sáng tạo mới, hợp tác với WHO để giúp đỡ các nước nghèo, nói.
Tại châu Phi, Mỹ Latin và một phần của châu Á, nhiều quốc gia đang gặp bất lợi do hệ thống y tế thiếu nguồn cung tài chính và thiết bị. Một số nước nghèo chỉ có một giường chăm sóc tích cực trên một triệu người.
Các nước đang phát triển hiện ghi nhận ít ca nhiễm và tử vong do nCoV hơn các nước phát triển, nhưng nhiều chuyên gia lo ngại Covid-19 có thể tàn phá các nước nghèo vì họ không thể chống đỡ nếu dịch bùng phát mạnh.
"Tình trạng thiếu hóa chất xét nghiệm vốn chưa bao giờ xảy ra", Doris-Ann Williams, giám đốc điều hành của Hiệp hội Chẩn đoán Ống nghiệm của Anh, đại diện cho các nhà sản xuất và phân phối kit xét nghiệm nCoV, nói. "Nếu chỉ một quốc gia ghi nhận dịch thì mọi thứ sẽ ổn, nhưng tất cả nước lớn trên thế giới đều đang có nhu cầu cùng một lúc".
Từ việc chặn lô hàng ở sân bay cho đến trả giá cao hơn để "hớt tay trên", các quốc gia đang giành giật nguồn cung vật tư y tế hạn chế. Các lãnh đạo quốc gia gọi riêng cho các giám đốc công ty để có hàng nhanh chóng. Một số chính quyền còn điều máy bay riêng để chở vật tư y tế.
Trong khi đó, máy bay riêng là thứ quá xa xỉ với Amilcar Tanuri, người điều hành phòng thí nghiệm công ở Đại học Liên bang Rio de Janeiro, Brazil. Họ đang hết hóa chất xét nghiệm nhưng không thể làm được gì vì mặt hàng họ cần đang được chuyển đến các nước giàu hơn.
"Nếu không có kit xét nghiệm đáng tin cậy thì bạn giống như bị mù vậy", ông nói. "Tôi lo ngại hệ thống y tế công cộng sẽ sớm bị quá tải".
Brazil là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Mỹ Latin, với hơn 10.000 ca nhiễm và cần xét nghiệm ít nhất 23.000 trường hợp nghi nhiễm. Đây cũng là đất nước gây tranh cãi nhất khu vực vì Tổng thống Jair Bolsonaro nhiều lần bày tỏ hoài nghi về mức độ nghiêm trọng của nCoV.
Tuy nhiên, đằng sau tranh cãi về chính trị, các nhà khoa học Brazil đang cố gắng tăng cường năng lực xét nghiệm. Trong vài tuần, Tanuri cuống cuồng gọi cho các công ty ở ba châu lục để tìm hóa chất cần thiết cho 200 mẫu thử mà phòng thí nghiệm của ông nhận được mỗi ngày. Nhưng ông nhận được câu trả lời rằng Mỹ và châu Âu đã đặt mua hết số hàng được sản xuất trong vài tháng tới.
"Nếu chúng tôi đặt mua mà 60 ngày mới có hàng thì quá muộn", ông nói. "Virus nhanh hơn chúng tôi".
Tình trạng tương tự diễn ra với một số nước châu Phi. Sau khi ghi nhận ca tử vong vì nCoV đầu tiên ngày 27/3, Nam Phi áp lệnh phong tỏa và đã xét nghiệm 47.000 người. Nam Phi có hơn 200 phòng thí nghiệm công, nhiều hơn một số nước giàu như Anh vì họ phải đối phó HIV và lao.
Tuy nhiên, giống như Brazil, họ phụ thuộc vào nguồn cung hóa chất và những thiết bị khác từ các nhà sản xuất quốc tế để thực hiện xét nghiệm. Francois Venter, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho biết việc thiếu hụt những mặt hàng này đang gây nguy hiểm cho công tác ứng phó dịch nói chung của đất nước.
"Chúng tôi có khả năng xét nghiệm trên quy mô lớn, nhưng chúng tôi đã bị tê liệt vì thiếu hóa chất", ông nói. "Chúng tôi không giàu có, không có nhiều máy thở, không có nhiều bác sĩ, hệ thống y tế đã trong tình trạng bấp bênh từ trước khi dịch bùng phát. Chúng tôi đang rất lo lắng".
