Châu Đốc – “điểm hẹn” Ngày hội mắm An Giang – Nam Bộ
Với chủ đề “Châu Đốc – Thủ phủ mắm Nam Bộ”, từ ngày 13 đến 16-2-2020, tại khu vườn tượng lớn (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc, An Giang) sẽ diễn ra Ngày hội mắm An Giang – Nam Bộ năm 2020, với quy mô 180 gian hàng nhằm giới thiệu về văn hóa và nghề mắm Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng.
Nơi hội tụ các loại mắm
Miền Tây Nam Bộ được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều phong cảnh, điêu kiên tự nhiên thuận lợi đa cung câp môt nguôn thủy, hải sản phong phú, nhất là vào mùa nước nổi, các loại cá, tôm từ đầu nguồn sông Mekong đổ về, giúp người dân nơi đây có nguồn nguyên liệu dồi dào để chế biến các món ăn đặc sản.
Với nguồn thủy, hải sản nhiều, người dân Nam Bộ đã sáng tạo ra cach muôi ca lam măm cá đồng, mắm cá biển để trữ được lâu, dùng dần trong năm. Từ đó, mắm trở thành món ăn đặc sắc mang hương vị riêng.
Để tạo hương vị đặc trưng của mình, mỗi địa phương có nhưng “bi quyêt” chê biên, gia giam lượng muối khac nhau, tao ra nhiều loại mắm, như: mắm ruột, mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm tôm chà, mắm tép bạc, mắm biển, mắm ruốc Kiên Giang, mắm bò hóc của người Khmer ở Sóc Trăng, mắm còng Tiền Giang, mắm tép Cà Mau, mắm rươi Trà Vinh…
Tại An Giang, nhất là ở TP. Châu Đốc, co vài chục loai măm đươc chê biên băng cac phương phap cô truyên tư hang trăm năm nay.
Châu Đốc – nơi hội tụ các loại khô, mắm nổi tiếng cả nước
Video đang HOT
Để giới thiệu với du khách trong, ngoài nước về các món mắm và các món ăn chế biến từ mắm của TP. Châu Đốc, An Giang nói riêng và các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung, giữa tháng 2-2020, UBND tỉnh An Giang sẽ tổ chức Ngày hội mắm An Giang – Nam Bộ năm 2020.
Theo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh Lê Trung Hiếu, ngày hội sẽ quy tụ sự tham gia 180 gian hàng của các Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất mắm, khô trong khu vực Nam Bộ và cả nước.
Các gian hàng được chia làm 3 khu vực, như: khu không gian văn hóa – nghệ thuật triển lãm mô hình các loại mắm, nguyên liệu, cách thức làm mắm; khu giới thiệu về văn hóa và nghề mắm Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng; khu tái hiện lại khung cảnh miền quê Nam Bộ gắn với văn hóa sông nước, sự hình thành món ăn đặc sản mắm.
Theo đó, khu ẩm thực sẽ giới thiệu với khách du lịch trong và ngoài nước các món ăn về mắm của các tỉnh, thành phố trong cả nước, như: mắm ruốc, mắm sò (Huế), mắm tép (Ninh Bình), mắm cái (Hải Phòng), mắm tôm (Thanh Hóa), mắm nhum (Bình Định), mắm nêm (Đà Nẵng), mắm còng (Bến Tre), mắm rươi (Trà Vinh), mắm ba khía (Cà Mau), mắm bò hóc (Sóc Trăng)…
Khu vực thương mại sẽ trưng bày, bán các sản phẩm từ mắm, thực phẩm, các sản phẩm khô đặc sản Nam Bộ phục vụ du khách, như: cá sặc, cá lóc, cá rô, rắn, nhái, cá tra phồng, cá chạch, cá lăng, cá kết… cùng các loại nước mắm: cá linh, cá cơm, nước mắm rươi, bột lẩu mắm, ba khía…
Nhiều hoạt động hấp dẫn
“Tỉnh mong muốn thông qua sự kiện nhằm tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy sản xuất, duy trì tăng trưởng kinh tế, góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, ngày hội cũng tạo điều kiện giúp doanh nghiệp khu vực Nam Bộ và cả nước đẩy mạnh hoạt động sản xuất- kinh doanh, tích cực quảng bá sản phẩm, thương hiệu, nhất là các sản phẩm mắm, ẩm thực mắm Nam Bộ đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Đặc biệt, tại ngày hội, Tổ chức Xác lập Kỷ lục Việt Nam sẽ công nhận, xác lập nhiều kỷ lục, như: Ngày hội mắm đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam; Ngày hội mắm trưng bày nhiều sản phẩm mắm nhất; TP. Châu Đốc, An Giang nơi chế biến nhiều loại mắm nhất nước; Mắm bà Giáo Khỏe – cơ sở sản xuất nhiều loại mắm nhất; Ngày hội mắm lớn nhất nước và kỷ lục TOP các thương hiệu mắm nổi tiếng ở Châu Đốc…” – ông Lê Trung Hiếu thông tin.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc Trần Quốc Tuấn, Ngày hội mắm An Giang – Nam Bộ năm 2020 là hoạt động mở màn cho hàng loạt các sự kiện được tổ chức tại TP. Châu Đốc, chào mừng các sự kiện lớn của thành phố, như: kỷ niệm 20 năm Lễ hội vía Bà Chúa xứ núi Sam được công nhận là lễ hội cấp quốc gia, 5 năm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia…
Chính vì vậy, Châu Đốc là điểm hẹn hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước trong những ngày đầu năm mới Canh Tý 2020. Để ngày hội diễn ra thành công tốt đẹp, địa phương đang tích cực thực hiện và phối hợp các đơn vị liên quan rà soát các khâu chuẩn bị, tổ chức, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, lên kế hoạch phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh trật tự…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư cho rằng, đây là lần đầu tiên Ngày hội mắm An Giang – Nam Bộ được tổ chức ở Việt Nam nhằm giới thiệu hình ảnh, sản phẩm mắm đặc trưng, văn hóa ẩm thực mắm, món ăn dân gian của An Giang và các tỉnh Nam Bộ đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Thông qua sự kiện này nhằm tạo cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu trên lĩnh vực thương mại, du lịch, đầu tư giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực Nam Bộ và các tỉnh trong cả nước.
