Cháu được thuê để làm “chuyện ấy”
Vì vợ đi du học nên anh thuê cháu làm gia sư cho con và làm “chuyện ấy” cùng anh.Cháu đang là sinh viên năm thứ ba và đã có người yêu. Anh hơn cháu 1 tuổi và đang là sinh viên năm cuối. Cả hai đều xuất phát từ gia đình khó khăn nên chúng cháu đã đi làm thêm ngay từ năm thứ nhất.
Cháu làm nhân viên phục vụ bàn cho một quán cà phê ở khu phố cổ Hà Nội. Người yêu cháu làm nhân viên bán hàng cho một công ty máy tính trong thành phố.
Chúng cháu đã yêu nhau được hai năm và cùng xác định là sẽ làm đám cưới sau khi tốt nghiệp và có công việc ổn định. Nhưng mấy tháng gần đây tình hình kinh tế quá khó khăn, công ty máy tính mà người yêu cháu đang làm thêm phải đóng cửa. Em trai cháu thì đang học năm thứ nhất và đang sống cùng cháu. Nếu người yêu cháu đi làm bình thường thì thu nhập từ công việc part-time của hai đứa cũng đảm bảo được cuộc sống cho cả 3 người. Nhưng từ hai tháng nay anh chưa tìm được việc làm phù hợp với lịch học ở trường. Mọi chi tiêu hiện chỉ trông vào thu nhập làm thêm của cháu.
Cháu phải thừa nhận là mình có duyên ăn nói và một chút nhan sắc nên được nhiều khách hàng nhớ đến. Có những khách lần nào đến quán cũng “bo” cho cháu 50.000 đồng. Một trong những vị khách mà cháu ấn tượng nhất có tên là H. Anh thường xuyên đến quán cùng vợ và con trai. Anh, chị thường xuyên khen cháu có phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Cậu con trai 6 tuổi của anh chị cũng rất quý cháu. Gần đây anh H. hay đến quán cùng cậu con trai vì vợ anh đi du học. Có lần anh có cuộc họp đột xuất về muộn nên gọi điện thoại cho chủ quán nhờ cháu đi đón con giúp. Sau khi họp xong qua quán cà phê đón con. Lần ấy anh đã đưa cho cháu 500.000 đồng (bằng thu nhập hàng tháng của cháu) để cảm ơn nhưng cháu từ chối. Cháu chỉ nói cháu muốn giúp anh và nếu lần sau anh có việc bận thì cứ trực tiếp gọi cho cháu cũng được.
Một lần anh gọi điện hỏi cháu có muốn làm gia sư cho con trai của anh không. Công việc đơn giản, lại có thêm mỗi tháng 2 triệu đồng nên cháu đồng ý. Cháu chỉ nói với người yêu đơn giản là cô bạn cùng lớp nhờ dạy cho một tháng.
Mỗi ngày (trừ thứ Bảy, Chủ Nhật) cháu dành 2 tiếng buổi tối (từ 7h – 9h) để đến kèm con trai anh H. học (thực ra chơi đùa với cậu bé là chính). Nơi anh sống là một căn hộ chung cư cao cấp. Mọi thứ trong căn phòng đều vượt khỏi sức tưởng tượng của cháu. Cháu cứ nghĩ đấy là một không gian sống châu Âu. Trong đầu cháu liên tục đặt ra câu hỏi tại sao nhà anh lại giàu đến mức như thế?
Rồi trong đầu cháu lại xuất hiện ý nghĩ anh có thể cho cháu nhiều hơn khoản tiền 2 triệu đồng/tháng. Như đọc được suy nghĩ của cháu, có lần anh đã thẳng thắn đặt vấn đề anh có nhu cầu làm chuyện ấy trong lúc xa vợ, nếu cháu đồng ý thì anh sẽ “thuê bao” theo tháng. Khi nào vợ anh về thì mọi thứ chấm dứt. Không hiểu sao cháu đã gật đầu mà chẳng cần suy nghĩ.