Giới chuyên gia nói rằng không có quá nhiều công ty sản xuất kit xét nghiệm. "Các nhà sản xuất không chỉ muốn cung cấp cho các nước giàu", Paul Molinaro, người đứng đầu bộ phận cung ứng và hậu cần cho WHO, nói. "Họ muốn đa dạng hóa, nhưng các quốc gia đã ganh đua với nhau".
"Khi thị trường biến thành cuộc cạnh tranh khốc liệt với giá cả tăng chóng mặt, các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ bị tụt lại phía sau", ông nói thêm.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Trump kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để cấm xuất khẩu khẩu trang và yêu cầu các công ty Mỹ tăng cường sản xuất vật tư y tế. Hãng khẩu trang 3M cảnh báo về "tác động nhân đạo" nếu họ ngừng cung cấp hàng cho Mỹ Latin và Canada. Tuần này, công ty và chính quyền Trump đã đạt được thỏa thuận cho phép 3M tiếp tục xuất khẩu sang các nước đang phát triển, đồng thời cung cấp cho Mỹ 166 triệu khẩu trang trong vài tháng tới.
Tháng trước, châu Âu và Trung Quốc cũng ra lệnh hạn chế xuất khẩu kit xét nghiệm và đồ bảo hộ.
Tuy nhiên, một số công ty tư nhân đang đặt lợi nhuận sang một bên để giúp các nước đang phát triển. Hãng Mologic của Anh nhận được tài trợ của chính phủ để phát triển kit xét nghiệm nCoV tại nhà trong 10 phút. Nếu được phê duyệt, một kit chỉ có chi phí sản xuất chưa đến một USD và sẽ không phụ thuộc vào phòng thí nghiệm, điện hay nguồn cung đắt tiền từ nước ngoài.
Mologic đồng ý chia sẻ công nghệ với Viện nghiên cứu Pasteur de Dakar, phòng thí nghiệm hàng đầu của quốc gia Tây Phi Senegal, để giúp sản xuất kit xét nghiệm nhằm kiềm chế dịch ở châu Phi.
Nhưng với các nước nghèo, vấn đề không chỉ xoay quanh kit xét nghiệm. Quốc gia Đông Phi Zambia đang chật vật săn sùng khẩu trang cũng như que lấy mẫu thử và hóa chất, theo Charles Holmes, từ Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm ở Zambia. Khi Zambia cố gắng đặt hàng khẩu trang N95, bên môi giới hét giá gấp 5-10 lần giá thông thường, mặc dù hàng đã hết hạn vào năm 2016.
"Các nước khó thương lượng được với nhà sản xuất khi các quốc gia giàu hơn cũng làm điều tương tự", ông nói. "Bên trả giá cao nhất sẽ được ưu tiên, kinh doanh là vậy".
Các hãng sản xuất nói với các quan chức Zambia rằng họ không thể đảm bảo giao hàng đúng ngày như giao kèo vì hầu hết hàng đã "bị Mỹ và châu Âu chộp lấy".
Khó có thể chỉ trích chính phủ các quốc gia giàu có này, bởi họ cũng chỉ đang cố gắng chăm sóc cho người dân trong bối cảnh Mỹ và châu Âu đang là những vùng dịch lớn nhất thế giới. Nhưng các chuyên gia y tế tin rằng toàn cầu đều hưởng lợi nếu các nước nghèo hơn được giúp đỡ.
"Virus có khả lăng lây lan nhanh ở bất cứ đâu trên thế giới, khiến tất cả quốc gia đều chịu rủi ro cao", Holmes nói. "Nước giàu không chỉ cần có trách nhiệm quan tâm đến các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng mà cũng cần đảm bảo các nước đang phát triển kiềm chế được đại dịch".
Phương Vũ
WHO: Châu Phi có thể chứng kiến đỉnh dịch Covid-19 những tuần tới Các nước châu Phi có thể chứng kiến đỉnh dịch Covid-19 trong những tuần tới trong bối cảnh số ca mắc gia tăng gấp đôi trong 4 ngày qua. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua (10/4) cho biết, các nước châu Phi có thể chứng kiến đỉnh dịch Covid-19 trong những tuần tới và cần nhanh chóng đẩy nhanh xét...