Do thời gian tổ chức ngày hội sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, đây là cao điểm khách du lịch trong và ngoài nước hành hương, du lịch đến với Châu Đốc nên việc rà soát, kiểm tra tiến độ tổ chức, chuẩn bị cho ngày hội cần thực hiện thường xuyên, tích cực, đảm bảo đúng nội dung, mục đích của kế hoạch đề ra.
Lễ khai mạc Ngày hội mắm An Giang- Nam Bộ (tối 13-2-2020) sẽ là bữa tiệc âm nhạc đặc sắc phục vụ người dân, du khách xa gần, với sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng đến từ TP. Hồ Chí Minh, như: Hoài Linh, Đan Trường, Nguyễn Phi Hùng…
Theo An giang
Canh kiểm - món ăn đủ vị mặn ngọt béo của người Nam Bộ
Canh kiểm là món chay thanh tịnh thường được sử dụng trong ngày rằm. Tuy nhiên không ít người phải lắc đầu nhăn mặt với món ăn đủ vị mặn - ngọt - béo này.
Canh kiểm không phải chè mà là món ăn chay được nấu từ nhiều loại rau củ, tùy theo ý thích của bạn nhưng bắt buộc phải có nước cốt dừa, nguyên liệu chính tạo vị béo cho món ăn. Khác với chè, canh kiểm không chỉ có vị ngọt mà là sự trộn lẫn của cả 3 vị mặn - ngọt - béo. Chính vì vậy mà nhiều người "không thể nuốt nổi" món ăn kì lạ này.
Đây là món ăn thường được nhà chùa chuẩn bị trong các dịp lễ tết và ngày rằm. Điều đặc biệt là nó có một tên riêng chứ không phải tên gọi như các món thường và thêm chữ "chay" vào phía sau. Nguyên liệu chính để nấu canh kiểm là bí đỏ, khoai lang, đậu que, đậu phộng, bột khoai, đậu hũ... và nước cốt dừa.
Không phải ngẫu nhiên mà những nguyên liệu này được dùng để nấu canh kiểm. Nguồn gốc của món ăn này là do người dân và Phật tử cúng dường vào chùa chủ yếu các loại thực phẩm này. Vì vậy, các nhà sư phải tìm cách chế biến để làm sao cho ra món ăn được và không lãng phí. Canh kiểm ra đời từ đây.
(Ảnh: FB Sochi Pie)
Các nhà sư gộp tất cả những đồ cúng dường này vào một chỗ, cho thêm nước cốt dừa, đường và muối để nấu canh kiểm thiết đãi chúng sinh. Dần dần, món ăn này được nhiều người biết đến và trở thành món không thể thiếu trong các dịp lễ tết hay chay rằm của người Nam Bộ.
Cũng bởi vì nước cốt dừa là thành phần không thể thiếu trong canh kiểm và nhiều món ăn khác của người miền Tây nên hầu hết gia đình nào ở vùng sông nước này cũng có một cây dừa ngoài vườn.
Với vị khá đa dạng, có cả mặn, ngọt, béo nên canh kiểm khá kén người ăn. Tuy nhiên một khi đã ăn được thì cẩn thận bởi bạn sẽ bi nghiện đấy!
Theo Mask online
Gù bò nướng thơm nức ở Châu Đốc Thưởng thức miếng gù bò, thực khách sẽ cảm nhận vị thơm nức của thịt được tẩm ướp các gia vị riêng, ăn kèm với rau sống. Khám phá Châu Đốc (An Giang), bạn đừng quên thưởng thức gù bò nướng, một món ăn rất nổi tiếng ở ngay trung tâm thành phố. Được coi là một trong những phần ngon nhất của...