Vợ anh đã về được khoảng 1 tháng. Cháu không còn làm gia sư cho con trai của anh nữa. Nhưng thỉnh thoảng anh vẫn gọi điện cho cháu và cháu vẫn đến. Nhiều lúc cháu ngồi bần thần suy nghĩ một mình, cháu không hiểu là mình cần tiền hay là cần làm chuyện ấy với anh? Không hiểu sao cháu không có cảm giác có lỗi với người yêu mình? Gần đây cháu còn thấy khó chịu khi nhìn thấy vợ của anh? Nhiều lúc cháu cứ nghĩ lẽ ra căn hộ chung cư cao cấp kia phải là của cháu; Người đàn ông sở hữu căn hộ này phải thuộc về cháu…
Video đang HOT
Cháu cứ suy nghĩ lung tung nên chẳng thể nào ngủ được (Ảnh minh họa)
Nhưng ngay lúc ấy trong đầu cháu lại có một mệnh lệnh khác: Đấy không phải là cuộc sống của mày hãy về với thực tại đi! Nhưng quả thật bây giờ cháu nhìn người yêu mình sao mà cứ thấy hèn hèn, lại tự đặt ra câu hỏi tại sao ngày xưa lại nhận lời yêu vội vã thế? Khi làm chuyện ấy với người yêu cháu cũng chưa từng cảm thấy thỏa mãn. Bây giờ cháu hay cáu gắt với người yêu, với những người xung quanh (trước đây cháu không bao giờ như thế) bác sỹ ạ. Đêm cháu cứ suy nghĩ lung tung không ngủ được. Học hành mất tập trung. Rồi cháu còn bị đau dạ dày…
Cháu rất mong nhận được chia sẻ của bác sỹ.
(H.T.L)
Yêu là công lý và công bằng
H.T.L thân mến!
Mình thường nghe: “Yêu là khổ” mà tại sao ai cũng muốn yêu và ai cũng muốn được yêu?
Yêu là khổ vì chúng ta mong giữ cuộc tình mãi mãi như những ngày ban đầu có hứa hẹn với nhau mà không bị điều kiện vật chất và những vụ việc lặt vặt trong đời sống thường nhật chen vào thời gian và không gian yêu. Vậy, yêu là tìm cái sung sướng, nhưng cái sung sướng này không bao giờ vĩnh viễn mà cần thay đổi, “chế biến” nên con người ta luôn sống với ý niệm tâm lý mâu thuẫn: Tình dang dở mà mình muốn thành công trong cuộc tình này thì phải giải quyết được mâu thuẫn của vật chất.
Nói cách khác, con người sống có lý tưởng về cái yêu, biết những điều kiện và mô hình nào chấp nhận được để yêu và dựa vào tình yêu như một kế hoạch sống cho tương lai.
Tình và tiền: Đây là một bài toán tâm lý thật khó giải vì giữa hai ẩn số này có một ẩn số ngầm nữa là đạo lý con người. “Đạo Lý” là những lý do, lý lẽ, lý luận cho ta tìm ra đường đi, để thấy rõ những pháp đạo dùng để trả lời câu mình tự hỏi: Đó có phải đúng với con người tôi không? Tôi có tôn trọng tôi không? Và người ta có tôn trọng tôi như một con người hay đồ vật, hay một cơ hội? Từ nguyên tắc đạo lý mà con người thực hiện những hành vi cư xử để sống có đạo đức. Ví dụ đạo lý của công lý là ai cũng công bằng với nhau trên mọi mặt. Nhưng thực tế là có người này hơn người kia vì hoàn cảnh khách quan. Dó đó, đạo đức là chia sẻ: Công dân nào cũng có công bằng với nhau, nhưng công dân giàu phải chịu thuế nhiều hơn công dân nghèo. Nói cách khác, đạo lý có công lý mà đạo đức phải công bằng bằng cách không công lý.
Yêu là công lý và công bằng. Tuyệt nhất, cũng là lý tưởng nhất là từ thủa ban đầu đến phút cuối đời cả hai biết chia sẻ, trao đổi, cho nhau, biết tặng là biết nhận, lấy giá trị là tình người, cùng nhau tiến đến một tương lai (cả hai cùng nhau xây dựng nó). Có thể trên đoạn đường đến tương lai có thể đổi ê-kip nhưng giá trị vẫn là con người.
Tiền là giá trị hàng hóa: Có tiền là có mua, có bán, có thiếu chịu và có nợ. Nếu chúng ta chỉ coi tình = tiền thì ta chấp nhận là hàng hóa rồi tiếp sau đó người cũng là hàng hóa. Tiếc thay là xu hướng hiện nay của thị trường là không đạo đức, dùng con người như một nhân tố sản xuất. Thậm chí con người thành nhân tố sản xuất cái sung sướng, mua là được. Do đó, từ “mãi dâm” có đầy đủ ý nghĩa của nó là lấy dâm dục làm thương mại.
Về mặt xã hội, giữa tình và tiền là giá trị lao động. Giữa người “mua” lao động và người “bán sức lao động” phải có một hợp đồng xã hội bình quyền với nhau. Do đó chúng ta không bao giờ nghĩ rằng người bán lao động là “mãi dâm” vì phải bán thân khi chủ nhân không tôn trọng cho “đúng giá” bản năng của mình. Đó là đạo đức tập thể.
Theo VNE
Thưởng Tết ít hơn vợ, tôi thấy hèn
Hôm qua về nhà, thấy mặt vợ hớn hở, đưa xấp phong bì cho tôi, rồi lại vứt cái bịch xuống bàn khoe: "Đấy, thưởng Tết của em năm nay đấy. Tha hồ tiêu cả nhà nhé, anh khỏi lo không có tiền tiêu Tết".
Vợ hứng khởi lắm, có vẻ tự hào về số tiền thưởng của mình. Tôi không nói gì, cũng không ngó xem trong đó có bao nhiêu tiền. Tôi chỉ lí nhí trong cổ họng: "Chúc mừng em, chắc phải vài chục triệu nhỉ?".
Có vẻ vợ không biết, hay cố tình không biết thái độ của tôi. Vợ lại hí hửng chạy lại chỗ tôi bảo: "Anh không muốn biết em được bao nhiêu tiền à? Em được 4 chục triệu đấy, gấp 3 anh nhé, anh xem lại mình đi". Thật ra, tôi biết tính vợ hay đùa, câu nói ấy cũng có thể là câu nói đùa nhưng nó lại động đúng tâm lý của tôi, khiến mặt tôi tối sầm lại, cảm thấy bức bối khó chịu trong người. Tôi bảo vợ: "Em có vẻ tự hào lắm nhỉ, thế thì em cứ cầm lấy mà tiêu hết đi. Anh không dùng".
Năm nay, công ty tôi làm ăn thất bát, có người còn không được thưởng, tôi được thưởng cũng là may mắn lắm rồi. Tôi được chục triệu, còn vợ tôi chỉ được vài chục triệu như vậy đúng là tự hào cũng là việc nên. Nhưng tôi cứ thấy sao sao ấy. Tôi cảm thấy buồn và chán lắm. Tôi không nghĩ được như người ta vẫn nghĩ là, còn nhiều người không có thưởng, mình có là may rồi.
Bây giờ tôi chỉ nghĩ, năm ngoái mình còn thưởng hơn vợ, còn có cớ mà đao to búa lớn, khua chân múa tay. Năm nay mình như vậy, kém xa vợ, thấy mất mặt vô cùng. Tôi còn cảm thấy hèn nữa thì đúng hơn.
Bây giờ, cả nhà biết vợ tôi làm công việc tốt lại thưởng cao. Thì họ cũng chỉ biết có vậy, cũng từ mồm vợ tôi mà ra. (ảnh minh họa)
Vợ tôi không hiểu tâm lý của chồng, đi đâu cũng khoe với bạn bè là năm nay vợ được thưởng từng ấy. Rồi lại kể chuyện công ty vợ còn nhiều người thưởng cao hơn. Vợ có lẽ không hiểu tâm lý của người khác, vì trong số những người bạn ngồi đây, chắc chắn có nhiều người không thể thưởng bằng vợ. Nhất là tôi, kẻ làm chồng như tôi cảm thấy mất mặt.
Vợ bảo, đưa cho tôi chục triệu, tôi cầm lấy mà tiêu pha thêm, còn mừng tuổi này kia. Còn vợ sẽ phân bố và cho ông bà hai bên nội ngoại mỗi người một ít, còn sắm thêm đồ đạc cho mọi người. Nghe vợ nói câu cho tôi tiền mà tôi thực sự thấy tủi thân. Làm gì mà vợ tôi khoe khoang như thế. Số tiền thưởng ấy đâu phải quá lớn, hay vợ cố tình muốn bêu xấu tôi, muốn cho thiên hạ biết, tôi thưởng thấp, vợ kiếm tiền giỏi hơn tôi để làm bẽ mặt tôi?
Đúng là, tôi có cảm giác hụt hẫng. Vì năm ngoái, tôi được thưởng nhiều hơn vợ, lại còn chẳng thua gì năm nay, thế mà năm nay cũng không nhỉnh hơn được đồng nào. Đúng là thế thời, chẳng biết đâu mà nói trong thời buổi kinh tế khó khăn này!
Bây giờ, cả nhà biết vợ tôi làm công việc tốt lại thưởng cao. Thì họ cũng chỉ biết có vậy, cũng từ mồm vợ tôi mà ra. Còn tôi thì thua kém một bậc, nên thấy hèn vô cùng. Thực lòng, đàn ông kiếm tiền ít hơn vợ đã thấy tủi rồi, đằng này còn bị bêu rếu, tôi thấy nản, cảm thấy mình mất đi khí chất đàn ông.
Theo VNE
Chưa làm dâu anh đã bắt tôi phục vụ nhà mình Anh bắt tôi lên danh sách quà Tết, mua cho bố mẹ chồng, họ hàng nhà chồng. Năm nay đã bắt tôi đi chúc Tết giống như người ta nhận họ cưới nhau. Chỉ còn hơn một tháng nữa là chúng tôi sẽ cưới nhau. Lẽ ra là định tổ chức trong Tết nhưng gia đình tôi đã xin hoãn vì đi xem...